Dùng các từ ngữ biểu thị tình thá iở cuối câu

Một phần của tài liệu Câu hỏi trong tiếng tày (Trang 59 - 63)

7. CẤU TRÖC LUẬN VĂN

2.1.3. Dùng các từ ngữ biểu thị tình thá iở cuối câu

Các từ ngữ biểu thị tình thái không có nghĩa biểu vật, đƣợc dùng kèm với nòng cốt câu thƣờng chỉ để biểu thị thái độ, sự đánh giá của ngƣời nói với hiện thực hoặc đối với ngƣời nghe. Trong tiếng Tày, đây là lớp từ ngữ tuy có số lƣợng không lớn nhƣng lại có tần số sử dụng cao. Trong câu các từ ngữ này có thể đứng ở đầu câu, giữa câu hay cuối câu. Tuy nhiên, chỉ có những đơn vị đứng cuối câu mới có khả năng tạo hành vi hỏi. Theo khảo sát, có thể thấy tiếng Tày có 11 từ ngữ biểu thị tình thái cuối câu dùng để hỏi, đồng thời biểu thị các sắc thái khác nhau. Cụ thể đó là:

- A: Biểu thị thái độ nghi ngờ, không bằng lòng với điều đƣợc nói tới.

Ví dụ:

Bảc phuối pện nảy mà tỉnh đảya?

(bác-nói-thế này-mà-nghe-đƣợc-a = Bác nói thế này mà nghe đƣợc à?)

Biểu thị thái độ thân mật, có phần rụt rè khi hỏi có ý mời chào. Ví dụ:

Pá kin ngài đuổi lana?

(bá-ăn-cơm-với-cháu-a = Bá ăn cơm với cháu nhé?)

- À: Biểu thị thái độ cảm thông của ngƣời nói đối với ngƣời nghe. Ví dụ:

Ăn mừ pền lăng chắng rèo poọc pện tỷ à?

(cái-tay-làm-sao-mà-buộc-nhƣ này-à = Cái tay làm sao mà buộc nhƣ này vậy?)

- Á: Biểu thị thái độ ngạc nhiên của ngƣời nói trƣớc điều đang nói tới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Bại mầu pây đông cặn laiá?

(bọn-mày-đi-đông-thế-á = Bọn mày đi đông thế á?)

Sự ngạc nhiên nói trên đôi khi đƣợc hiểu là cách hỏi căn vặn mang hàm ý không hài lòng. Ví dụ:

Bấu pây náoá?

(không-đi-đâu-á = Không đi á?)

- Chả lá: Biểu thị ý cần khẳng định thêm trƣớc hiện thực ít nhiều đã khẳng định, đồng thời biểu thị sự thân mật. Ví dụ:

Na lỏ? Dú slườn chả lá? Pí lồng bản tẩư, dắp them khỏi mà vạ noọng nớ!

(Na-hả-ở-nhà-chả lá-chị-xuống-bản-dƣới-tẹo-nữa-chị-về-nhé = Na hả, ở

nhà chứ? chị xuống bản dƣới, tẹo nữa chị về nhé!)

- Vỏ: Biểu thị sự ngạc nhiên không ngờ tới và có phần không tin tƣởng

lắm trƣớc hiện thực đãng lẽ không xảy ra. Ví dụ: Phạ lai đao đí pện nảy tọ phân đảy vỏ?

(trời-nhiều-sao-thế này-mà-mƣa-đƣợc-vỏ = Trời nhiều sao thế này mà

mƣa đƣợc sao?)

- Mỏ: Biểu thị sự gặng hỏi thân mật, khuyến khích ngƣời nghe xác nhận

hiện thực. Ví dụ:

Dú noọc táng mì chàn mỏ?

(bên-ngoài-có-sàn phơi-mỏ = Bên ngoài có sàn phơi chứ?).

- Lo: Biểu thị sự ngạc nhiên kèm sắc thái dè dặt, lễ độ của ngƣời nói.

Ví dụ:

Chài Hùng dú slườn lo?

(anh-Hùng-ở-nhà-lo = Anh Hùng ở nhà ạ?)

- Lỏ: Biểu thị thái độ không bằng lòng trƣớc hiện thực đang nói đến.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Cặn nảy mầư nắm pây slon slư lỏ?

(thế-mày-không-đi-học-lỏ = Thế mày không đi học à?)

Biểu thị thái độ bực dọc và có phần dọa nạt sỗ sàng đối với ngƣời nghe. ở vai giao tiếp thấp hơn. Ví dụ:

Mầư nhằng dú nảy a? Ái kin mạy lỏ?

(mày-còn-ở-đây-à-muốn-ăn-đòn_ lỏ = Mày còn ở đây à? muốn ăn đòn hả?)

- Nỏ: Biểu thị thái độ áp đặt, cách đánh giá không tốt của ngƣời nói trƣớc hiện thực đƣợc nói đến. Ví dụ:

Slon pện nảy lỏ? Đây slao nỏ?

(học-thế-này-hả-đẹp-mặt-nỏ = Học thế hả? đẹp mặt nhỉ?)

Biểu thị ý thuyết phục, áp đặt ngƣời nghe đồng ý hoặc lằm theo điều mình đƣa ra. Ví dụ:

Vằn phjục ché pây thị xạ, noọng pây mà?

