, gia tăng lợi nhuận
2.2.2 Thực trạng hoạt động của các NHTMCPVN hiện nay theo quy mô
2.2.2.1 Cơ cấu nợ
Để đi sâu hơn nghiên cứu thực trạng CTTC của các NH TMCP Việt Nam, trong nghiên cứu này, tác giả phân nhóm các NH thành ba nhóm xét theo quy mô tổng tài sản, lợi nhuận, và vốn điều lệ năm 2010:
Bảng 2.9: Phân loại NH TMCP theo quy mô
Nhóm NH Quy mô lớn Quy mô vừa Quy mô nhỏ
Tổ ng tài sản - TS TS ≥ 100.000 tỷ 100.000 tỷ >TS ≥ 20.000 tỷ TS < 20.000 tỷ Lợi nhuận - LN LN ≥ 1.000 tỷ 1.000 tỷ >LN ≥ 200 tỷ LN < 200 tỷ Vốn điều lệ - VĐL VĐL ≥ 5.000 tỷ 5.000 tỷ > VĐL ≥ 3.000 tỷ VĐL < 3.000 tỷ
40
Có 37 NH TMCP tính đến cuối năm 2010 nhưng do giới hạn thu thập dữ liệu, tác giả chỉ phân tích được 31 NH TMCP, được phân thành 3 nhóm: 6 NH quy mô lớn (Á Châu, Kỹ Thương, Xuất Nhập Khẩu, Sài Gòn Thương Tín, Quân Đội, Hàng Hải), 11 NH quy mô vừa (Liên Việt, Đông Á, Đông Nam Á, Đại Dương, Sài Gòn – Hà Nội, An Bình, Nhà Hà Nội, Phương Nam, Việt Nam Tín Nghĩa, Dầu Khí Toàn Cầu, Sài Gòn) 14 NH quy mô nhỏ (Kiên Long, Phát Triển Mê Kông, Tiên Phong, Nam Việt, Nam Á, Bảo Việt, Gia Định, Phương Tây, Sài Gòn Công Thương, Phương Đông, Phát Triển Nhà, Việt Á, Đại Tín, Xăng Dầu).
Ngoài ra, để kiểm tra sự phù hợp của việc phân nhóm (các nhóm có đặc điểm riêng hay không), cũng như đánh giá thực trạng của từng nhóm; phân tích về mặt định lượng thông qua các chỉ tiêu tài chính, có nhận xét như sau:
Hình 2.7: Cơ cấu nợ theo quy mô NH
Cả 3 nhóm NH đều sử dụng 1 CTTC thâm dụng nợ, trong đó nhóm NH QM lớn sử dụng nợ nhiều hơn trong CTTC của mình, nhóm NH quy mô vừa sử dụng nhiều nợ hơn nhóm NH có quy mô nhỏ.Nợ ngắn hạn có xu hướng giảm tương đối, các NH quy mô lớn và vừa có tỷ trọng nợ ngắn hạn trong CTTC cao hơn hẳn nhóm NH nhỏ, tỷ trọng nợ dài hạn khá tương đồng nhau.
Như vậy, qua đồ thị có thể thấy tỷ trọng nợ ngắn hạn cũng như tỷ trọng nợ so với tổng tài sản của các NH tăng dần theo quy mô ngân hàng
0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00% 90.00% 100.00% 2008 2009 2010 LEV - QM lớn LEV - QM vừa LEV - QM nhỏ LTD - QM lớn LTD - QM vừa LTD - QM nhỏ STD - QM lớn STD - QM vừa STD - QM nhỏ
41
2.2.2.2 Hiệu quả hoạt động – Hiệu quả tài chính
Bảng 2.10: Tốc độ tăng trưởng của NH giai đoạn 2008-2010 Tốc độ tăng trưởng 2008 2009 2010 TT tổng tài sản - QM lớn 42.89% 59.16% 60.17% TT tổng tài sản - QM vừa 11.12% 82.21% 67.32% TT tổng tài sản - QM nhỏ 35.00% 88.73% 104.00% TT lợi nhuận - QM lớn 50.21% 61.18% 37.00% TT lợi nhuận - QM vừa -8.58% 251.46% 51.28% TT lợi nhuận - QM nhỏ -5.34% 233.30% 119.79%
Nguồn: tác giả tự tổng hợp
Các NH có quy mô càng nhỏ có tốc độ tăng trưởng tổng tài sản cũng như lợi nhuận sau thuế càng cao. Với tốc độ tăng của lợi nhuận tăng nhanh hơn tốc độ tăng của tổng tài sản, các NH quy mô càng nhỏ có ROA ngày càng được cải thiện. Với các NH có quy mô lớn, mặc dù tốc độ tăng của tổng tài sản, lợi nhuận (tính bằng %) thấp hơn so với các NH có quy mô vừa và nhỏ, nhưng tổng tài sản, lợi nhuận của các NH có quy mô lớn xét về số tuyệt đối là rất lớn (theo phân nhóm ở đây là tổng tài sản trên 100.000 tỷ đồng, lợi nhuận trên 1.000 tỷ đồng), nên ROA nhóm NH quy mô lớn cao hơn nhóm NH quy mô nhỏ và vừa nhưng có xu hướng giảm dần.
