Nhóm NH quy mô vừa

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến cấu trúc tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần VN (Trang 82 - 84)

, gia tăng lợi nhuận

3.1.2Nhóm NH quy mô vừa

Các nhân tố tác động đến HQTC – ROE của NH quy mô vừa: Theo như kết quả phân tích nhân tố, được trình bày trong phụ lục 14 , ROE chỉ có tương quan thuận với mức ý nghĩa 1% với nhóm nhân tố đòn bẩy: LEV, STD, và LTD, trong đó hệ số hồi quy của LEV, LTD cao hơn hẳn STD. Kết hợp với các khuyến nghị đã đưa ra đối với nhóm NH này khi phân tích thực trang, các giải pháp được đề xuất như sau:

Nhóm NH này nên tích cực gia tăng nợ, đặc biệt là nợ dài hạn trong CTTC của mình để gia tăng lợi ích do đòn bẩy tài chính đem lại. Để gia tăng nợ dài hạn, tập trung vào hai nhóm chính: Nợ ngắn hạn thường xuyên, có thể được xem như nợ dài hạn để tiết kiệm chi phí vốn, nợ dài hạn, và trái phiếu.

Để gia tăng nợ dài hạn LTD, theo kết quả hồi quy cần: giảm tỷ trọng tài sản hữu hình COLL, giảm tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản ROA, tăng quy mô tài sản SIZE, giảm vòng quay tổng tài sản ATR, giảm tốc độ tăng trưởng GRO. Tuy nhiên, trên thực tế, tăng giảm chỉ tiêu cần xem xét thận trọng, nhất là các chỉ tiêu ROA, ATR, GRO. Với việc gia tăng nợ dài hạn, làm cơ sở cho việc gia tăng tổng nguồn vốn, tổng tài sản

68

– SIZE của NH, từ đó tác động lên ROA, ATR. Và nguồn tài trợ tăng thêm này, nên được tài trợ cho các tài sản không phải là tài sản hữu hình, ví dụ như cho vay khách hàng, cho vay các TCTD (như vậy, giảm tỷ trọng COLL), để gia tăng lợi nhuận cho NH. Mặt khác, tương quan nghịch giữa ATR, ROA, GRO với LTD, hàm ý nhóm NH quy mô vừa nên sử dụng lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư , vì vậy chính sách cổ tức của NH trong giai đoạn này nên hết sức cân nhắc, vừa phải đảm bảo hài hòa lợi ích cổ đông, vừa không phát một tín hiệu bất lợi về tình hình tài chính của NH trên thị trường, đồng thời tạo ra một nguồn lực tài chính ổn định, có chi phí hợp lý cho NH.

Bên cạnh các kênh huy động vốn truyền thống này, các NH có thể tìm kiếm các nguồn vốn từ các tổ chức nước ngoài (ví dụ các dự án ủy thác). Mỗi dự án nhằm hỗ trợ các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, với mục đích chung là phục vụ các lĩnh vực trọng điểm nhằm phát triển nền kinh tế, hầu hết đây là các nguồn vốn trung và dài hạn với lãi suất thấp và ưu đãi. Mặt khác, việc được một định chế tài chính nước ngoài lựa chọn giải ngân cho các dự án thể hiện sự tín nhiệm của các tổ chức quốc tế đối với các NH trong nước, qua đó có thể giúp các NH nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng uy tín của mình đối với xã hội. Đồng thời, thông qua các dự án ủy thác này, các NH cũng có thể tận dụng để bán chéo các sản phẩm, dịch vụ tín dụng cho NH khác. Điển hình như Techcombank, trong thời gian qua đã khai thác rất hiệu quả kênh vốn này thông qua các dự án: chương trình tài trợ xuất nhập khẩu (NH Phát triển Châu Á - ADB), phát triển nông thôn cho DN vừa và nhỏ (dự án RDF2 với WB), dự án SMDF: Techcombank làm trung gian cho vay có kỳ hạn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, dự án tài chính nhà ở cho người có thu nhập thấp (dự án HFF, ADB),…

Tuy nhiên, kênh huy động vốn nước ngoài, chưa phải là kênh được các NH sử dụng thành công do các yêu cầu khắt khe của các tổ chức tài chính nước ngoài cung ứng vốn. Vì vậy, trái phiếu vẫn là kênh được một số các NH sử dụng để huy động nguồn vốn trung, dài hạn. Ngoài ra, để tiết kiệm chi phí vốn của việc phát hành trái phiếu, các NH này có thể áp dụng hình thức trái phiếu chuyển đổi để tận dụng lãi suất

69

thấp và gia tăng lợi ích nhằm thu hút các nhà đầu tư, đồng thời, NH có cơ hội gia tăng vốn điều lệ trong tương lai để nâng cao năng lực tài chính của mình.

Còn trong giai đoạn hiện nay, nhóm NH này không nên gia tăng ồ ạt vốn điều lệ của mình (một phần vì nhóm NH này đã đáp ứng các quy định hiện tại về vốn điều lệ, không chịu áp lực phải tăng vốn theo quy định của NHNN), mà thay vào đó, nên tập trung cơ cấu lại vốn điều lệ, cấu trúc tài chính, cơ cấu lại tài sản có của mình. Hạn chế gia tăng số lượng tài sản, mà nên tập trung vào quản trị tài sản có rủi ro của mình để nâng cao chất lượng tài sản, đảm bảo hiệu quả hoạt động thông qua các chỉ số tài chính ROA, ROE, EPS,… ổn định

Việc gia tăng nợ dài hạn, tạo điều kiện để các NH này gia tăng tài sản dài hạn của mình như: hiện đại hóa công nghệ nhằm nâng cao khả năng quản trị rủi ro sau quá trình tăng vốn ồ ạt vừa qua, đồng thời gia tăng các lợi ích trong các sản phẩm dịch vụ truyền thống, phát triển các sản phẩm dịch vụ mới, nhiều tiện ích để gia tăng l ượng khách hàng hiện tại: auto banking, internet banking, mobile banking,…. Để nâng cao khả năng cạnh tranh bằng sự khác biệt.

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến cấu trúc tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần VN (Trang 82 - 84)