0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Vị trí của xạ khuẩn trong sinh giớ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TỔNG HỢP CELLULASE CỦA CÁC CHỦNG XẠ KHUẨN ƯA NHIỆT THU THẬP TẠI BUÔN MA THUỘT (Trang 39 -41 )

I. Vi sinh vật phân giải cellulose

2.1.2 Vị trí của xạ khuẩn trong sinh giớ

Trước ñây, vị trí phân loại của xạ khuẩn luôn là câu hỏi gây nhiều tranh luận giữa các nhà vi sinh học do nó có những ñặc ñiểm vừa giống vi khuẩn, vừa giống nấm. Trước thế kỉ 19, xạ khuẩn ñược xếp vào nhóm nấm. Về sau, khi ñã nghiên cứu sâu hơn người ta ñã tìm ra các bằng chứng về mối liên hệ giữa xạ khuẩn và vi khuẩn như:

1. Một số xạ khuẩn như các loài thuộc chi Actinomyces và Nocardia rất giống với các loài vi khuẩn thuộc chi Lactobacillus và Corynebacterium.

2. Xạ khuẩn giống vi khuẩn ở chỗ không có nhân thật, chúng chỉ chứa nhiễm sắc chất phân bố dọc theo các sợi hoặc các tế bào.

7

3. Đường kính của sợi xạ khuẩn và bào tử giống với vi khuẩn. Đồng thời xạ khuẩn thường không chứa vách ngăn.

4. Xạ khuẩn là ñích tấn công của các thực khuẩn thể giống như vi khuẩn, trong khi ñó, nấm không bị tấn công bởi thực khuẩn thể.

5. Xạ khuẩn thường nhạy cảm với các kháng sinh có tác dụng lên vi khuẩn nhưng lại thường kháng với những kháng sinh tác dụng lên nấm như các polyen. 6. Xạ khuẩn chứa chitin, chất có mặt trong sợi và bào tử của nhiều nấm, mà không có ở vi khuẩn. Đồng thời giống như phần lớn vi khuẩn, xạ khuẩn không chứa xenluloza.

7. Tương tự với vi khuẩn, xạ khuẩn nhạy cảm với phản ứng axít của môi trường, ñặc ñiểm này không có ở nấm.

8. Các ñặc ñiểm về sợi và nang bào tử lớn (sporangium) của chi Actinoplanes cho thấy có thể chi này là cầu nối giữa vi khuẩn và các nấm bậc thấp.

Từ những ñặc ñiểm trên, nên xạ khuẩn ñược xếp vào nhóm vi khuẩn thật Eubacteria [27].

Vị trí của nhóm vi khuẩn thật (Eubacteria) ñược xác ñịnh như sau: Năm 1978, Gibbbens và Murray chia các vi khuẩn nhân nguyên thuỷ thành 4 ngành là ngành Gracilicutes (gồm các vi khuẩn Gram âm), ngành Tenericute (gồm xạ khuẩn và các vi khuẩn Gram dương), ngành Mendosicutes gồm các vi khuẩn không chứa Peptidoglican trong thành tế bào, và ngành Mollicutes gồm các vi khuẩn chưa có thành tế bào.

Năm 1980, Woese và cộng sự chia vi khuẩn nhân nguyên thuỷ thành 2 giới là giới vi khuẩn thật (Eubacteria) (tương ñương với 3 ngành Gracilicutes, Tenericute, Mollicutes theo Gibbbens và Murray) và giới vi khuẩn cổ (Archaebacteria) (tương ñương với ngành Mendosicutes) [6].

Xạ khuẩn thuộc về nhóm vi khuẩn thật (Eubacteria), lớp Actinobacteria, bộ Actinomycetales, bao gồm 10 dưới bộ, 35 họ, 110 chi và 1000 loài. Hiện

nay, 478 loài ñã ñược công bố thuộc chi Streptomyces và hơn 500 loài thuộc tất cả các chi còn lại ñược xếp vào nhóm xạ khuẩn hiếm [27].

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TỔNG HỢP CELLULASE CỦA CÁC CHỦNG XẠ KHUẨN ƯA NHIỆT THU THẬP TẠI BUÔN MA THUỘT (Trang 39 -41 )

×