Tuy nhiên, chỉ tiêu được các cổ đông quan tâm nhiều nhất, lại là chỉ tiêu ROE – của các NH. Qua đồ thị dưới đây có thể thấy, các NH quy mô lớn có ưu thế hấp dẫn các cổ đông hơn hẳn các NH vừa và nhỏ vì tỷ suất sinh lợi - ROE có xu hướng tăng theo quy mô. Các NH càng lớn càng gia tăng đáng kể ROE:
Hình 2.8: Tỷ suất sinh lợi NH
0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00% 2008 2009 2010 ROA - QM lớn ROA - QM vừa ROA - QM nhỏ ROE - QM lớn ROE - QM vừa ROE - QM nhỏ
42
Đi sâu vào phân tích, xét về nguồn và hiệu quả sử dụng nguồn vốn:
Thu nhập của NH trên 70% là thu nhập từ lãi, và tương ứng, loại tài sản tạo ra nguồn thu nhập này chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản của NH: các khoản cho vay khách hàng (trên 40%), gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác (trên 20%). Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng thu nhập từ lãi của cả 3 nhóm NH này đều có mức tăng trưởng cao hơn hẳn so với nguồn thu nhập từ các hoạt động khác trong giai đoạn 2008-2010.
Thu nhập từ hoạt động dịch vụ thể hiện rõ sự phân biệt theo quy mô: các NH quy mô càng lớn càng có ưu thế trong việc gia tăng loại thu nhập này trong tổng thu nhập.
Chứng khoán kinh doanh, đầu tư và góp vốn chiếm tỷ trọng cao thứ 2 trong tổng tài sản nhưng nguồn thu nhập từ các loại tài sản này không ổn định, và chưa tương xứng với quy mô đầu tư, thậm chí có những năm đem lại thu nhập âm cho NH. Chứng khoán đầu tư chiếm tỷ trọng lớn nhất (gấp hơn 10 lần chứng khoán kinh doanh và hoạt động góp vốn), nhưng nguồn thu nhập từ đầu tư chứng khoán lại chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn. Xét về góc độ tỷ trọng thu nhập do những loại tài sản này đóng góp trong tổng thu nhập NH, hoạt động đầu tư chứng khoán của các NH nhỏ tỏ ra hiệu quả hơn, trong khi đó tại các NH quy mô lớn, hoạt động góp vốn mang lại hiệu quả đầu tư cao hơn.
Nhận xét: Tài sản của các NH đang được cơ cấu lại, theo đó giảm dần tỷ trọng các khoản cho vay khách hàng, chuyển sang đầu tư, kinh doanh chứng khoán, góp vốn mua cổ phần. Tuy nhiên, cùng với sự khó khăn của nền kinh tế Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, việc cơ cấu lại tài sản chưa đem lại hiệu quả cao cho các ngân hàng trong giai đoạn hiện nay, xét ở 2 góc độ:
- Việc cấu trúc lại tài sản, làm đa dạng hóa tài s ản ngân hàng, nhưng do suy thoái kinh tế, các loại tài sản như chứng khoán kinh doanh, chứng khoán đầu tư trở nên kém thanh kho ản hơn, giá trị tài sản đánh giá lại có thể bị giảm. Việc cấu trúc lại tài sản chưa đạt được mục đích chuyển từ nhóm tài sản có rủi ro cao sang nhóm tài sản có rủi ro thấp hơn, để đánh giá chính xác vấn đề này cần phải nghiên cứu sâu hơn về danh mục tài sản có rủi ro của ngân hàng.
43
- Xét về góc độ hiệu quả tài chính của việc cấu trúc lại tài sản: cấu trúc lại tài sản làm đa dạng hóa nguồn thu nhập của NH, nhưng nguồn thu nhập chính của NH vẫn là từ thu nhập lãi (trên 70%), tiếp theo là thu nhập từ ho ạt động dịch vụ; thu nhập từ kinh doanh ngoại hối, kinh doanh và đầu tư chứng khoán chiếm tỷ trọng thấp và kém ổn định. Tuy nhiên, xét về hiệu quả dài hạn, các NH đã và đang tích cực gia tăng các loại tài sản như chứng khoán, góp vốn, vì trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái, các loại tài sản này trở nên rẻ hơn, điều này đem lại triển vọng gia tăng thu nhập cho các NH khi nền kinh tế Việt Nam phục hồi.
