* Về sự ổn định:
Thị trƣờng tài chính luôn biến động, các xu hƣớng lãi suất thay đổi do những yếu tố thị trƣờng tài chính trong nƣớc và thế giới tác động, việc phân tán trong công tác quản lý vốn đồng nghĩa với việc phân tác công tác quản lý vốn về từng chi nhánh, tại địa bàn TpHCM hay Hà Nội việc nắm bắt thông tin và phản ứng các biến động của thị
TRUNG TÂM VỐN Thị trƣờng Cho vay Huy động Cho vay Huy động
Chi nhánh 1: Thiếu vốn Chi nhánh 2: Thừa vốn
Bán vốn cho chi nhánh 1
trƣờng tài chính đối với tác động của nó đến công tác quản lý TSN-TSC luôn hiệu quả và tích cực hơn các tỉnh thành, điều đó đặt công tác quản lý vốn chịu sự tác động riêng lẻ của từng chi nhánh với các cách xử trí không đồng bộ và thống nhất trong toàn hệ thống Eximbank, chính sự không thống nhất và đồng bộ này tạo sự không ổn định cho việc quản lý TSN-TSC của toàn hệ thống. Rủi ro lãi suất và rủi ro kỳ hạn: nhƣ đã trình bày ở chƣơng I, rủi ro lãi suất và rủi ro kỳ hạn là 2 trong những rủi ro tác động nhiều nhất đến công tác quản lý vốn của các NHTM. Việc quản lý vốn phân tán của Eximbank làm cho Eximbank phải đối mặt các rủi ro về lãi suất và rủi ro về kỳ hạn cao hơn.
Mô hình 6: Quản lý vốn phân tán, đẩy các rủi ro về chi nhánh
* Về tính năng động:
Cơ chế vốn phân tán đồng nghĩa với sự phân tán rủi ro, phân tán lợi nhuận, cơ chế này về ƣu điểm có thể nói là chủ động và cao hơn là tính năng động. Tuy nhiên, chính sự năng động này lại tiềm ẩn những rủi ro rất lớn trƣớc những biến động của thị
Chi nhánh 1 Chi nhánh 2 Chi nhánh n Chi nhánh … Chi nhánh … Rủi ro kỳ hạn, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản… và
các rủi ro khác trong quản lý vốn
trƣờng tài chính, các nhƣợc điểm này phụ thuộc rất lớn vào trình độ nguồn nhân lực và sự hỗ trợ từ HO.
Vế những khó khăn nhân sự sẽ đƣợc trình bày trong phân tiếp theo.
Về sự hỗ trợ từ HO, cơ chế quản lý vốn này đang áp dụng tại Eximbank là một cơ chế vốn mà Giám Đốc các chi nhánh toàn quyền điều tiết vốn huy động và cho vay tại chi nhánh, việc dƣ thừa và thiếu hụt vốn cân đối hàng ngày, không giới hạn quyền quyết định việc sử dụng nguồn vốn thừa, nhƣng lại giới hạn nguồn vốn cho vay từ HO. Eximbank từng áp dụng các hạn mức cho vay đối với từng chi nhánh, cũng từng áp dụng các biện pháp tăng mức vốn vay điều chuyển vốn nội bộ với các khoản vay vƣợt ngoài hạn mức, từng bóc tách mức lãi suất bậc thang cho từng kỳ hạn. Tuy nhiên, đến ngày hôm nay, các giới hạn về vốn gừi và vốn vay HO không còn đƣợc áp dụng, lãi suất điều chuyển vốn nội bộ áp dụng cho tất cả các kỳ hạn của cả vay và