Nhóm NH quy mô nhỏ

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến cấu trúc tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần VN (Trang 84 - 87)

, gia tăng lợi nhuận

3.1.3Nhóm NH quy mô nhỏ

Nhóm các nhân tố đòn bẩy có tác động cùng chiều đến HQTC của NH, trong đó LTD có – nợ dài hạn có hệ số hồi quy khá cao, ở mức ý nghĩa 5%, ngoài ra, ATR có tương quan thuận và DEPO có tương quan nghịch với ROE. Kết hợp với phân tích thực trạng của nhóm NH quy mô nhỏ, khuyến nghị nhóm NH này nên: gia tăng vốn điều lệ và nợ dài hạn trong CTTC của mình.

Việc gia tăng vốn điều lệ đối với nhóm NH này có ý nghĩa hết sức quan trọng: thứ nhất, đáp ứng quy định của NHNN VN về mức vốn tối thiểu trong hoạt động NH. Thứ hai, nhóm NH này gia tăng năng lực tài chính của mình, có điều kiện để hiện đại hóa hệ thống công nghệ, nhìn chung trình độ công nghệ của nhóm NH này còn yếu, do công nghệ lõi chủ yếu được mua lại từ các NH trong nước. Thứ ba, với mức vốn điều lệ gia tăng, một phần đáp ứng các quy định của NHNN về mức an toàn vốn tối thiểu

70

cũng như có điều kiện để gia tăng khả năng hoạt động của mình, do các quy định về giới hạn huy động, cho vay, mở rộng mạng lưới, góp vốn mua cổ phần,… đều được xác định dựa trên mức vốn điều lệ hiện có của NH. Tuy nhiên, theo phân tích nhân tố, biến FSS tác động đến ROE không có ý nghĩa thống kê, mặt khác nhóm NH này với quy mô còn nhỏ bé, năng lực hạn chế, cũng khó thu hút các cổ đông chiến lược nước ngoài mới, nhất là trong thời điểm khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay. Thay vì vậy, để gia tăng vốn điều lệ của mình một cách an toàn, nhóm NH này nên tập trung vào thu nhập giữ lại, phát hành cổ phiếu ưu đãi cho cán bộ nhân viên, các cổ đông hiện hữu, hoặc phát triển các cổ đông chiến lược trong nước, đặc biệt là các NH có quy mô lớn hơn, nhằm tận dụng sự hỗ trợ về mặt công nghệ, cũng như quản trị điều hành, đào tạo nhân sự,…Hoặc thậm chí, cần phải tiến hành mua bán, sát nhập để tăng quy mô hoạt động vốn còn rất nhỏ bé của mình để gia tăng năng lực cạnh tranh trong tương lai. Tuy nhiên, việc tăng bao nhiêu vốn là đủ, thì còn tùy thuộc vào nhu cầu phát triển của bản thân mỗi NH, cần phải tính toán rất kỹ để vừa thực hiện thành công, vừa đảm bảo lợi ích cho các cổ đông trên cơ sở tính khả thi của phương án phát hành và phương án sử dụng vốn.

Để tăng vốn các NH nhỏ thường phụ thuộc chủ yếu vào thu nhập giữ lại sau khi NH đã tiến hành chia cổ tức, do các NH nhỏ bị hạn chế trong khả năng tiếp cận thị trường tài chính, nên phải phụ thuộc chủ yếu vào khả năng tạo ra lợi nhuận và giữ lại một phần lợi nhuận để tạo dựng mức vốn thích hợp. Nếu tỷ lệ t hu nhập giữ lại quá thấp (tỷ lệ chi trả cổ tức quá cao) sẽ dẫn tới sự tăng trưởng về nguồn vốn nội bộ chậm. Điều này có thể làm tăng rủi ro phá sản của NH và hạn chế khả năng mở rộng tài sản sinh lời. Nguồn vốn nội bộ này có thuận lợi là giúp NH không phụ thuộc vào thị trường vốn và nhờ vậy giảm được chi phí huy động vốn. Không những có chi phí thấp, phương thức tăng vốn từ nguồn nội bộ còn giúp các cổ đông NH an tâm về tỷ lệ sở hữu, NH an tâm về mức thu nhập tương lai, tránh tình trạng loãng quyền sở hữu.

