0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Tình hình nghiên cứu và ứng dụng xạ khuẩn ở trong và ngoài nước 4.1 Trên thế giớ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TỔNG HỢP CELLULASE CỦA CÁC CHỦNG XẠ KHUẨN ƯA NHIỆT THU THẬP TẠI BUÔN MA THUỘT (Trang 56 -60 )

4.1 Trên thế giới

Waksman là người nghiên cứu phân loại xạ khuẩn sớm nhất, ñã phát triển chuyên ñề “Kiểm ñịnh và mô tả phân loại giống và loài xạ khuẩn” (1961). Trong chuyên ñề này ông ñã tổng kết khá tỷ mỉ và ñã mô tả 7 loài xạ khuẩn kỵ khí (Actunomyces sensu Waksman et Henrici), 59 loài Nocardia, 252 loài Streptomyces, 9 loài Miromonospora. Có ba giống là Waksmania, Actinoplanes và Streptospo-rangium thì chỉ giới thiệu một cách tỷ mỉ những loài ñiển hình. Đặc biệt Waksman còn mô tả riêng xạ khuẩn chịu nhiệt ñộ cao của Henssen [12].

Năm 1957, Gause, Preobrajenxkara, Cudrina, Blnov Riabova và Svesnicova ñã cho xuất bản khoá phân loại xạ khuẩn ñối kháng [12]. Cellulose chiếm khoảng một nửa lượng cacbon trên trái ñất. Do ñó, các vi sinh vật phân giải cellulose ñược nhiều nhà khoa học trên thế giới tập trung nghiên cứu, trong ñó có xạ khuẩn. Nhiều công trình nghiên cứu ñã cho thấy hiệu quả to lớn của các vi sinh vật phân giải cellulose nói chung và các chủng xạ khuẩn nói riêng.

Sinva (2000) ñã phân lập ñược 754 chủng vi sinh vật bao gồm nấm sợi, xạ khuẩn, vi khuẩn trên vỏ cà phê sau chế biến 2 năm.

Hung-Der Jang và Kuo-Shu Chen (2002) phân lập ñược 26 chủng xạ khuẩn chịu nhiệt từ rác thải hữu cơ nông nghiệp, sau ñó chọn chủng có khả năng chịu nhiệt ñộ cao (500C) và sinh enzyme mạnh ñể chuyển gen vào các vi sinh vật

khác, từ ñó nâng cao số lượng cũng như chất lượng phân giải cellulose vi sinh vật trong tự nhiên [27].

Faiez Alani-william và A.A.Anderson.Murrray Moo-Young (2007) phân lập ñươc một loài Streptomyces sp có hoạt tính enzyme cellulase chịu nhiệt và chịu kiềm, cho hoạt tính enzyme cao nhất ở ñiều kiện 500C và pH = 7.0 [26].

Ziad Jaradat, Ahlam Dawagreh, Qotaiba Ababneh, Ismail Saadoun (2008) ñã nghiên cứu ảnh hưởng của ñiều kiện nuôi cấy ñên khả năng sinh tổng hợp enzyme cellulse của Streptomyces sp, kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt tính enzyme cellulase bị giảm mạnh ở 450C và pH acid. Hoạt tính của enzyme cũng bị ảnh hưởng bởi nguồn cacbon và nitơ sử dụng trong môi trường nuôi cấy [28].

4.2. Ở Việt Nam

Việt Nam là một nước nông nghiệp, theo thống kê năm 2009 thì trên 70% dân số sống ở nông thôn [31]. Hàng năm lượng nông sản xuất khẩu chiếm tới 50% kim ngạch xuất khuẩn trong ñó chủ yếu là lúa, cà phê, cao su, tiêu, ñiều… Vì vậy các phế liệu chứa cellulose như rơm rạ, vỏ ñậu, vỏ cà phê, bã mía, mùn cưa… rất phong phú và rất khó phân huỷ, cho nên phần lớn người dân ñem ñốt gây lãng phí hoặc không ñược xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường và là nơi trú ẩn của nhiều loại sâu hại và mầm bệnh.

Trong thiên nhiên có nhiều nhóm vi sinh vật phân giải cellulose, trong ñó xạ khuẩn với những ñặc tính ưu việt như phân giải các hợp chất hữu cơ phức tạp và bền vững, tạo ra các chất kháng sinh, vitamin, chịu ñược các biến ñộng bất lợi của môi trường… ñã ñược nghiên cứu với nhiều công trình:

Theo Phạm Thị Ngọc Lan, Phạm Thị Hoà, Lý Kim Bảng nghiên cứu tuyển chọn một số chủng xạ khuẩn có khả năng phân giải cellulose từ mùn rác. Kết quả ñã phân lập và thuần khiết ñược 195 xạ khuẩn ưa ấm, trong ñó có 192 chủng có khả năng phân giải bột cellulose và CMC [11].

