, gia tăng lợi nhuận
2.3.1 Xây dựng các biến số và giả thiết nghiên cứu:
Về mặt lý thuyết, lý thuyết MM về CTTC đã đặt nền móng cho các lý thuyết CTTC hiện đại, trong đó đáng chú ý nhất là 2 lý thuyết giải thích mối quan hệ giữa CTTC và giá trị DN là: lý thuyết đánh đối và lý thuyết trật tự phân hạng.
Về thực nghiệm, nhiều nghiên cứu đã được tiến hành xác định các nhân tố tác động đến CTTC của DN, bao gồm: tỷ suất sinh lợi, tốc độ tăng trưởng, quy mô DN, rủi ro kinh doanh…. Tuy nhiên, chiều hướng tác động của các nhân tố này đến CTTC là không hoàn toàn giống nhau trong các nghiên cứu do chịu ảnh hưởng của các chính sách kinh tế vĩ mô như tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lạm phát, hay mức độ phát triễn của thị trường vốn…
Căn cứ vào lý thuyết và kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đây, trong phạm vi đề tài nghiên cứu này, do giới hạn về khả năng thu thập dữ liệu, cũng như các đặc trưng của nền kinh tế Việt Nam, của ngành NH và các NH TMCP VN, tác giả chỉ giới hạn kiểm nghiệm một số các nhân tố có tác động đến CTTC NH, được đại diện bằng tỷ lệ đòn bẩy tài chính. Bên cạnh các biến số (biến độc lập) được xây dựng là các nhân tố đã được đề cập ở chương I, với mong muốn đánh giá được một cách đầy đủ nhất về các nhân tố tác động đến CTTC của NH, tác giả xây dựng thêm các biến như sau (Diễn giải các biến được đề cập cụ thể tại Phụ lục 1):
Rủi ro kinh doanh: tác giả sử dụng sự biến động của lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) và doanh thu để thể hiện rủi ro kinh doanh của NH.
47
Khả năng thanh khoản
Rủi ro thanh khoản là một trong những rủi ro nghiêm trọng nhất mà các NH cần phải quản trị chặt chẽ. Để đánh giá đúng khả năng thanh khoản cần một hệ thống đánh giá rất phức tạp.Như đã trình bày, LDR (tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động) chỉ là chỉ tiêu đơn giản và phần nào phản ánh được tình trạng thanh khoản của NH .
Các NH có tỷ lệ LDR thấp (dư thừa vốn để cho vay) có thể áp dụng một chính sách tăng trưởng tích cực dư nợ, và hạn chế huy động để giảm chi phí lãi phải trả cho người gửi tiền hơn. Mặt khác, nếu NH có tỷ lệ LDR cao, mặc dù chưa đầy đủ nhưng có thể phản ánh tình trạng thanh khoản của NH giảm sút, NH có thể gặp khó khăn hơn trong việc gia tăng nợ bằng các hình thức như phát hành trái phiếu,…
Như vậy, có thể giả thiết LDR tương quan nghịch với đòn bẩy tài chính
Biến giả: Sự tham gia của cổ đông chiến lƣợc nƣớc ngoài (Foreign Strategical Shareholder – FSS)
Với sự tham gia của các cổ đông chiến lược nước ngoài, là những tổ chức tài chính lớn, với bề dày kinh nghiệm hoạt động, có thể gắn kết lâu dài và hỗ trợ các NH về các mặt tài chính, công nghệ hiện đại, phát triển sản phẩm, dịch vụ NH, kinh nghiệm quản trị, điều hành, quản lý rủi ro… từ đó giúp các NH đáp ứng các quy định về vốn, tăng tổng tài sản và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh NH.
Các NH TMCP có cổ đông chiến lược nước ngoài có thể gia tăng vốn cổ phần của NH; đồng thời các cổ đông này với vai trò và quyền hạn của mình có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên CTTC của NH thông qua các quyết định từ hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị đến Ban điều hành NH.
Trong nghiên cứu này, NH có sự tham gia của cổ đông chiến lược nước ngoài, biến giả FSS có giá trị bằng 1, và bằng 0 nếu NH chưa có cổ đông chiến lược nước ngoài. FSS có thể có tương quan thuận (+) hoặc nghịch (-) với đòn bẩy tài chính.
48
Bảng 2.11: Các giả thiết về mối tƣơng quan giữa đòn bẩy tài chính và các nhân tố tác động đến CTTC của các NH TMCP Việt Nam
H1 Tài sản cố định FA -
H2 T COLL -
H3 ROA -
H4 ROE +/-
H5 SIZE +
H6 Vòng quay tài sản ATR +/-
H7 GRO +
H8 VOL -
H9 Khả năng thanh khoản LDR - H10 Cổ đông chiến lược nước ngoài FSS +/-