71

tài sản dài hạn của mình. Tuy nhiên, như kết quả phân tích nhân tố, DEPO có tương quan nghịch với ROE, mặt khác, với số lượng khách hàng còn khá khiêm tốn, thương hiệu còn nhỏ bé, mạng lưới không nhiều, sản phẩm ngèo nàn kém đa dạng, các tiện ích gia tăng còn hạn chế,…nhóm NH này cũng gặp nhiều khó khăn trong việc gia tăng lượng khách hàng tiền gửi của mình, sự cạnh tranh chỉ tập trung vào công cụ lãi suất sẽ đẩy chi phí vốn tăng cao. Mặt khác, công cụ này cũng chỉ có tác dụng ở mức giới hạn nhất định. Để gia tăng nhóm KH tiền gửi cần một chiến lược lâu dài, đổi mới toàn diện về NH như: công nghệ, nhân sự, sản phẩm dịch vụ,…Còn trước mắt, để tăng nợ dài hạn, có thể tập trung vào các giải pháp như phát hành trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi, tích cực thu hút các khách hàng nhỏ lẻ bằng chiến lược chăm sóc khách hàng chu đáo, tận nơi,….

Với việc vừa gia tăng vốn điều lệ, vừa gia tăng nợ dài hạn, các NH quy mô nhỏ gia tăng tổng tài sản của mình. Và ngược lại, với sự gia tăng tổng tài sản này sẽ hỗ trợ các NH gia tăng nợ và đặc biệt là nợ dài hạn của mình vì theo phân tích nhân tố, biến quy mô SIZE có tương quan thuận với LEV, LTD. Ngoài ra, vì ATR – Doanh thu thuần/tổng tài sản có tương quan thuận với hệ số hồi quy khá cao với ROE, không bị giảm khi tổng tài sản tăng, các NH này cần có chiến lược để gia tăng doanh thu của mình, bằng các giải pháp thiết thực:

Để khai thác hiệu quả số vốn tăng thêm, NH cần có kênh sử dụng vốn. Trước đây, các NH nhỏ vẫn tập trung chủ yếu vào hoạt động tín dụng, đây cũng là hoạt động tạo ra lợi nhuận chủ yếu cho NH. Nhưng trong điều kiện lạm phát hiện nay, với các chính sách tiền tệ thận trọng, tăng trưởng tín dụng đang bị kiểm soát chặt chẽ.

Mặt khác, các NH nhỏ với mạng lưới ít, thiếu nhân lực giỏi, trình độ công nghệ và uy tín với tổ chức quốc tế hạn chế nên các NH nhỏ vẫn khó có thể cạnh tranh mảng dịch vụ nói chung và mảng thanh toán và kinh doanh ngoại tệ trong và ngoài nước với khách hàng nói riêng. Vì vậy, các NH nhỏ sẽ vẫn phải trông chờ vào hoạt động tín dụng là chính.

72

Doanh thu chính vẫn từ vào hoạt động tín dụng, nhưng hoạt động này lại bị kiểm soát tốc độ tăng trưởng, vì vậy, để khai thác hiệu quả, các NH nhỏ cần phải tập trung vào các vấn để kiểm soát rủi ro trước, trong và sau cho vay, đảm bảo hoạt động cho vay an toàn, hiệu quả; đồng thời tích cực thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu, để cải thiện chất lượng tài sản có, nâng cao doanh thu của mình.

Ngoài ra, NH cần đa dạng hóa doanh thu của mình từ khai thác các hoạt động dịch vụ, hoạt động đầu tư tài chính, góp vốn liên doanh,… Các hoạt động đầu tư tuy có những giai đoạn mang lại lợi nhuận cao cho NH, nhưng nhóm tài sản này cũng có rủi ro khá cao, nguồn thu nhập không ổn định, vì vậy cần tách bạch giữa hoạt động đầu tư với các hoạt động kinh doanh NH khác bởi cách thức tổ chức hoạt động cũng như quản trị rủi ro của hai hoạt động này rất khác nhau.

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến cấu trúc tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần VN (Trang 84 - 87)