0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Phương pháp phân loại truyền thống

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TỔNG HỢP CELLULASE CỦA CÁC CHỦNG XẠ KHUẨN ƯA NHIỆT THU THẬP TẠI BUÔN MA THUỘT (Trang 46 -47 )

I. Vi sinh vật phân giải cellulose

2.4.1.1. Phương pháp phân loại truyền thống

Krainski (1914) lần ñầu tiên ñề ra các chỉ tiêu về ñặc ñiểm sinh lí và coi ñó là mấu chốt trong nguyên tắc phân loại ñể sơ bộ phân loại 17 chủng thuộc chi Actinomyces. Waksman và Curtis (1916), Waksman (1919) ñã ñề cập ñến những dạng trung gian trong mô tả phân loại của mình và coi ñặc ñiểm hình thái của bào tử là ñặc tính quan trọng của các cá thể. Do vậy họ ñã ñưa ra một số loài mới có ý nghĩa. Tiếp ñó Millard và Burr (1926) tìm ra 17 loài, Jensen (1930-1931) – 2 loài, Dunche (1934) – 13 loài. Baldacci và cộng sự ñã bắt ñầu nghiên cứu xạ khuẩn từ năm 1936 và ñến năm 1953 công bố một khoá phân loại chi Streptomyces dựa trên cơ sở màu sắc khuẩn ty khí sinh, khuẩn ty cơ chất và một số ñặc ñiểm trung gian khác nhau. Năm 1943, Waksman và Henrici ñã ñưa ra một số hệ thống phân loại và ñến năm 1961 có sửa ñổi [34]. Trong hệ thống này, xạ khuẩn ñược xếp thành nhóm gồm 3 họ, chia nhỏ thành 10 chi và mô tả chi tiết hơn 250 loài thuộc chi Streptomyces. Krassilnikov là một trong những chuyên gia nổi tiếng về nghiên cứu và phát triển khoá phân loại xạ khuẩn. Từ năm 1941 ñến năm 1949 ông ñã phát triển 38 loài mới. Năm 1970, ông lại công bố hệ thống phân loại mới dựa trên hệ thống ñã công bố năm 1949 [9]. Trong ñó xạ khuẩn ñược phân chia thành 6 họ, gồm 26 chi.

Theo Krassilnikov Actinomyces ñược dùng như một tên gọi chung cho những loài thuộc chi Streptomyces mà Waksman và Henrici ñã phác hoạ năm 1943.

Một số nhà nghiên cứu người Đức ,Flaig và cộng sự (1952) Flaig và Kutzner (1954) Kuster và Geiuz (1955) cho rằng chi Streptomyces là một nhóm lớn. Lần ñầu tiên họ sử dụng kính hiển vi ñiện tử ñể nghiên cứu ñặc ñiểm bào tử của chi này. Kutzner ñã phát triển một khoá phân loại Streptomyces dựa trên cơ sở hình dáng cuống sinh bào tử, cấu trúc hiển vi ñiện tử của bào tử, sự tạo thành sắc tố tan, hoạt phổ kháng khuẩn và một số ñặc ñiểm sinh lý khác [23].

Năm 1957, (Gauze) và cộng sự ñã công bố hệ thống phân loại mới. Hệ thống này dựa vào màu sắc khuẩn ty khí sinh, khuẩn ty cơ chất, hình dạng bào tử và cuống sinh bảo tử. Hệ thống này cũng ñược chỉnh lý và tái bản năm1983. Số lượng hệ thống phân loại xạ khuẩn ngày một tăng trong những năm gần ñây Praceser, (1968); Kuster,(1972); Pridham, (1974); Arai (1969); Nonomura, (1974); Szabó, (1965)… . Đó là hình thức phân loại truyền thống dựa trên ñặc ñiểm hính thái và tính chất nuôi cấy. Hình thức này hiện nay vẫn ñang ñược sử dụng phổ biến.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TỔNG HỢP CELLULASE CỦA CÁC CHỦNG XẠ KHUẨN ƯA NHIỆT THU THẬP TẠI BUÔN MA THUỘT (Trang 46 -47 )

×