gửi đều bằng nhau, các kỳ hạn HO cho chi nhánh vay dài (từ 2 tháng trở lên) không đƣợc HO giải quyết. Chính sách lãi suất điều chuyển vốn đang áp dụng hiện nay tại Eximbank triệt tiêu hoàn toàn tính chủ động và năng động của các chi nhánh và đặt hoàn toàn gánh nặng các rủi ro về biến động của thị trƣờng, các chi nhánh hoàn toàn không có một biện pháp phòng về nào và khi biến động xảy ra, hậu quả sẽ vô cùng nghiêm trọng
* Về nhân sự:
Xét về mặt nhân sự, cơ chế quản lý vốn phân tán đang áp dụng tại hệ thống Eximbank đòi hỏi nhiều về nhân sự, cả HO và chi nhánh đều phải duy trì các cán bộ làm công tác nguồn vốn với các chức năng và công việc trùng lắp, gây lãng phí về nhân sự. Mặt khác, để công tác ở bộ phần nguồn vốn, các cán bộ tại vị trí này phải là các cán bộ có trình độ đảm bảo, đƣợc đào tạo, và đòi hỏi một sự nhạy bén và phân tích tốt, lực lƣợng nhân sự này nếu xét tại hai địa bàn trọng điểm nhƣ TpHCM, Hà Nội sẽ không khó khăn, tuy nhiên tại địa bàn tỉnh lƣợng nhân sự chất lƣợng cao này là cực kỳ khó khăn, việc không đảm bảo về chất lƣợng nhân sự cho một công tác quan trọng trong hoạt động của ngân hàng nhƣ hoạt động quản lý vốn sẽ đẩy các chi nhánh đối
mặt nghiêm trọng hơn với việc quản lý không hiệu quả TSN-TSC. Chƣa tính đến việc quản lý không đạt hiệu quả nhƣ mong muốn, các rủi ro do sự biến động của lãi suất có thể dẫn đến sự thua lỗ trong hoạt động tại chi nhánh.
- Tại HO: Bộ phận quản lý vốn thuộc khối Đầu tƣ tài chính, các phòng ban trực tiếp nhƣ phòng kinh doanh tiền tệ, phòng kinh doanh vàng, phòng đầu tƣ tài chính, phòng điều hành TSN-TSC. Các phòng ban này chịu trách nhiệm chung cho toàn hệ thống Eximbank về đảm bảo các công tác liên quan đến các chính sách quản lý vốn, quản lý các danh mục TSN-TSC, kinh doanh và đầu tƣ nguồn vốn huy động, mua bán/ vay gửi vốn trên thị trƣờng liên ngân hàng…
- Tại chi nhánh: Eximbank không quy định phòng ban độc lập phục vụ cho công tác cân đối vốn tại các chi nhánh, các cán bộ làm công tác nguồn vốn trực thuộc quản lý của phòng Dịch vụ khách hàng hoặc phòng Tín dụng tùy lực lƣợng nhân sự và phân công của Giám đốc chi nhánh, chính sự không rõ ràng và chuyên môn hóa công tác nguồn vốn, dẫn đến tỷ trọng các chi nhánh sử dụng vốn không hiệu quả và gây tổn thất do không cân đối vốn tốt chiếm hơn 44%. Thao tác quản lý vốn khá thô sơ và đơn giản, hầu nhƣ các chi nhánh không làm công tác phân tích và dự báo xu hƣớng lãi suất. Công tác hàng ngày của các cán bộ nguồn vốn là vay/ gửi phần chênh lệch
Mô hình 7: Cơ cấu nhân sự trong quản lý vốn phân tán tại Eximbank.
