Chuẩn hóa quy trình tín dụng và có chính sách tín dụng linh hoạt

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến cấu trúc tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần VN (Trang 94 - 96)

, gia tăng lợi nhuận

3.2.7Chuẩn hóa quy trình tín dụng và có chính sách tín dụng linh hoạt

Rủi ro tín dụng là một trong những rủi ro chính của hoạt động NH bên cạnh các rủi ro như rủi ro vận hành, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro thị trường,… Trích chi phí dự phòng rủi ro tín dụng là việc làm cần thiết và bắt buộc nhưng làm giảm lợi nhuận trước thuế của NH. Hiện nay theo quy định của NHNN Việt Nam, dự phòng rủi ro tín dụng được chia làm hai loại cụ thể là chi phí dự phòng chung và dự phòng cụ t hể.

Dự phòng chung được trích lập trên tổng dư nợ của NH (tỷ lệ trích lập là 0.75% trên tổng dư nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 theo quy định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005). Dự phòng cụ thể được trích lập căn cứ vào dư nợ gốc, giá trị khấu trừ tài sản bảo đảm và tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể. Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể gia tăng khi nhóm nợ tăng.

Như vậy, để giảm chi phí dự phòng tín dụng, cần chú trọng đến việc giảm chi phí dự phòng cụ thể cũng như quản lý tốt việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro.Muốn vậy, cần phải có:

- Chính sách tín dụng linh hoạt:ban hành các chính sách tín dụng phù hợp trong từng thời kỳ, trong đó chú trọng đến các vấn đề cơ bản: trong từng giai đoạn khuyến khích cho vay với mục đích gì, loại thời hạn bao lâu, lo ại tài sản bảo đảm, mức lãi suất cho vay,… Ví dụ trong giai đoạn 2006-2007, thị trường bất độngsản phát triển nóng, việc định giá tài sản đảm bảo theo giá trị thị trường và áp dụng tỷ lệ tài trợ trên tài sản đ ảm bảo cao sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro khi thị trường bất động sản bị đóng băng, như vậy tài sản bảo đảm bị giảm giá trị và tính thanh khoản bị ảnh hưởng. Cho vay kinh doanh bất động sản và chứng khoán cũng là các mục đích cho vay chứa nhiều rủi ro, hiện nay NHNN đang hạn chế. Vì vậy, một chính sách tín dụng khuyến khích các khoản cho vay sản

80

xuất kinh doanh, tài trợ xuất khẩu ngắn hạn, với mức lãi suất hợp lý hoặc các khoản cho vay tiêu dùng, kinh doanh nhỏ lẻ an toàn trong giai đoạn hiện nay rất cần được khuyến khích, vì các khoản vay này có tính ổn định cao, an toàn và tạo ra thu nhập tốt cho NH.

- Nâng cao năng lực và đạo đức của cán bộ nghiệp vụ. Muốn vậy, phải làm tốt từ khâu tuyển dụng, đào tạo và có cơ chế kiểm tra chéo, giám sát trực tiếp. Nếu một cán bộ thực hiện tất cả các khâu của quá trình cho vay mà thiếu khâu kiểm tra, giám sát thì rủi ro, đặc biệt là rủi ro đạo đức rất cao, có thể làm mất vốn NH. Mặt khác để xử lý một khoản vay được cho là có vấn đề sẽ mất rất nhiều thời gian, thay vì vậy, nếu cán bộ nghiệp vụ có năng lực, kinh nghiệm, thẩm định chặt chẽ ngay từ khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn với tinh thần trách nhiệm công việc cao sẽ hạn chế được rủi ro của từng khoản vay.

- Chuẩn hóa quy trình tín dụng:Chuẩn hóa quy trình tín dụng từ khâu tiếp nhận nhu cầu khách hàng, thẩm định (thẩm định nhu c ầu vay vốn, khả năng tài chính, tài sản bảo đảm, tư cách khách hàng,….), khâu gi ải ngân, và quan trọng là công tác kiểm tra giám sát sử dụng vốn vay, kiểm tra sau cho vay để hạn chế một cách thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra, đ ặc biệt là các rủi ro do sự thông đồng giữa người thẩm định và khách hàng vay vốn tạo hồ sơ giả, hoặc các rủi ro phát sinh do khách hàng thiếu năng lực quản trị điều hành; nếu có sự can thiệp sớm, nhằm phát hiện và hỗ trợ khách hàng sẽ hạn chế/phòng ngừa được khả năng xảy ra rủi ro, cũng như mức độ thiệt hại khi rủi ro xảy ra. Ngoài ra, một vấn đề nữa hiện nay, là giao dịch tài khoản ở VN còn hạn chế đối với cá nhân và kể cả các DN, một số NH cũng chưa yêu cầu các khách hàng phải chuyển giao dịch tài khoản về tài khoản được mở tại đơn vị cho vay, đ ây cũng là một trong những lý do dẫn đến việc kiểm soát tài chính của khách hàng thiếu chặt chẽ dẫn đến xảy ra rủi ro tín dụng.

81

cực đôn đốc khách hàng để thu hồi nợ; ưu tiên các giải pháp hỗ trợ khách hàng như: tìm đầu ra sản phẩm, tư vấn khách hàng cơ cấu lại tài chính,…; chuyển nhượng các khoản nợ xấu cho doanh nghiệp, tổ chức có đủ khả năng và quyền lực xử lý nợ (công ty khai thác và quản lý tài sản, khởi kiện ra tòa,…)

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến cấu trúc tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần VN (Trang 94 - 96)