Quản lý Tài sản Nợ tài sản Có tại Ngân hàng TMCP XNK Việt Nam

Một phần của tài liệu Cơ chế quản lý vốn tập trung tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Trang 37)

2.1.2.1. Quản lý hoạt động huy động vốn:

Eximbank định kỳ hàng quý xây dựng kế hoạch huy động vốn nhằm bảo đảm khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn, trong đó Eximbank chú trọng đến cơ cấu huy động vốn giữa các kỳ hạn phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn tại các kỳ hạn tƣơng ứng nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động, thƣờng xuyên xây dựng và thực hiện chính sách thu hút các nguồn vốn có chi phí thấp, các nguồn vốn tài trợ ủy thác…và một số chính sách khác theo từng thời kỳ.

Hiện nay, để đảm bảo thanh khoản trong toàn hệ thống cũng nhƣ đáp ứng nguồn vốn sử dụng, kế hoạch huy động vốn đƣợc điều chỉnh thƣờng xuyên bên cạnh các kế hoạch huy động vốn hàng quý. Các điều chỉnh này đƣợc thực hiện qua phản hồi từ thực tế tình hình huy động của các chi nhánh, đƣợc tổng hợp và báo cáo chính cho hai khối trực tiếp trong hoạt động huy động vốn với chi nhánh là Khối KHDN và Khối KHCN. Quản lý huy động vốn hiện tại của Eximbank còn rất nhiều bất cập. Hệ thống tin học chƣa hỗ trợ công tác tính lãi suất đầu vào chính xác, cơ chế quản lý vốn phân tán buộc các chi nhánh phải tự tính và cân đối lãi suất đầu vào, lãi suất này chịu tác động bởi nhiều yếu tố trong đó ảnh hƣởng lớn nhất là lãi suất bình quân huy động từ các thành phần kinh tế và lãi suất bình quân của nguồn vốn vay của chi nhánh từ HO. Công tác “ bóc tách” các thành phần lãi suất cấu thành nên lãi suất đầu vào đƣợc thực hiện một cách rất thủ công, chƣơng trình tin học đang áp dụng tại Eximbank chỉ hỗ trợ tính lãi suất đầu vào cho từng khoản mục nhỏ, mang tình bình quân không phản ảnh chính xác, nghiệp vụ giao dịch vốn giữa chi nhánh và HO không có phân hệ hỗ trợ tính lãi điều chuyển vốn bình quân, cán bộ làm công tác vốn tại chi nhánh phải lập bảng tính excel cho việc tính toán lãi suất bình quân điều chuyển vốn nội bộ

Song song cùng với việc xây dựng kế hoạch huy động vốn, kế hoạch sử dụng vốn cũng đƣợc xây dựng theo từng quý. Các kế hoạch này mang tính vĩ mô toàn hệ thống, tuy nhiên mâu thuẫn giữa việc lập kế hoạch mang tính vĩ mô và việc thực hiện các kế hoạch thực tế tại các chi nhánh là một bất cập lớn trong việc sử dụng vốn tại Eximbank. Ngoài vấn đề về việc tính toán lãi suất đầu ra với hai yếu tố ảnh hƣởng chính là lãi suất cho vay bình quân và lãi suất gửi vốn bình quân với HO tƣơng tự với việc tính toán lãi suất đầu vào của chi nhánh, các chi nhánh còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc cân đối nguồn vốn sử dụng. Các khoản dự thu, dự chi không hạch toán hàng ngày, dự thu dự chi chỉ có số liệu báo cáo vào cuối tháng, do đó các kế hoạch mà các Giám Đốc chi nhánh đề ra cho chi nhánh mình rất bị động, khả năng phản ứng với các tác động của thị trƣờng lên các kế hoạch huy động và sử dụng vốn gần nhƣ không có tính linh hoạt.

2.1.2.3. Quản lý khả năng chi trả và rủi ro thanh khoản:

* Các công cụ và kỹ thuật đƣợc sử dụng để quản lý khả năng chi trả của Eximbank:

- Phân tích các TSC có thể thanh toán ngay và các TSN phải thanh toán để đo lƣờng mức độ thanh khoản hàng ngày và trong hai quý tiếp theo.

- Định kỳ hàng tháng đánh giá, giám sát tính ổn định của TSC, các rủi ro ngoại bảng và các nguồn dự phòng.

- Đa dạng hóa nguồn vốn, tăng cƣờng huy động các nguồn vốn có tính ổn định cao.

- Đa dạng hóa sử dụng vốn, tăng cƣờng khả năng thu hồi vốn đúng hạn. - Duy trì trạng thái thanh khoản, mức độ thanh khoản thích hợp.

* Các phƣơng án Eximbank dùng để xử lý trong trƣờng hợp thiếu hụt thanh khoản.