Cán bộ cân đối vốn chi nhánhn Cán bộ cân đối vốn chi nhánh 1 Cán bộ cân đối vốn chi nhánh 1 Cán bộ cân đối vốn chi nhánh. . . Cán bộ cân đối vốn chi nhánh. . . Phòng KDTT tại HO Phòng KD Vàng tại HO Phòng ĐTTC tại HO Phòng QLRR tại HO Phòng điều hành TSN-TSC ALCO
Từ cơ cấu nhân sự minh họa trong mô hình trên, ta có thể thấy tại Eximbank, việc dự đoán thị trƣờng tài chính để có những động thái xử lý, hạn chế các rủi ro trong quản lý vốn quan trọng nhƣ rủi ro lãi suất, rủi ro kỳ hạn, rủi ro thanh khoản … phụ thuộc vào các cán bộ cơ sở tại các chi nhánh, các phòng ban liên quan đến quản lý vốn tại HO chỉ đƣa ra các chính sách quản lý vốn dựa trên sự tổng hợp quản lý vốn riêng lẻ của từng chi nhánh. Từng mỗi chi nhánh với các lợi thế từng vùng (cho vay, huy động…) dẫn đến việc cân đối vốn từng chi nhánh không giống nhau, khi thị trƣờng tài chính có biến động các chi nhánh sẽ phải có các biện pháp khác nhau, không thông nhất và chủ quan, bên cạnh đó việc không chuyên môn hóa các cán bộ làm công tác nguồn vốn tại các chi nhánh dẫn đến việc cán bộ làm công tác này không có đƣợc các kiến thức cũng nhƣ các kinh nghiệm đáp ứng đầy đủ, do đó có thể nói công tác quản lý vốn phân tán và cơ chế bố trí nhân sự cho công tác nguồn vốn tại Eximbank hiện nay rất “ bị động”. Các chính sách về lãi suất và kỳ hạn của hệ thống đƣa ra chỉ tác động trực tiếp tại HO, riêng tại các chi nhánh ngoài chính sách chung còn bị tác động bởi yếu tố chủ quan của cán bộ làm công tác nguồn vốn tại chi nhánh.
* Về chi phí:
Chi phí sử dụng trong cơ chế hiện tại của Eximbank là rất lớn. Thứ nhất do lực lƣợng nhân sự làm công tác nguồn vừa thừa lại không đáp ứng yêu cầu, quản lý phân tán. Không tận dụng đƣợc các nguồn vốn nội bộ trong toàn hệ thống, hiện tại Eximbank không cho phép các chi nhánh giao dịch vốn với nhau để hạn chế rủi ro, do đó nguồn vốn chỉ luân chuyển vốn giữa các địa bàn chỉ qua 1 kênh duy nhất qua HO, mà kênh này lại chỉ là tổng hợp các nhu cầu của từng chi nhánh, không chủ động trong công tác luân chuyển vốn và chính tình hình này Eximbank làm tăng mức chi phí cơ hội của toàn hệ thống. bỏ qua rất nhiều cơ hội sử dụng hiệu quả nguồn vốn nội bộ hiện có.
Việc định giá không phù hợp trong cơ chế quản lý vốn phân tán mà Eximbank đang áp dụng dẫn đến nhiều tiêu cực làm tăng chi phí. Hầu hết các chi nhánh do áp lực
các chỉ tiêu, các chi nhánh sẳn sàng áp dụng mức lãi suất thƣơng lƣợng cao hơn mức lãi suất đang ban hành (miễn thấp hơn mức lãi suất điều vốn HO đang áp dụng cho các chi nhánh), hay giảm mức lãi suất vay để thu hút khách hàng.
Xét về mặt chi nhánh: các chi nhánh áp dụng lãi suất huy động thƣơng lƣợng là có lợi, do chi nhánh dù huy động cao hơn mức chung do HO Eximbank quy định toàn hệ thống vẫn thấp hơn mức lãi suất điều chuyển vay từ HO, hay nhƣ với các khoản vay, các chi nhánh sẳn sàng vì đạt mức chỉ tiêu kế hoạch sẽ giảm lãi suất vay, chấp nhận mức chênh lệch đầu vào/đầu ra thấp.
Xét về mặt toàn hệ thống: việc các chi nhánh vì các chỉ tiêu đƣợc giao sử dụng các biện pháp tiêu cực, áp dụng các mức lãi suất không phù hợp với chính sách chung của toàn hệ thống đã làm gia tăng chi phí huy động vốn và giảm lợi nhuận thu đƣợc từ lãi vay của toàn hệ thống Eximbank.
