* Quản lý hoạt động theo kế hoạch kinh doanh, hạn mức và giới hạn quy định: Trong hoạt động kinh doanh, để đảm bảo an toàn, quản lý đƣợc các rủi ro tiềm ẩn đồng
TRUNG TÂM VỐN Cho vay Huy động Cho vay Huy động Thị trƣờng liên ngân hàng
Chi nhánh 1: Thiếu vốn Chi nhánh 2: Thừa vốn
Bán toàn bộ vốn cho
chi nhánh 1 Mua toàn bộ
vốn của chi nhánh 2 Mua toàn bộ vốn của chi nhánh 2 Bán toàn bộ vốn cho chi nhánh 1
thời phân bổ nguồn lực một các hiệu quả, HO sẽ quyết định các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh của năm, quy định các hạn mức, giới hạn áp dụng cụ thể nhƣ sau:
- Các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh:
+ Các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu của toàn hệ thống: chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh (tối thiểu), quy mô tổng tài sản, nguồn vốn huy động, quy mô tín dụng (tối đa), hạn mức đầu tƣ (tối đa), các chỉ tiêu chất lƣợng hoạt động (tối thiểu)…Các chỉ tiêu đƣợc xem xét, điều chỉnh trong năm kế hoạch căn cứ biến động của thị trƣờng và tình hình thực hiện nhằm đảm bảo mục tiêu ƣu tiên trong từng thời kỳ.
+ Các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu giao cho chi nhánh bao gồm: các nguồn vốn huy động, quy mô tính dụng (tối đa), tỷ lệ NIM (tối thiểu)…với tiến độ cụ thể để đảm bảo sự cân đối trong toàn hệ thống.
- Quản lý quy mô tín dụng: Quy mô tín dụng tối đa của hệ thống đƣợc quản lý theo tỷ lệ tƣơng đối tỷ lệ trên tổng tài sản, tỷ lệ trên tổng nguồn vốn huy động
- HO phân bổ giới hạn tín dụng cho các chi nhánh căn cứ trên tổng hạn mức tín dụng và danh mục tín dụng của toàn hệ thống, tiềm năng phát triển trên địa bàn, chất lƣợng và hiệu quả tín dụng của chi nhánh
- HO chịu trách nhiệm giám sát thƣờng xuyên tình hình thực hiện hạn mức tín dụng của toàn hệ thống và từng chi nhánh, chỉ đạo để duy trì hạn mức tín dụng trong hạn mức quy định, trên cơ sở đó sẽ có hƣớng tăng/giảm hạn mức tín dụng của các chi nhánh theo các căn cứ trên.
* Quản lý hạn mức đầu tƣ: thông thƣờng các NHTM quản lý danh mục đầu tƣ nhằm hai mục tiêu là: cơ cấu lại tài sản để quản lý rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, và mục tiêu lợi nhuận kinh doanh.
- Danh mục đầu tƣ của một NHTM với cơ chế quản lý vốn tập trung cũng khá đa dạng bao gồm: giấy tờ có giá (trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiển gửi, chứng khoán…), đầu tƣ trên thị trƣờng tiền tệ, kinh doanh ngoại tệ. Giống nhƣ “cắt giảm lỗ” mà các nhà kinh doanh chứng khoán thƣờng hay áp dụng, để giảm rủi ro về giá HO của
NHTM quy định mức giới hạn giảm giá trị của danh mục đầu tƣ tối đa khi lãi suất thay đổi trong từng thời kỳ
* Quản lý hạn mức đầu tƣ: hạn mức đầu tƣ thƣờng đƣợc HO của các NHTM quy định cụ thể theo từng loại tài sản, thông thƣờng các chi nhánh NHTM không đƣợc phép đầu tƣ trừ trƣờng hợp đƣợc sự cho phép từ HO đối với các loại giấy tờ có giá do chính quyền tỉnh, thành phố hoặc các TCTD phát hành. Hạn mức này thƣờng phân làm 2 phần
- Hạn mức đầu tƣ GTCG: bao gồm tổng hạn mức, hạn mức giấy tờ có giá dài hạn, hạn mức đầu tƣ các giấy tờ có giá ngắn hạn.
- Hạn mức đầu tƣ liên ngân hàng: tổng hạn mức đầu tƣ, hạn mức đầu tƣ theo từng loại hình tổ chức của các TCTD, hạn mức đối tác.
* Quản lý các giới hạn:
- Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên: căn cứ vào kế hoạch tài chính, HO tại các NHTM thông báo tỷ lệ NIM tối thiểu của hệ thống. Tùy từng thời kỳ, HO quy định tỷ lệ NIM thống nhất cho toàn hệ thống hoặc phân biệt cho các chi nhánh đặc thù. Dựa trên NIM do HO quy định các chi nhánh sẽ tính toán thu nhập lãi từ nghiệp vụ huy động vốn và cho vay nhằm đảm bảo NIM theo quy định. HO sẽ theo dõi giám sát tỷ lệ NIM của hệ thống, định kỳ phân tích tình hình thực hiện và xu hƣớng thị trƣờng, báo cào và thiết lập các biện pháp cần thiết duy trì tỷ lệ NIM nhằm ổn định thu nhập ròng của ngân hàng
- Các giới hạn rủi ro:
+ Giá trị tối đa của khe hở nhạy cảm với lãi suất, giới hạn tối đa của các khoản mục TSN – TSC không nhạy cảm với lãi suất trong từng thời kỳ.