Eximbank quy định thiếu hụt thanh khoản tạm thời là thiếu hụt thanh khoản dƣới một tuần (do các nguyên nhân sau: cho vay ngoài kế hoạch, chậm thu nợ - lãi và các nguồn khác từ khách hàng, khách hàng chuyển tiền thanh toán quá lớn).

+ Các biện pháp xử lý:

Rút tiền mặt, điều vốn từ NHNN hoặc các chi nhánh khác trong cùng hệ thống Eximbank để giải quyết tạm thời, vay liên hàng, vay NHNN, chuyển đổi từ vốn đang thừa thanh khoản (vàng, ngoại tệ, các đồng tiền khác) sang vốn đang thiếu hụt thanh khoản, thực hiện các nghiện vụ repo).

- Thiếu hụt thanh khoản thời vụ:

Eximbank quy định thiếu hụt thanh khoản thời vụ là thiếu hụt thanh khoản trên một tuần trong một thời vụ nhất định trong năm (do một số lý do khách quan nhƣ: nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng tăng cao, cho vay tăng, huy động giảm) vào các thời kỳ lễ, tết, hoặc mùa vụ sản xuất, phối hợp với các biện pháp xử lý thiếu hụt thanh khoản tạm thời.

+ Các biện pháp xử lý:

Tăng cƣờng giám sát trong các thời vụ đã định trƣớc đƣợc trong năm nhằm duy trì khả năng thanh toán tiền mặt - tiền gửi cao hơn bình thƣờng, xem xét tăng huy động vốn với lãi suất thích hợp, quy định hạn mức giao dịch cho vay - thanh toán với các mức cao sẽ phải thông qua bộ phận quản lý nguồn vốn, thiết lập các kênh thông tin với các khách hàng lớn, phối hợp với các biện pháp xử lý thiếu hụt thanh khoản thời vụ.

- Thiếu hụt thanh khoản khẩn cấp:

Thiếu hụt thanh khoản khẩn cấp xảy ra khi xảy ra hiện tƣợng rút tiền ồ ạt, lan rộng, lƣợng vốn huy động giảm nhanh, hoặc khi có các nguồn thông tin xấu ảnh hƣởng đến ngân hàng. Eximbank có các phƣơng án dự phòng cho trƣờng hợp này do rút kinh nghiệm từ một vài trƣờng hợp đã xảy ra ở các NHTM.

Sử dụng 100% các nguồn dự trữ thanh khoản để vay thanh toán bù trừ, vay chiết khấu, repo, thế chấp hợp đồng vay vốn của khách hàng để vay NHNN và các TCTD khác, rút vốn tiền gửi liên ngân hàng (ƣu tiên các rút các khoản kỳ hạn ngắn, lãi suất thấp), tạm ngừng cho vay mới và kiểm soát chặt chẽ việc giải ngân các hợp đồng cho vay đã ký, lập các báo cáo tỷ lệ TSC có thể thanh toán ngay – TSN phải thanh toán trong ngày, lập các báo cáo chênh lệch thanh khoản TSC – TSN (báo cáo GAP) hàng ngày.

- Thiếu hụt đối với khủng hoảng thanh toán trong hệ thống ngân hàng:

Cũng nhƣ thiếu hụt thanh khoản khẩn cấp, Eximbank có các phƣơng án dự phòng cho trƣờng hợp trên.

+ Các biện pháp xử lý:

Phối hợp chặt chẽ với NHNN và Bảo hiểm tiền gửi để kiểm soát tình hình thanh khoản, ngừng giải ngân các hợp đồng tín dụng, thiết lập kênh thông tin toàn hệ thống, xem xét bán các tài sản có khả năng chuyển đổi nhanh thành tiền, quy định các hạn mức tối đa đƣợc phép thực hiện.

* Thanh khoản vàng:

Eximbank là một trong số ít các NHTM có các sản phẩm huy động và kinh doanh vàng, chính điểm đặc trƣng này Eximbank đã xây dựng cho mình một chế độ quản lý thanh khoản vàng với các mức cảnh báo cụ thể đƣợc xây dựng đồng thời cũng đƣa ra một số phƣơng pháp duy trì và tăng nguồn trong những trƣờng hợp khẩn cấp.

- Quy định tồn quỹ và các cảnh báo:

Eximbank quy định mức tồn quỹ vàng tối thiểu (TQm) bắt buộc giữ lại tại quỹ, bằng 6% tổng vốn vàng huy động (từ tổ chức kinh tế, dân cƣ, liên ngân hàng, chi nhánh) (a) hoặc bằng 30% vốn vàng cầm cố (b), lấy số nào lớn hơn.