(ngày-mai-chị-đi-thị xã-em-đi- = Ngày mai chị đi thị xã em đi theo nhé?)

- Nắm lỏ: Biểu thị thái độ nghi ngờ, có ý giận dữ. Ví dụ: Mầư hăn vài nắm lỏ?

(mày-thấy-trâu-nắm lỏ = Mày thấy trâu chƣa đấy?)

...

Bên cạnh một số từ ngữ có vai trò tạo lập câu hỏi còn phải kể đến một số từ ngữ biểu thị tình thái thƣờng đặt thêm cuối các câu hỏi đã có từ để hỏi, nhằm bộc lộ thái độ, tình cảm của ngƣời nói đối với ngƣời nghe và đối với hiện thực đƣợc nói đến. Chẳng hạn:

- Dế: Biểu thị thái độ thân mật, quan tâm của ngƣời nói đối với ngƣời nghe. Ví dụ:

Pả pây hâu dế?

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Dể : Biểu thị thái độ không vừa lòng, có phần bực bội của ngƣời nói. Ví dụ:

Mầư phuối nghé lăng mà khỏ tỉnh pện dể?

(mày-nói-cái gì-mà-khó-nghe-thế-dể = Mày nói cái gì mà khó nghe thế này?)

- Nẹ: Biểu thị thái độ quan tâm của ngƣời nói với đối tƣợng đang đƣợc

nhắc đến. Ví dụ:

Lan Hằng ca nảy hất lăng nẹ?

(Cháu-Hằng-dạo này-làm- gì- nẹ = Cháu Hằng dạo này làm gì vậy?)

...

Cùng là để hỏi nhƣng câu hỏi có sự tham gia của các từ ngữ biểu thị tình thái khác với câu hỏi sử dụng các từ ngữ nghi vấn chuyên biệt. Các từ ngữ nghi vấn thƣờng hƣớng vào những tiêu điểm hỏi là đối tƣợng cụ thể. Ngƣợc lại các từ ngữ biểu thị tình thái lại không có vai trò hƣớng vào một tiêu điểm xác định. Nói cách khác, ý cần đƣợc làm rõ liên quan đến hiện thực đƣợc nêu ra. Ví dụ:

(1) Ai đi học? - Tôi đi học ( nội dung hỏi hƣớng vào chủ thể hành động “ai”)

Cậu đi đâu? - Tôi đi chơi ( nội dung hỏi hƣớng vào bổ ngữ “đâu”)

(2) Ché pây thây nà lỏ? (Chị đi cày à?)

Ở ví dụ trên, hành vi hỏi đƣợc đánh dấu bằng từ ngữ biểu thị tình thái lỏ.

Nội dung hỏi này liên quan đến hiện thực đƣợc nêu ra trƣớc đó chị đi cày. Ngƣời hỏi có thể trả lời theo nhiều cách, tùy vào hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Chẳng hạn có thể trả lời:

- Mí, pỉ lùa pây thây nà né. (Không, chị dâu đi cày thôi)

- Bấu sử náu, ché pây lườm fừn. (Không phải đâu, chị đi lấy củi)

Nhìn chung, các câu hỏi có sự tham gia của các từ ngữ tình thái thƣờng mang đậm sắc thái chủ quan của ngƣời nói. Tính chất chủ quan đƣợc thể hiện cả trong định hƣớng nội dung hỏi và trong việc biểu thị thái độ tình cảm. Điều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đƣợc nêu ra để hỏi không phải là điều hoàn toàn xa lạ. Thậm chí có thể đó là điều ngƣời nói đã biết rõ, nhƣng theo cách cảm nhận chủ quan của mình, họ cần bày tỏ cách nhìn nhận đánh giá về điều đó và muốn xác định xem ý ngƣời nghe nhƣ thế nào trƣớc hiện thực đó. Đó có thể là sự phỏng đoán, đánh giá, yêu cầu hay mỉa mai, bực dọc....Ví dụ:

Slíp ất giờ dá, mầư nhằng mừa lỏ?

(mƣời-một-giờ-rồi-mày-chƣa-về-lỏ = Mƣời một giờ rồi, mày chƣa về hả?)

Ở phát ngôn trên ngƣời hỏi đã ngầm thể hiện ý chủ quan của mình ở sự đánh giá với hàm ý trách móc “muộn rồi còn ham chơi”.

Tính chủ quan của ngƣời hỏi còn đƣợc thể hiện khá rõ trong sắc thái biểu cảm do các từ ngữ nói trên biểu thị. Nhƣ đã phân tích, các từ ngữ này ngoài chức năng đánh dấu hành vi hỏi còn có chức năng biểu thị thái độ của ngƣời nói. Do bản thân các từ ngữ tình thái này vốn mang những sắc thái biểu cảm khác nhau, nên phần lớn chúng đƣợc dùng tạo hành vi hỏi nhƣng lại hƣớng đến các mục đích khác. Nghĩa là chúng thƣờng dùng với mục đích gián tiếp, hỏi mà có khi không phải để hỏi.

Một phần của tài liệu Câu hỏi trong tiếng tày (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)