I. Vi sinh vật phân giải cellulose
2.1.1. Sự phân bố và ý nghĩa của xạ khuẩn trong tự nhiên
Xạ khuẩn phân bố rộng rãi trong tự nhiên, trong ñất, trong nước ao hồ, một phần trong bùn và trong các cơ chất hữu cơ khác, thậm chí trong cả cơ chất mà các vi khuẩn khác và nấm mốc không phát triển ñược [17]. Xạ khuẩn có nhiều nhất trong lớp ñất bề mặt, số lượng xạ khuẩn trong ñất không chỉ phụ thuộc vào loại ñất mà còn phụ thuộc vào mức ñộ canh tác của ñất và khả năng bao phủ của thực vật. Đất giàu dinh dưỡng và lớp ñất trên bề mặt (40cm) thường có số lượng xạ khuẩn lớn. Số ñơn vị hình thành khuẩn lạc (CFU) của xạ khuẩn trong 1g ñất canh tác thường ñạt tới hàng triệu mầm xạ khuẩn, trong ñất hoang hoá chỉ khoảng 10.000-100.000 . Số lượng xạ khuẩn trong ñất cũng thay ñổi theo thời gian trong năm [1,19].
Xạ khuẩn cũng thường sống trên các cây chết, rơm rạ, thường hoại sinh nhưng có thể kí sinh ở thân cây, ở củ và rễ cây. Một số nghiên cứu cũng cho thấy sự có mặt của xạ khuẩn trong trầm tích biển như các loài Actinomyces halophila,
Actinomyces mortivalis và Actinomyces iraquensis [19], Streptomyces như
Streptomyces antibioticus (MU106, MU107) và Streptomycesrimosus (MU114) hoặc trong các mẫu nước và bùn ao nuôi trồng thủy sản ñặc biệt là ở lớp bùn nơi xác các hợp chất hữu cơ lắng ñọng nhiều.
Xạ khuẩn ñược nghiên cứu một cách sâu sắc vì chúng có ý nghĩa quan trọng trong tự nhiên, tích cực tham gia vào các quá trình chuyển hoá nhiều hợp
chất trong ñất, trong nước, chúng có vai trò rất quan trọng trong chu trình tuần hoàn vật chất. Chúng sử dụng axit humic và các chất hữu cơ khó phân giải khác trong ñất . Bên cạnh ñó chúng còn sản sinh nhiều sản phẩm trao ñổi chất quan trọng nên ñã ñược dùng ñể sản xuất nhiều loại enzim như proteaza, amilaza, xenlulaza, glucoizomeraza, vitamin và các axít hữu cơ [6]. Do có các loại enzim này nên chúng phân giải ñược các hợp chất bền vững như kitin, xenluloza, lignin… [23]. Một ñặc ñiểm quan trọng của xạ khuẩn là khả năng sinh chất kháng sinh có 60-70% xạ khuẩn phân lập ñược từ ñất có khả năng này. Trong số khoảng 8000 chất kháng sinh hiện ñã ñược biết ñến trên thế giới thì trên 80% ñược tạo ra từ xạ khuẩn. Một số xạ khuẩn (thuộc chi Frankia) có thể tạo nốt sần trên rễ một số cây không thuộc bộ Đậu và có khả năng cố ñịnh nitơ không khí thành dạng dễ sử dụng cho cây [6]. Tuy nhiên, bên cạnh những xạ khuẩn có ích thì một số ít xạ khuẩn kị khí hoặc vi hiếu khí có thể gây bệnh cho người, cho ñộng vật và cho cây trồng. Chúng sống trên rễ cây hoặc củ và gây bệnh, nhất là ở vùng ñất kiềm, ñất cát khi thời tiết khô hạn, làm cho củ lở loét, sần sùi ngay từ ngoài ñồng ruộng. Các chủng Streptomyces spp. sinh ñộc tố phytotoxin ảnh hưởng lớn tới mùa vụ, do chúng có thể tồn tại trong ñất trên 10 năm.