VAI TRÕ CỦA CÂU HỎI TRONG CÁC TRUYỆN NGẮN CỦA

Một phần của tài liệu Câu hỏi trong tiếng tày (Trang 113 - 114)

7. CẤU TRÖC LUẬN VĂN

3.3. VAI TRÕ CỦA CÂU HỎI TRONG CÁC TRUYỆN NGẮN CỦA

NÔNG VIẾT TOẠI

3.3.1. Mỗi tác phẩm văn học đều bị chi phối bởi hoàn cảnh lịch sử - xã hội, là minh chứng hùng hồn cho gƣơng mặt của thời đại của nhà Văn. Nhà hội, là minh chứng hùng hồn cho gƣơng mặt của thời đại của nhà Văn. Nhà văn gửi vào đó những cảm quan nghệ thuật của mình thông qua thế giới nhân vật, hệ thống ngôn từ, giọng điệu… Và hơn hết đó là những cách nhìn nhận đánh giá của mình về những sự việc trong đời sống. Mỗi một tác giả có cách nhìn nhận riêng nhƣng bao trùm lên tất cả đó là tính nhân văn. Chính đặc điểm này cũng là nét nổi bật trong những sáng tác của nhà văn, nhà thơ Nông Viết Toại. Viết về những ngƣời dân miền núi - những con ngƣời gắn bó thân thiết với cuộc đời mình, Nông Viết Toại đã viết bằng tất cả tâm tình của mình để rồi mỗi ngƣời đọc lại tìm thấy trong những cảnh sắc và con ngƣời ở vùng cao ấy không chỉ có sắc núi, sắc mây mà còn cảm nhận đƣợc cả hƣơng thơm nồng đƣợm, ngào ngạt men say. Hầu nhƣ trong những tác phẩm của Nông Viết Toại, ông đã không đi sâu vào việc miêu tả bức tranh thiên nhiên mà ông tập trung bút lực của mình vào việc miêu tả những sinh hoạt thƣờng nhật của cuộc đời với những sóng gió, niềm vui, hạnh phúc, khổ đau… Tất cả những cung bậc của tình ngƣời, tình đời đƣợc ông khắc họa nhằm mang tới cho ngƣời đọc một cái nhìn toàn vẹn hơn về ngƣời dân miền núi.

Đề tài viết về miền núi đã là sự cuốn hút lạ kì, tạo nên cảm hứng đặc biệt của nhiều nhà văn. Không chỉ có những nhà văn xuất thân là ngƣời miền núi mà còn có cả những nhà văn miền xuôi cũng viết về miền núi. Ở mỗi nhà văn luôn có sự say mê khám phá nhằm khắc sâu nét đẹp bình dị, thân tình của gƣơng mặt những ngƣời dân miền núi. Ta cảm nhận đƣợc niềm tin yêu, sự trân trọng, cảm thông của các tác giả dành cho những nhân vật của mình qua

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

từng trang sách. Là ngƣời con của núi rừng viết về núi rừng, Nông Viết Toại không chỉ khắc họa sinh động hình tƣợng những ngƣời dân miền núi trong thời kì từ khi hòa bình lập lại đến hết kháng chiến chống Mĩ mà ông còn gửi vào đó những sắc màu riêng của mình tạo nên phong cách nghệ thuật độc đáo. Khi đi sâu tìm hiểu về ngôn từ nghệ thuật qua các truyện ngắn Nông Viết Toại trong “Tuyển tập Nông Viết Toại”, chúng tôi đã quan tâm tới việc nghiên cứu những câu hỏi trong truyện ngắn Nông Viết Toại trên phƣơng diện cấu tạo hình thức và ý nghĩa ngữ dụng học của những câu hỏi đó.

Có thể nói, câu hỏi trong các truyện ngắn tiếng Tày của Nông Viết Toại có vai trò rất quan trọng góp phần thể hiện tính cách của nhân vật, đồng thời thể hiện những suy nghĩ nhìn nhận của nhà văn về những ngƣời dân miền núi.

Một phần của tài liệu Câu hỏi trong tiếng tày (Trang 113 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)