Trong đó:

(a) : 6% tổng vốn vàng huy động.

(b) : 30% vốn vàng cầm cố.

- Các cấp cảnh báo: bao gồm 3 cấp, vàng, da cam và đỏ:

Trong đó:

TQt : Tồn quỹ thực tế. TQm : Tồn quỹ tối thiểu.

Dự chi : Các khoản đáo hạn sẽ phải chi ra trong vòng 3 ngày gần nhất (tiền gửi đáo hạn, chênh lệch hợp đồng bán kỳ hạn & hợp đồng mua kỳ hạn đáo hạn, cam kết cho vay đã ký kết…).

Eximbank quy định khi mức tồn quỹ vàng đến mức cảnh báo thì các cấp quản lý phải nắm đƣợc tình hình để xử lý kịp thời. Bên cạnh đó Eximbank cũng quy định các thứ tự ƣu tiên trong thanh toán vàng bao gồm: tiền gửi của khách hàng đáo hạn, các thỏa thuận cho vay, bán, ký gửi …đã ký kết, các thỏa thuận cho vay, bán, ký gửi …đã cam kết (chƣa ký), nhu cầu cho vay, bán, ký gửi …mới.

- Các biện pháp duy trì và tăng nguồn khẩn cấp:

Khi mức hạn tồn quỹ nằm trong giới hạn cảnh báo Eximbank thực hiện một số các biện pháp nhƣ vay liên ngân hàng, đề nghị SJC hỗ trợ (cho mƣợn, đổi/bán từ vàng nguyên liệu), thu hồi ngay các khoản vay vàng và ngƣng cho vay vàng, mua lại vàng từ các khách hàng có nhu cầu rút vàng (nếu đƣợc).

* Tỷ lệ an toàn thanh khoản:

Tỷ lệ an toàn thanh khoản và các hạn mức duy trì thanh khoản đƣợc Tổng Giám Đốc Eximbank thông báo và áp dụng trong toàn hệ thống Eximbank từ ngày 01/09/2006 áp dụng cho đến thời điểm này, cụ thể nhƣ sau:

TSC có thể thanh toán ngay

TSN sẽ đến hạn trong thời gian 1 tháng tiếp theo --- = min 25%

TSC có thể thanh toán ngay

TSN sẽ đến hạn trong thời gian 7 ngày tiếp theo --- = min 1

150% TQm < TQt - dự chi < 200% TQm

TQm < TQt - dự chi < 150% TQm

_

* DTBB:

Theo quy định của NHNN theo từng thời kỳ.

* Hạn mức tối thiểu thanh khoản:

Eximbank thƣờng xuyên duy trì thanh khoản bằng tiền mặt, tiền gửi tại NHNN và các TCTD khác.

- Đối với VND:

+ Tiền mặt: 0, 5% vốn huy động từ tổ chức kinh tế và cá nhân. + Tiền gửi: 2 % vốn huy động từ tổ chức kinh tế và cá nhân.

- Đối với USD:

+ Tiền mặt: 2 % vốn huy động từ tổ chức kinh tế và cá nhân. + Tiền gửi: 5 % vốn huy động từ tổ chức kinh tế và cá nhân.

- Đối với vàng SJC:

+ Tại HO: vàng tại quỹ 10% vốn huy động từ tổ chức kinh tế và cá nhân.

+ Tại chi nhánh: vàng trên tài khoản tiền gửi không kỳ hạn tại HO là 10% vốn huy động từ tổ chức kinh tế và cá nhân, trong đó vàng tại quỹ tối thiểu là 6%.

- Trƣờng hợp các lý do đột xuất, các yêu cầu thanh khoản ảnh hƣởng đến các tỷ lệ an toàn, các biến động này phải đƣợc báo cho Ban Giám Đốc (nếu là chi nhánh) hoặc ban Tổng Giám Đốc (nếu tại HO). Ngay sau đó, phòng nghiệp vụ phải phối hợp với bộ phận quản lý khả năng chi trả và thực hiện một số các biện pháp để duy trì lại các tỷ lệ theo quy định.

* Tỷ lệ sử dụng vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cƣ dùng để cho vay: tối đa 70%.

* Nguồn dự trữ thanh khoản:

Trái phiếu Chính phủ, chính quyền địa phƣơng, tín phiếu kho bạc, NHNN: tối thiểu 2%/ tổng nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cƣ.

2.1.2.4. Quản lý rủi ro về lãi suất:

Eximbank áp dụng một số các phƣơng pháp nhƣ sau để hạn chế rủi ro.

* Phương pháp đo chênh lệch giữa TSC–TSN nhạy cảm với lãi suất (phương pháp GAP)

Phƣơng pháp này đã trình bày rất chi tiết ở chƣơng 1.Phần 1.2.2.3.

