Eximbank áp dụng một số các phƣơng pháp nhƣ sau để hạn chế rủi ro.
* Phương pháp đo chênh lệch giữa TSC–TSN nhạy cảm với lãi suất (phương pháp GAP)
Phƣơng pháp này đã trình bày rất chi tiết ở chƣơng 1.Phần 1.2.2.3.
* Mô hình giả định:
Mô hình giả định tập trung vào việc đo lƣờng rủi ro đối với thu nhập ròng do việc định giá lại TSC – TSN trong tƣơng lai trên bảng cân đối kế toán tƣơng ứng với sự biến động của lãi suất nhằm giúp Eximbank có các biện pháp với những tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Mô hình giả định xây dựng tập trung dựa trên các số liệu dự đoán xu hƣớng lãi suất đƣợc tổng hợp từ 2 khối : Khối Ngân Quỹ - Đầu Tƣ Tài Chính và Khối Giám Sát Hoạt Động. Từ các dự đoán trên đƣa ra các giả định dựa theo các biến động của lãi suất đối với tất các các khoản mục trên bảng cân đối kế toán. Với các số liệu dựa trên ALCO sẽ đƣa ra những quyết định phù hợp cũng nhƣ các biện pháp nhằm có thể xử lý các tình huống xấu nhất của biến động lãi suất
* Thời hạn bình quân (Duration):
Phƣơng pháp này đƣợc Eximbank sử dụng để đánh giá ảnh hƣởng của lãi suất trong kỳ hạn dài đến các danh mục đầu tƣ của Eximbank. Phƣơng pháp này là một phƣơng pháp phổ biến dùng để đánh giá các giá trị của trái phiếu nằm trong danh mục đầu tƣ của ngân hàng.
* Hạn mức giới hạn rủi ro:
Hạn mức, giới hạn rủi ro đƣợc Eximbank đặt ra và đƣợc thực thi trên tất các chi nhánh của Eximbank nhằm hạn chế đến mức tối đa mức rủi ro có thể cũng nhƣ chấp nhận mức rủi ro cho phép.
Ví dụ : Tỷ lệ dư nợ/huy động tối đa cho phép, hạn chế sự mất cân đối vốn của các chi nhánh mà huy động không đáp ứng được nhu cầu vay vốn.
Tỷ lệ nợ quá hạn tối đa cho phép đối với quy mô từng chi nhánh ...
Biên độ lãi suất thương lượng lãi huy động, lãi cho vay của từng giám đốc chi nhánh ...