2.2.2.3 Kết luận
Qua phân tích hiệu quả hoạt động (thể hiện qua chỉ số ROA), HQTC (chỉ số ROE), tốc độ tăng trưởng tài sản, lợi nhuận, từng nguồn thu nhập, phân tích nguồn và sử dụng nguồn,…có thể đưa ra nhận định ban đầu là các NH TMCP VN (không xét cụ thể theo quy mô NH) nên tăng nợ trong CTTC để gia tăng tỷ suất sinh lợi của mình. Các khuyến nghị cụ thể đối với từng nhóm NH:
- NH quy mô lớn: Các NH quy mô lớn, với lợi thế về kinh nghiệm quản trị điều
hành, thương hiệu, mạng lưới, công nghệ thông tin, nhân sự, sản phẩm đa dạng,…có ưu thế gia tăng nợ ngắn hạn thông qua huy động vốn của khách hàng, phát hành giấy tờ có giá,…nợ ngắn hạn với chi phí sử dụng vốn thấp hơn nợ dài hạn, là nguồn vốn cần thiết để tài trợ cho các tài sản như cho vay khách hàng, gửi và cho vay các TCTD khác,… làm gia tăng thu nhập lãi, thu nhập hoạt động dịch vụ, và thu nhập khác cho NH. Bên c ạnh đó, các NH có quy mô lớn, như đã phân tích có ROE cao, ổn định là điều kiện thuận lợi để thu hút nhà đầu tư, tăng vốn cổ phần của mình. Đây là nguồn vốn có tính ổn định, và rất quan trọng trong việc quyết định quy mô ho ạt động của NH (huy động vốn, cấp tín dụng, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, giới hạn góp vốn, mua cổ phần,…), giúp các NH nâng cao năng lực tài chính và chất lượng dịch vụ để tiếp cận theo các tiêu chuẩn quốc tế.
- NH quy mô nhỏ: các NH quy mô nhỏ, kém lợi thế hơn so với các NH quy mô
44
khách hàng của nhóm NH này tập trung vào những khách hàng có quy mô nhỏ, lẻ. Xét ở một góc độ nào đó, nhóm khách hàng này thường có tính ổn định, ít kén chọn hơn và không yêu cầu một chi phí/quyền lợi tốt nhất, chất lượng phục vụ hoàn hảo,…vì vậy các NH có quy mô nhỏ nếu định hướng vào nhóm khách hàng này, có thể gia tăng nợ dài hạn của mình, là cơ sở để cung cấp các sản phẩm dịch vụ dài hạn cho khách hàng, từ đó tiết kiệm được chi phí để tái tục một khách hàng cũ, (do kém lợi thế nên các NH nhỏ có chi phí phát triển khách hàng mới cao hơn so với các NH quy mô lớn). Đồng thời, gia tăng nợ dài hạn giúp các NH có điều kiện để phát triển mạng lưới, nhân sự, công nghệ, tài sản cố định,... để phục vụ cho chiến lược phát triển bền vữngcủa mình. Bên cạnh đó, để gia tăng năng lực tài chính cũng như đáp ứng quy định của NHNN, các NH nhỏ nên gia tăng vốn chủ sở hữu của mình. Với thuận lợi: tăng trưởng lợi nhuận cao, c ác NH nhỏ có thể thu hút các nhà đầu tư dài hạn, ưa mạo hiểm hơn.
- NH có uy mô vừa: Nhóm NH này, về cơ bản hiện nay đã đáp ứng các quy định
của NHNN về mức vốn điều lệ, việc gia tăng vốn ở các NH này sẽ giúp gia tăng năng lực tài chính c ủa mình. Nhưng việc gia tăng nợ, với tác động của đòn bẩy tài chính sẽ giúp nhóm NH này gia tăng hiệu quả hoạt động hơn nữa thông qua tăng trưởng lợi nhuận. Xét dưới góc độ chi phí sử dụng vốn, thông thường nợ ngắn hạn có chi phí sử dụng vốn thấp hơn nợ dài hạn, vì vậy để tiết kiệm chi phí, các NH này nên gia tăng nợ dài hạn, đ ặc biệt dưới hình thức “nợ ngắn hạn thường xuyên”.
Trên đây là các nhận định khi quan sát số liệu của 3 nhóm NH quy mô lớn, vừa và nhỏ; để đưa ra các khuyến nghị phù hợp cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn. Trong các phần kế tiếp sẽ trình bày nghiên cứu định lượng về các nhân tố tác động đến CTV và HQTC của NH, là cơ sở để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính cho các NH TMCP Việt Nam.