* Mô hình giả định:

Mô hình giả định tập trung vào việc đo lƣờng rủi ro đối với thu nhập ròng do việc định giá lại TSC – TSN trong tƣơng lai trên bảng cân đối kế toán tƣơng ứng với sự biến động của lãi suất nhằm giúp Eximbank có các biện pháp với những tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Mô hình giả định xây dựng tập trung dựa trên các số liệu dự đoán xu hƣớng lãi suất đƣợc tổng hợp từ 2 khối : Khối Ngân Quỹ - Đầu Tƣ Tài Chính và Khối Giám Sát Hoạt Động. Từ các dự đoán trên đƣa ra các giả định dựa theo các biến động của lãi suất đối với tất các các khoản mục trên bảng cân đối kế toán. Với các số liệu dựa trên ALCO sẽ đƣa ra những quyết định phù hợp cũng nhƣ các biện pháp nhằm có thể xử lý các tình huống xấu nhất của biến động lãi suất

* Thời hạn bình quân (Duration):

Phƣơng pháp này đƣợc Eximbank sử dụng để đánh giá ảnh hƣởng của lãi suất trong kỳ hạn dài đến các danh mục đầu tƣ của Eximbank. Phƣơng pháp này là một phƣơng pháp phổ biến dùng để đánh giá các giá trị của trái phiếu nằm trong danh mục đầu tƣ của ngân hàng.

* Hạn mức giới hạn rủi ro:

Hạn mức, giới hạn rủi ro đƣợc Eximbank đặt ra và đƣợc thực thi trên tất các chi nhánh của Eximbank nhằm hạn chế đến mức tối đa mức rủi ro có thể cũng nhƣ chấp nhận mức rủi ro cho phép.

Ví dụ : Tỷ lệ dư nợ/huy động tối đa cho phép, hạn chế sự mất cân đối vốn của các chi nhánh mà huy động không đáp ứng được nhu cầu vay vốn.

Tỷ lệ nợ quá hạn tối đa cho phép đối với quy mô từng chi nhánh ...

Biên độ lãi suất thương lượng lãi huy động, lãi cho vay của từng giám đốc chi nhánh ...

2.2. ỦY BAN QUẢN LÝ TÀI SẢN CÓ -TÀI SẢN NỢ (ALCO)

2.2.1. Quyết định thành lập Ủy ban quản lý Tài sản có - Tài sản nợ (ALCO):

Ngày 15/12/2005 Eximbank quyết dịnh thành lập Ủy ban quản lý TSC-TSN, ban hành kèm theo là các quy định về chính sách quản lý TSC-TSN. Trong đó:

* Phạm vi điều chỉnh:

Là quá trình Eximbank quản lý các danh mục TSC-TSN của bảng cân đối kế toán, nhằm sử dụng hợp lý các khoản mục TSC-TSN, tối đa hóa lợi nhuận của Eximbank.

* Giải thích từ ngữ (liên quan đến quy định chính sách quản lý TSC-TSN):

- Tài sản”Nợ” phải thanh toán: là các TSN phải thanh toán đƣợc quy định bởi NHNN theo từng thời kỳ.

- Tài sản ”Nợ” nhạy cảm với lãi suất: là những TSN có thể định giá lại khi lãi suất biến động trong một thời gian nhất định.

- Tài sản “Có” rủi ro: là các TSC trên bảng cân đối kế toán của Eximbank đƣợc tính theo các mức độ rủi ro khác nhau.

- Tài sản ”Có” có thể thanh toán ngay: bao gồm tiền mặt, vàng, tiền gửi tại NHNN, TCTD và các khoản khác.

- Tài sản”Có” nhạy cảm với lãi suất: là những TSC có thể định giá lại khi lãi suất biến động trong một thời gian nhất định.

* Mục tiêu của quá trình quản lý TSC – TSN

- Sử dụng có hiệu quả các TSC – TSN của Eximbank nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông.

- Đo lƣờng và đánh giá các loại rủi ro mà Eximbank có khả năng gặp phải trong quá trình hoạt động kinh doanh.

- Xây dựng và đƣa ra các chính sách quản lý thanh khoản trong hệ toàn hệ thống Eximbank.

- Có kế hoạch quản lý và cân bằng hợp lý giữa các khoản mục TSC – TSN trên bảng cân đối kế toán nhằm sử dụng có hiệu quả TSC và đảm bảo khả năng thanh khoản cho Eximbank.

- Đƣa ra các dự báo về lãi suất và biên độ dao động của lãi suất quy định tại từng thời kỳ.

- Xác định chênh lệch về kỳ hạn giữa các TSC - TSN trong bảng cân đối.

Một phần của tài liệu Cơ chế quản lý vốn tập trung tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)