Đặc ñiểm hình thái, kích thước

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh tổng hợp cellulase của các chủng xạ khuẩn ưa nhiệt thu thập tại buôn ma thuột (Trang 41 - 42)

I. Vi sinh vật phân giải cellulose

2.2.1 Đặc ñiểm hình thái, kích thước

Trên môi trường ñặc xạ khuẩn phát triển thành những khuẩn lạc khô, kích thước khuẩn lạc thay có bề mặt thô nhám. Kích thước khuẩn lạc ñổi tùy từng loại và ñiều môi trường. Khuẩn lạc xạ khuẩn không trơn ướt như ở vi khuẩn, nấm men, có các nếp toả ra theo hình phóng xạ vì vậy mới có tên gọi là xạ khuẩn (actinomycetes, tiếng Hi Lạp: Aktis là “tia”, mykes là “nấm”). Khuẩn lạc xạ khuẩn thường chắc. Mặt khuẩn lạc xù xì, có dạng da, dạng vôi, dạng nhung tơ hay dạng màng dẻo. Khuẩn lạc của xạ khuẩn không thể lẫn với khuẩn lạc của nấm vì khuẩn ti của xạ khuẩn thường mảnh hơn của nấm mốc (khuẩn ty cơ chất 0,8 µm; khuẩn ty khí sinh 1,14 µm), ñường kính khuẩn ti nấm có thể lớn hơn 10 lần ñường kính khuẩn ti của xạ khuẩn [20].

Đa số xạ khuẩn có cấu tạo dạng sợi, các sợi kết với nhau tạo thành khuẩn lạc có nhiều màu sắc khác nhau: trắng, vàng, nâu, tím, xám ….

Xạ khuẩn có hệ khuẩn ty phát triển tốt, khuẩn ty không có vách ngăn và không tự ñứt ñoạn, bắt màu gram dương, hảo khí, hoại sinh, không hình thành nha bào, không có lông và giáp mô, ña hình thái như dạng hình chuỳ, dạng phân nhánh hay dạng sợi dài gọi là khuẩn ty (hipha) hay phân nhánh thành chùm, thành bó gọi là khuẩn ty thể (mycelium), ñường kính khuẩm ty từ 0.2 – 2.5 µm, kích thước và khối lượng của khuẩn ty thể thường không ổn ñịnh, chúng phụ thuộc vào từng loại và từng ñiều kiện nuôi cấy. Các khuẩn ty non và các khuẩn ty có mang bào tử thường lớn hơn so với các khuẩn ty già và không mang bào tử [20].

Khuẩn lạc xạ khuẩn có dạng những vòng tròn ñồng tâm cách nhau một khoảng nhất ñịnh, nguyên nhân là do xạ khuẩn sinh ra chất ức chế sinh trưởng, khi sợi mọc qua vùng này chúng sinh trưởng yếu ñi, qua ñược vùng

9

có chất ức chế chúng lại sinh trưởng mạnh thành vòng tiếp theo, vòng này lại sinh ra chất ức chế sinh trưởng khiến khuẩn ty lại phát triển yếu ñi. Cứ thế tạo thành khuẩn lạc có dạng các vòng tròn ñồng tâm.

Khuẩn lạc xạ khuẩn thường rắn chắc, xù xì, có thể có dạng da, dạng phấn, dạng nhung, dạng vôi phụ thuộc vào kích thước bào tử. Trường hợp không có sợi khí sinh khuẩn lạc có dạng màng dẻo.

Khuẩn lạc xạ khuẩn tuy có dạng sợi phân nhánh phức tạp ñan xen nhau nhưng toàn bộ hệ sợi chỉ là một tế bào có nhiều nhân, không có vách ngăn ngang. Giống như vi khuẩn, nhân thuộc loại ñơn giản, không có màng nhân. Xạ khuẩn có nhiều hình dạng khác nhau: chân chim, rễ cây, hình xoắn chùm quả, hình xoắn cành lá, hình xoắn ốc, hình ñốt thưa, hình ñốt dày, hình ñốt xoắn. Khi già xạ khuẩn thay ñổi hình dạng rõ rệt, chúng trở nên giòn và dễ gãy thành từng ñoạn nhỏ có kích thước khác nhau [17, 6]

Khuẩn lạc xạ khuẩn thường có 3 lớp: lớp vỏ ngoài là các sợi bện chặt, lớp trong tương ñối xốp và lớp giữa có cấu trúc tổ ong. Khuẩn ti trong mỗi lớp có hoạt tính sinh học khác nhau. Các sản phẩm trong qúa trình trao ñổi chất như: chất kháng sinh, ñộc tố, enzym, vitamin, axit hữu cơ… ñược tích lũy trong mỗi lớp khác nhau. Khuẩn lạc xạ khuẩn có màu sắc khác nhau: ñỏ, da cam, vàng, lam, tím tùy thuộc vào loại và ñiều kiện ngoại cảnh. Có loại xạ khuẩn có thể tạo sắc tố tan trong môi trường nuôi cấy, thường gặp các loại mang màu: xanh, tím, ñỏ, da cam, vàng, lục, nâu và ñôi khi màu ñen [6]. Có sắc tố tan trong nước, có sắc tố chỉ tan trong dung môi hữu cơ [20].

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh tổng hợp cellulase của các chủng xạ khuẩn ưa nhiệt thu thập tại buôn ma thuột (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)