2.2.3Một số vấn đề đặt ra đối với CTTC NH hiện nay:
Trong giai đoạn từ 2006-2010 vừa qua, nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn, vốn điều lệ và tổng tài sản của các NH đã có sự gia tăng nhanh chóng. Tuy nhiên, việc quản trị
45
rủi ro chưa được xây dựng một cách chuyên nghiệp, và nhiều khi còn mang tính đối phó. Trong khi đó, hoạt động tài chính NH là là một lĩnh vực hoạt động nhạy cảm và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt, trước xu thế hội nhập, các tổ chức tài chính NH sẽ phải đối phó với sự cạnh tranh gay gắt cũng như nhiều loại hình rủi ro khác nhau: rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường, rủi ro chính trị….
Vốn chủ sở hữu NH chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn: chưa tới 10%, vốn điều lệ lại chiếm một tỷ trọng khiêm tốn hơn. Các NH trong quá trình tăng vốn chú trọng tăng vốn cấp 1 hơn là vốn cấp 2. Vốn cấp 1 bao gồm: vốn điều lệ, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ, lợi nhuận không chia, thặngdư cổ phần được tính vào vốn theo quy định của pháp luật, trừ đi phần dùng để mua cổ phiếu quỹ (nếu có). Vốn cấp 2 bao gồm: 50% số dư có tài khoản đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của pháp luật, 40% số dư có tài khoản đánh giá lại tài sản tài chính theo quy định của pháp luật, quỹ dự phòng tài chính, trái phiếu chuyển đổi do TCTD phát hành thỏa mãn các điều kiện, và các công cụ nợ khác thỏa mãn điều kiện quy định.
Các NH sử dụng một CTTC thâm dụng nợ, nợ chiếm trên 90% tổng nguồn vốn. Nợ dài hạn đang có xu hướng gia tăng là một tín hiệu đáng mừng, tuy nhiên nợ ngắn hạn còn chiếm tỷ trọng cao, trong nợ ngắn hạn, tiền gửi của khách hàng là khoản mục lớn nhất. Điều này đặt ra cho các NH phải quản trị rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động, rủi ro lãi suất…một cách hiệu quả. Và đối với các nhà làm luật phải đưa ra các chính sách nhằm bảo vệ người gửi tiền hơn nữa, hiện nay còn tồn tại một tâm lý là khách hàng chọn nơi gửi tiền có lãi suất cao, là các NH lớn, có thương hiệu vì các NH này “quá lớn không thể sụp đổ” (too big to fail), chứ chưa thực sự quan tâm đến việc được bảo vệ khi các NH này bị phá sản. Theo quy định của bảo hiểm tiền gửi VN hiện nay, hạn mức chi trả tối đa là 50 triệu đồng/một món tiền gửi bằng đồng Việt Nam.
Hiệu quả sử dụng vốn đang ngày càng được cải thiện. Đòn bẩy tài chính của các NH rất cao, khi vượt qua điểm hòa vốn, hoạt động kinh doanh có lời đã mang lại nhiều
46
lợi ích hơn cho cổ đông. Tuy nhiên, doanh thu của NH còn thiếu tính ổn định do tập trung vào hai mảng chính: sản phẩm truyền thống – tín dụng, và đầu tư tài chính. Đây là các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro, vì vậy bên cạnh thiết lập một hệ thống quản trị rủi ro hiệu quả, các NH cần phát triển thêm các sản phẩm dịch vụ NH hiện đại để đa dạng hóa nguồn thu, đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn lâu dài, ổn định.
2.3 Ứng dụng kinh tế lƣợng phân tích các nhân tố tác động đến CTTC các NH TMCP VN TMCP VN
2.3.1 Xây dựng các biến số và giả thiết nghiên cứu:
Về mặt lý thuyết, lý thuyết MM về CTTC đã đặt nền móng cho các lý thuyết CTTC hiện đại, trong đó đáng chú ý nhất là 2 lý thuyết giải thích mối quan hệ giữa CTTC và giá trị DN là: lý thuyết đánh đối và lý thuyết trật tự phân hạng.
Về thực nghiệm, nhiều nghiên cứu đã được tiến hành xác định các nhân tố tác động đến CTTC của DN, bao gồm: tỷ suất sinh lợi, tốc độ tăng trưởng, quy mô DN, rủi ro kinh doanh…. Tuy nhiên, chiều hướng tác động của các nhân tố này đến CTTC là không hoàn toàn giống nhau trong các nghiên cứu do chịu ảnh hưởng của các chính sách kinh tế vĩ mô như tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lạm phát, hay mức độ phát