Lê Gia Hy và các cộng sự nghiên cứu chất kháng sinh chống nấm của chủng xạ khuẩn TC 5-4 phân lập ở Việt Nam và ñã ñưa ra kết luận: chất

25

kháng sinh TC 5-4 ở nồng ñộ cao có ảnh hưởng ñến khả năng nảy nầm của hạt và sinh trưởng phát triển của cây, nhưng ở nồng ñộ thấp (0.001mg/ml) lại kích thích cả khả năng nảy nầm của hạt và sinh trưởng của cây. Có thể sử dụng chất kháng sinh TC 5-4 phòng chống bệnh thối cổ rễ do nấm F. oxysporum gây ra ñối với thực vật, chống một số nấm gây bệnh da và niêm mạc ở người.

Nguyễn Đức Lượng, Đặng Vũ Bích Hạnh nghiên cứu khả năng sinh tổng hợp cellulase của Actinomyces griseus và ñã kết luận ñây là một xạ khuẩn có khả năng sinh tổng hợp cellulase cao [13].

Lê Thị Thanh Xuân và cộng sự nghiên cứu phân lập và tuyển chọn các chủng xạ khuẩn ưa nhiệt sinh tổng hợp cellulase cao. Kết quả ñã phân lập và tuyển chọn ñược 6 chủng có hoạt tính cellulase mạnh, các chủng này ñều thuộc chi Streptomyces, chúng sinh trưởng tốt nhất ở nhiệt ñộ 45-550C [18].

Nguyễn Thị Kim Cúc và các cộng sự ñã nghiên cứu phân lập, ñịnh loại và một số tính chất của các chủng vi nấm, xạ khuẩn có tiềm năng ứng dụng trong quy trình xử lý vỏ cà phê. Kết quả ñã tuyển chọn ñược 7 chủng vi nấm và 2 chủng xạ khuẩn có hoạt tính CMC-ase ≥ 20mm [3].

Đinh Thị Kim Nhung, Đại học Sư Phạm Hà Nội 2, ảnh hưởng cuả nguồn cacbon và nitơ cho vệc tạo thành celulase của Acetobacter xylinum. Những vấn ñề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sống.

Nguyễn Đức Lượng, Đặng Vũ Bích Hạnh nghiên cứu một số tinh chất enzyme cellulase của xạ khuẩn Actinomyces griseus và ñã kết luận enzyme cellulase hoạt ñộng ở ñiều kiện tối ưu là pH = 7, nhiệt ñộ 550C.

Nguyễn Lan Hương và các cộng sự nghiên cứu phân lập và hoạt hóa vi sinh vật ưa nhiệt có hoạt ñộ cellulase cao ñể bổ sung lại vào khối ủ, rút ngắn chu kỳ xử lý rác thải sinh hoạt. Kết quả từ khối rác ủ trong ñiều kiện tự nhiên ñã phân lập ñược 12 chủng xạ khuẩn và 30 chủng vi khuẩn ưa nhiệt và việc

bổ sung vi sinh vật ưa nhiệt từ canh trường trung gian vào các bể ủ sẽ rút ngắn chu kỳ sản xuất 5-7 ngày [10].

Tăng Thị Chính và các cộng sự nghiên cứu sản xuất enzyme cellulase của một số chủng vi sinh vật ưa nhiệt phân lập từ bể ủ rác thải. Kết quả ñã phân lâp và tuyển chọn ñược 3 chủng xạ khuẩn và 4 chủng vi khuẩn ưa nhiệt, có khả năng chịu 65-800C, nhiệt ñộ hoạt ñộng tối thích là 550C [4].

Lương Bảo Uyên, Phạm Thị Hồng Ánh nghiên cứu xử lý mạt dừa sau trồng nấm bào ngư bằng xạ khuẩn, kết quả mạt dừa sau trồng nấm có hàm lượng cellulose và lignhin giảm so với mạt dừa ban ñầu và tiếp tục giảm khi ủ với một số chủng xạ khuẩn.

Đào Thị Lương, Phạm Văn Ty, Trịnh Thành Trung, Nguyễn Thị Anh Đào nghiên cứu ñặc ñiểm sinh học của xạ khuẩn kháng Pseudomonas solanacearum gây héo cây trồng và ñã kết luận. Chất kháng sinh do chủng xạ khuẩn L30 sinh ra không ảnh hưởng ñến khả năng nảy mầm của hạt lạc.

Đỗ Thu Hà nghiên cứu ñộng học của quá trình lên men sinh tổng hợp các chất kháng sinh của 2 chủng xạ khuẩn QN-29 và ĐN-110 phân lập từ ñất khu vực Quảng Nam – Đà Nẵng và ñã thu ñược kết quả là có thể dùng dịch nuôi cấy của hai chủng QN-29 và ĐN-110 ñể xử lý hạt giống cà chua, ñậu ñỗ và lạc trước khi gieo trồng [6].

27

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TỔNG HỢP CELLULASE CỦA CÁC CHỦNG XẠ KHUẨN ƯA NHIỆT THU THẬP TẠI BUÔN MA THUỘT (Trang 56 -60 )

×