, gia tăng lợi nhuận
3.1.1 Nhóm NH quy mô lớn
Các kết quả về phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ROE, và CTTC của nhóm NH quy mô lớn được tóm tắt như sau:
65
Các nhân tố tác động đến HQTC – ROE của NH: biến cho vay khách hàng/tổng tài sản – LOAN, chứng khoán kinh doanh, đầu tư và góp vốn mua cổ phần/ tổng tài sản – SEC có tương quan nghịch; biến tiền gửi của khách hàng/tổng tài sản, và biến có sự tham gia của cổ đông nước ngoài có tương quan thuận; và đặc biệt các biến về đòn bẩy tài chính: tổng nợ/tổng tài sản – LEV, nợ ngắn hạn/tổng tài sản – STD, nợ dài hạn/tổng tài sản – LTD có tương quan thuận với hệ số hồi quy khá cao, mức ý nghĩa 1% với ROE.
Các nhân tố tác động đến CTTC của NH như đã trình bày chi tiết tại phụ lục 3 như sau: Biến FA có tương quan nghịch với STD; biến COLL tương quan nghịch với LTD; ROA có tương quan nghịch với LEV, STD, LTD; ROE tương quan thuận với LEV, STD; biến SIZE có tương quan thuận với LEV, và LTD, nhưng tương quan nghịch với STD;ATR tương quan nghịch với LEV, LTD, tương quan thuận với STD ; GRO có tương quan thuận với STD, tương quan nghịch với LTD.
Từ các kết quả phân tích nhân tố trên, kết hợp với phân tích thực trạng của các NH quy mô lớn như đã đề cập, để gia tăng HQTC của nhóm NH này, kiến nghị:
Gia tăng vốn điều lệ bằng các hình thức như sử dụng tích cực lợi nhuận giữ lại, dùng nguồn thặng dư vốn, kế đó là phát hành cổ phần cho các cổ đông hiện hữu, cổ đông mới, niêm yết trên thị trường chứng khoán để thu hút vốn của các nhà đầu tư, và đặc biệt là phát triển cổ đông chiến lược nước ngoài. Theo kết quả phân tích, FSS có tương quan thuận với ROE của NH, trong nhóm 06 NH quy mô lớn, xét đến cuối năm 2010, cổ đông chiến lược nước ngoài của ACB là Standard Charterd và các cổ đông khác, của Eximbank là Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC – Nhật Bản), Sacombank có các cổ đông chiến lược nước ngoài là Ngân hàng ANZ, Dragon Financial Holdings và IFC, Techcombank có HSBC, nhưng NH Maritime và MB vẫn chưa có đối tác chiến lược nước ngoài. Có sự tham gia của cổ đông chiến lược nước ngoài sẽ hỗ trợ rất tốt cho các NH TMCP để nâng cao năng lực t ài chính, năng lực quản trị điều hành, phát triển sản phẩm dịch vụ mới, hiện đại hóa công nghệ NH,…
66
Tuy nhiên, việc lựa chọn cổ đông chiến lược nước ngoài cần thận trọng, bởi mỗi cổ đông nước ngoài khi tham gia họ có những mục tiêu riêng, không chỉ vì mục tiêu lợi nhuận, họ không cam kết hợp tác, hỗ trợ và gắn bó lâu dài, …có thể dẫn đến xung độ t lợi ích. Mặt khác, việc tìm một cổ đông chiến lược nước ngoài trong giai đoạn hiện nay không phải dễ dàng vì nền kinh tế Việt Nam và thế giới sau khủng hoảng kinh tế 2008, còn gặp rất nhiều khó khăn, chi phí vốn cao, vì vậy việc lựa chọn cổ đông chiến lược nước ngoài là một kế hoạch dài hạn, nếu triển khai trong giai đoạn hiện nay, các NH phải hết sức cân nhắc.
Gia tăng tỷ trọng nợ ngắn hạn. Với các lợi thế về thương hiệu, quy mô mạng lưới, nhân sự, sản phẩm dịch vụ,…nhóm NH này có ưu thế trong việc gia tăng tiền gửi của khách hàng (từ đó làm gia tăng ROE, theo kết quả phân tích biến DEPO có tương quan thuận với ROE). Ngoài ra có thể gia tăng nợ thông qua các hình thức khác như: phát hành các chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ quốc tế,…Theo kết quả hồi quy, ATR, và GRO có tương quan thuận tới STD, vì vậy đối với nhóm các NH quy mô lớn, để gia tăng STD để từ đó gia tăng ROE, cần phải có các biện pháp quản lý chi phí hiệu quả bằng cách phát huy các nguồn lực hiện có như nhân sự, mạng lưới, công nghệ,…, tránh làm thất thoát vốn NH (biện pháp đồng bộ quản lý rủi ro tín dụng; phòng ngừa rủi ro tỷ giá, giảm giá chứng khoán,…), đồng thờiđa dạng hóa sản phẩm dịch vụ,…để gia tăng doanh thu. Các giải pháp cụ thể này được đề cập ở nội dung tiếp theo, vì nó không phân biệt cho cụ thể một quy mô NH nào cả.
NH vừa gia tăng vốn điều lệ, vừa gia tăng nợ đồng nghĩa với việc gia tăng quy mô tổng nguồn vốn, tổng tài sản của mình. Như vậy, biến LOAN, biến SEC (tương quan nghịch với ROE) có thể giảm, và ROA (tương quan nghịch với đòn bẩy tài chính) cũng có thể giảm, như vậy NH càng có điều kiện để gia tăng hiệu quả hoạt động ROE của mình. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả hoạt động của NH tăng trưởng theo quy mô, gia tăng vốn nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn, cần chú trọng đến công tác quản trị điều hành NH, tránh trường hợp phát triển quá mức, khả năng
67
quản trị, năng lực quản lý, giám sát của NH đối với quy mô vốn và quy mô hoạt động lại không theo kịp. Việc tăng vốn phải gắn liền với việc quản trị tài sản có. Không nên tăng vốn chỉ để nhằm phát triển mạng lưới, nhân sự,…để tránh trường hợp hiệu quả giảm theo quy mô, mà thay vào đó, tập trung vào nâng cao chất lượng dịch truyền thống và phát triển các dịch vụ mới.
Riêng đối với vấn đề cho vay khách hàng, LOAN tương quan nghịch với ROE, tổng tài sản tăng, biến LOAN có thể giảm là điều kiện để gia tăng ROE, thu nhập lãi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu nhập c ủa NH, vì vậy NH vẫn có thể gia tăng cho vay, nhưng bên cạnh đó cần phải tiếp tục hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ đồng bộ, quy trình kiểm soát rủi ro, hệ thống chấm điểm xếp hạng nhằm tạo ra hệ thống cảnh báo sớm, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu khách hàng, nâng cao năng lực quản trị điều hành, và trình độ cán bộ nghiệp vụ, tích cực thu hồi nợ tồn đọng, nợ xấu.