Ở khía cạnh khác, các chỉ tiêu kế hoạch thƣờng đƣợc chốt theo thời điểm nhƣ: cuối tháng, cuối quý, cuối năm tài chính, chính vì thế một số chi nhánh sẳn sàng tạo ra các doanh số ảo. Ví dụ: để tăng số dƣ huy động, các chi nhánh phát vay cho các công ty, cá nhân, sau đó thƣơng lƣợng với các công ty, cá nhân này gửi lại vào các các tài khoản kỳ hạn, mức chi phí lãi vay các chi nhánh sẽ chi dƣới các hình thức chi phí khác, chính điều này lại càng đẩy các mức chi phí tăng cao hơn.
* Về hiệu quả:
Eximbank đã đừng bị đặt vào diện kiểm soát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nƣớc do dính líu đến các khoản nợ xấu trong vụ án Epco – Minh Phụng, đến đầu năm 2006 mới dỡ bỏ quy chế kiểm soát đặc biệt. Nhƣng chỉ trong 3 năm, Eximbank đã vƣơn lên trở thành một trong những Ngân hàng hàng đầu của Việt Nam. Đây là thành tựu rất đáng đƣợc ghi nhận. Các chiến lƣợc trong hoạt động những năm gần đây của Eximbank để thoát khỏi sự vòng kiểm soát đặc biệt chủ yếu là sự phối hợp của các ban ngành để thu hồi các khoản nợ cũ. Thế mạnh về ngoại hối và Xuất nhập khẩu mang về cho Eximbank những khoản lợi nhuận không nhỏ. Các khoản vay giải ngân đều đƣợc
kiểm soát rất chặt chẽ, nhằm đạt tăng trƣởng bền vững và an toàn. Tuy nhiên, với những bất cập vừa trình bày trong cơ chế quản lý vốn phân tán, bên cạnh quy mô mở rộng của ngân hàng ngày càng lớn chính sách quản lý cũ ngày càng bộc lộ những điểm yếu. Kết quả kinh doanh vào cuối năm tài chính không thể đánh giá chính xác các mức đóng góp chung cho toàn hệ thống, các chi nhánh không thể hiện đƣợc tính bình đẳng và nhất quán chung trong toàn hệ thống, gây lãng phí và không phát huy hết đƣợc hiệu quả của việc quản lý vốn trong NHTM.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2:
Chƣơng 2 nêu khái quát cơ chế quản lý vốn đang áp dụng tại Eximbank, từ đó đƣa ra một số các phân tích và nhận xét về những điểm hạn chế của cơ chế hiện tại. .Các vấn đề nêu ở chƣơng 2 là những phần mô tả tổng quan nhất dựa trên kinh nghiệm thực tế của tôi khi làm việc tại bộ phận cân đối vốn của chi nhánh, nhìn chung mô hình quản lý vốn của EIB dựa trên các lý thuyết cơ bản của công tác quản lý vốn của các NHTM, tuy nhiên các quy định, quy trình đã nêu ở phần 2 chủ yếu mang tính giáo khoa, việc quản lý vốn tai EIB mang tính chất bị động rất nhiều trƣớc các biến động của lãi suất. Về lý thuyết các giải pháp phản ứng trƣớc biến động của thị trƣờng đƣợc xây dựng, nhƣng thực tế mắc xích quan trọng và cơ bản nhất chính là các bộ phận cân đối vốn trực tiếp tại chi nhánh lại không đƣợc chú trọng. Cơ chế quản lý vốn phân tán phù hợp với quy mô những ngân hàng nhỏ và riêng lẻ, phù hợp khi thị trƣờng ít biến động. Mô hình quản lý vốn phân tán hiện nay đƣợc áp dụng hầu hết tại các NHTM của Việt Nam, một số các ngân hàng ở top đầu NHTM đã bắt chuyển đổi dần sang cơ chế quản lý vốn tập trung, phần chƣơng 3 sẽ trình bày cụ thể cơ chế quản lý mới này cùng các phân tích và so sánh nhằm đánh giá hiệu quả của 2 cơ chế cũ và mới
CHƢƠNG 3:
GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN THEO MÔ HÌNH HIỆN ĐẠI TẠI NH TMCP XNK VIỆT NAM.