+ Giá trị tối đa của khe hở kỳ hạn
+ Các chỉ số thanh khoản: giá trị tối đa – tối thiểu của chỉ số trạng thái tiền mặt, giá trị tối đa – tối thiểu của chỉ số tài sản đầu tƣ thanh khoản, giá trị tối đa – tối thiểu đầu tƣ ngắn hạn trên vốn nhạy cảm, giá trị tối đa – tối thiểu chỉ số cấu trúc tiền gửi
* Quản lý rủi ro thanh khoản:
- Trách nhiệm quản lý rủi ro thanh khoản: trong cơ chế quản lý vốn tập trung HO chịu trách nhiệm quản lý rủi ro thanh khoản của toàn hệ thống, xác định nhu cầu thanh khoản và các biện pháp đảm bảo nhu cầu thanh khoản.
- Xác nhận nhu cầu thanh khoản: Nhu cầu thanh khoản đƣợc xác định trên chênh lệch dòng tiền vào – ra từng thời điểm (chênh lệch thanh khoản). Chênh lệch đƣợc điều chỉnh theo xác suất thống kê khả năng xảy ra (khả năng quay vòng các tài khoản tiền gửi đến hạn, xác suất rút tiền trƣớc hạn và khi đến hạn, khả năng trả nợ trƣớc hạn, xác suất giải ngân của dự án…)
- HO có trách nhiệm xây dựng khả năng xảy ra đối với Bảng tổng kết tài sản tại các thời điểm trong tƣơng lai khi thị trƣờng có những biến động mạnh ảnh hƣởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng (về giá cả, tỷ giá, chính sách…), từ đó xây dụng các biện pháp đối phó.
- Các biện pháp đảm bảo thanh khoản: HO chịu trách nhiệm đảm bảo dự trữ thanh khoản trong các giới hạn cho phép của các chỉ số, cân đối phù hợp với nhu cầu thanh khoản để đảm bảo sử dụng vốn hiệu quả. Các biện pháp có thể theo các thứ tự ƣu tiên nhƣ sau:
+ Vay tái cấp vốn NHNN (chiết khấu, cầm cố, bán có kỳ hạn các giấy tờ có giá qua thị trƣờng mở, SWAP…)
+ Thực hiện các Hợp đồng bán có kỳ hạn các tài sản thanh khoản với các Tổ chức tín dụng khác (tín phiếu, trái phiếu, ngoại tệ…)
+ Huy động trên thị trƣờng tiền tệ (từ các khách hàng lớn hoặc từ các TCTD). + Bán tài sản (bán hẳn đối với các giấy tờ có tính thanh khoản nhƣ giấy tờ có giá, ngoại tệ kinh doanh).
+ Phát hành giấy tờ có giá.
+ Điểu chỉnh các chính sách điều hành nhƣ giảm quy mô tín dụng, thay đổi giá điều chuyển vốn nội bộ.
* Quản lý tài khoản tiền gửi tại các TCTD khác (Nostro):
- Việc mở, đóng tài khoản và quản lý tài khoản Nostro do HO thực hiện, chi nhánh không đƣợc phép mở tài khoản Nostro mới. Hiện tại các NHTM theo chỉ định của NHNN, kênh điều chuyển vốn ngoại tệ chủ yếu qua Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam (VCB), do đó cơ chế quản lý vốn tập trung kênh điều chuyển ngoại tệ cũng phải tuân theo quy định trên. Các chi nhánh đƣợc mở các tài khoản ngoại tệ tại chi nhánh các chi nhánh VCB cùng địa bàn để dùng kênh này điều chuyển ngoại tệ. Đối với các chi nhánh gần HO có thể không dùng qua tài khoản Nostro để điều vốn mà dung kênh “thủ công” tức là nộp tiền mặt tại HO. Việc quản lý các giao dịch thanh toán của toàn hệ thống sẽ do HO quản lý. HO vì đó cũng sẽ chịu trách nhiệm duy trì số dƣ tại các tài khoản Nostro đáp ứng các yêu cầu thanh toán cụ thể một cách hiệu quả.
* Quản lý rủi ro lãi suất:
- Trách nhiệm quản lý rủi ro lãi suất: Bộ phận/ban nguồn vốn tại HO sẽ chịu trách nhiệm duy trì khe hở nhạy cảm với lãi suất và khe hở kỳ hạn trong giới hạn quy định để quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống. Các chi nhánh chịu trách nhiệm thực hiện các biện pháp chỉ đạo của HO trong quá trình quản lý nhằm hạn chế rủi ro lãi suất.
- Quản lý rủi ro lãi suất: (quản lý khe hở lãi suất và khe hở kỳ hạn của TSC- TSN): Cơ chế quản vốn tập trung chỉ có một bảng tổng kết tài sản, do đó việc căn cứ Bảng Tổng kết tài sản và theo dõi cũng nhƣ dự kiến các diễn biến thị trƣờng, định kỳ xây dựng các phƣơng án duy trì giá trị các khe hở, dự kiến mức độ rủi ro của từng phƣơng án và đề xuất các biện pháp khắc phục phù hợp để quản lý rủi ro lãi suất thuộc trách nhiệm hoàn toàn của HO. Khi khe hở kỳ hạn có khả năng vƣợt giới hạn quy định, HO sẽ tác động sẽ tác động đến cơ cấu bảng tổng kết tài sản để duy trì khe hở trong giới hạn thông qua điều chỉnh tỷ lệ FTP, trực tiếp thực hiện các hoạt động kinh doanh của chi nhánh thông qua điều chỉnh các hạn mức huy động, sử dụng vốn…