Phân tích tác động của việc thay đổi cơ chế quản lý vốn tại EIB:

Một phần của tài liệu Cơ chế quản lý vốn tập trung tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Trang 84 - 86)

Bất kỳ một cơ chế nào, khi thay đổi và vận hành sẽ tác động trực tiếp ngay đến hiệu quả kinh doanh và nhiều vấn đề khác liên quan đến hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng nói chung và từng mỗi chi nhánh nói riêng.

* Tác động tích cực:

- Quản lý tập trung rủi ro thanh khoản, rủi ro ngoại hối: các rủi ro này là một trong những rủi ro cơ sở trong hoạt động ngân hàng, việc kiểm soát và giảm thiểu các rủi ro này dẫn đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. HO sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn về các rủi ro trên, đồng thời việc tập trung các rủi ro về HO sẽ làm cho các chính sách vĩ mô, các chiến lƣợc kinh doanh của hệ thống đƣợc thực thi và phát huy đƣợc tối đa hiệu quả,

- Hạn chế tình trạng thừa thiếu thanh khoản: Cơ chế mua bán vốn sẽ tập trung hoàn toàn mọi giao dịch về Trung tân vốn, trung tâm vốn sẽ làm động tác luân chuyển vốn từ chi nhánh thừa vốn sang chi nhánh thiếu vốn, đồng thời điều tiết vốn trên thị trƣờng liên ngân hàng, nhƣ vậy việc tận dụng tối đa hiệu quả sử dụng vốn của toàn hệ thống, cân đối nguồn vốn hợp lý toàn hệ thống, hạn chế đƣợc tình trạng thừa/thiếu thanh khoản của các chi nhánh.

- Bộ máy quản lý gọn nhẹ, hiện đại, quản lý và loại trừ đƣợc các công việc báo cáo thủ công, kết quả hoạt động của chi nhánh sẽ đƣợc thực hiện mỗi ngày thông qua hệ thống quản lý vốn giữa HO và chi nhánh, chi nhánh không phải làm các báo cáo tổng hợp về nguồn vốn, tiền tệ và thanh khoản mỗi ngày, chi nhánh cũng không phải lập các kế hoạch thanh khoản và nhu cầu vốn

- Quản lý vốn tập trung là một công cụ quản lý vĩ mô, tập trung và quản lý từ xa nguồn vốn của toàn hệ thống nhƣng vẫn đảm bảo tính năng động của từng chi nhánh,

HO không can thiệp vào hoạt động cụ thể của từng chi nhánh, khả năng huy động và cho vay đồng thời với sự tiết giảm các chi phí quản lý sẽ đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động của từng chi nhánh.

* Tác động tiêu cực:

- Chi phí ứng dụng cao: Hiện tại Eximbank có gần 150 chi nhánh và phòng giao dịch đang sử dụng chƣơng trình Korebank của Hyundai Hàn Quốc, chƣơng trình này hiện tại chƣa hỗ trợ các báo cáo về quản lý vốn tập trung, do đó để triển khai quản lý vốn tập trung về mặt kỹ thuật có hai giải pháp.

Thứ nhất là cải tạo phần mềm hiện tại, công việc này đòi hỏi một mức chi phí cao khi yêu cầu nhà thầu thiết kế thêm tính năng trên, việc bóc tách dữ liệu khi triển khai có khả năng sẽ làm ảnh hƣởng các dữ liệu hiện có, rủi ro gây sai sót trong dữ liệu có khả năng xảy ra rất lớn, việc chuyển đổi các dữ liệu từ mô hình nhiều bảng cân đối kế toán và tổng kết tài sản của nhiều chi nhánh trong cơ chế quản lý vốn cũ sang thành một bảng chung cho toàn hệ thống trong cơ quản lý mới đòi hỏi phải có sử cải tạo toàn diện của phần mềm đang ứng dụng, và chi phí cho việc cải tạo và chuyển đổi các dữ liệu sẽ làm chi phí.

Thứ hai, nếu không chọn giải pháp cải tạo phần mềm ứng dụng đang sử dụng, Eximbank sẽ phải chọn giải pháp sử dụng thêm 1 phần mềm tƣơng thích, giải pháp này sẽ giảm chi phí hơn so với giải pháp 1, nhƣng lại gây rƣờm rà trong việc quản lý và vận hành của hệ thống công nghệ thông tin, tuy nhiên hiện nay hầu hết các NHTM khi áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung nhƣ BIDV, ACB đều chọn giải pháp thứ 2, một phần mềm riêng rẻ với các tiêu chí báo cáo đáp ứng riêng cho chƣơng trình quản lý vốn tập trung, sẽ chạy song song với phần mềm hiện tại đang vận hành của các chƣơng trình đang sử dụng. Với Eximbank với quy mô ở cấp trung bình, việc triển khải ở 150 chi nhánh và phòng giao dịch sẽ tiết kiệm đƣợc rất nhiều chi phí nếu bắt đầu ngay thời điểm hiện tại. Việc phát triển hệ thống ở quy mô lớn nhƣ Ngân hàng NNo&PTNT Việt

Nam sẽ vô cùng khó khăn và chi phí cực kỳ lớn. Do đó việc cân nhắc chuyển đổi cơ chế quản lý vốn là một công việc cần triển khai trong thời gian sắp đến.

- Cơ chế quản lý vốn tập trung là tiền đề hình thành nên mắc xích của tập đoàn tài chính. Nhƣ mô hình của các ngân hàng hiện đại tại Châu Âu, Châu Mỹ và các nƣớc phát triển, các chi nhánh chỉ đóng vai trò là bộ phận tiếp xúc khách hàng, là nơi tiếp nhận các nhu cầu khách hàng và đƣa về trung tâm xử lý, các giao dịch về tiền tệ, dịch vụ ngân hành, quản trị rủi ro đều tập trung về HO. Chính sự tập trung và chuyên môn hóa sẽ làm cho các hệ thống ngân hàng xử lý các dữ liệu hiệu quả, trên cơ sở đó tăng nguồn lợi nhuận và giảm thiểu các rủi ro. Tuy nhiên chính sự tập trung và chuyên môn hóa đó cũng làm cho các thao tác nghiệp vụ tại chi nhánh hạn chế, làm hạn chế trình độ phát triển nghiệp vụ, trình độ của nhân viên tại các chi nhánh, hạn chế kinh nghiệp thực tiễn và kinh nghiêm chuyên môn.

Một phần của tài liệu Cơ chế quản lý vốn tập trung tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)