Chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện việt yên tỉnh bắc giang trong thời kỳ đổi mới (1986-2005) (Trang 41 - 42)

6. Kết cấu luận văn

2.2.1. Chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế

Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986) đề ra, đất nước ta đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Nền kinh tế có sự tăng trưởng và phát triển mạnh, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên, vai trò và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế và khu vực được cải thiện đáng kể.

Cùng với xu hướng chung của cả nước, cơ cấu kinh tế của huyện cũng chuyển dịch theo chiều hướng tích cực đúng với chủ trương của Đảng và Nhà nước trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn là giảm tỷ trọng nhóm ngành nông - lâm - ngư nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và thương mại, du lịch, dịch vụ.

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu kinh tế huyện Việt Yên (cơ cấu %)

Năm 1990 [58, tr.9] Năm 1995 [59, tr.11] Năm 2000 [61, tr.13] Năm 2005 [63, tr.14] Thương mại, dịch vụ Nông-lâm nghiệp Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp-xây dựng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng tăng nhanh từ 16,30% năm 1990 lên 55,80% năm 2005, đạt giá trị sản xuất cao nhất trong các nhóm ngành. Nhóm ngành nông nghiệp có tỷ trọng giảm nhanh từ 65,22% năm 1990 xuống 24,05% năm 2005.

Trong những năm gần đây, mức sống người dân trên địa bàn huyện đã được nâng cao. “Bình quân thu nhập của mỗi một người dân năm 2000 là 3,48 triệu đồng/1 người/1 năm, đã tăng lên 13,18 triệu đồng/1 người/1 năm vào năm 2005, cao hơn mức trung bình tỉnh (giá trị sản xuất bình quân/người của tỉnh Bắc Giang năm 2005 đạt 5,09 triệu đồng/người”. [88, tr.15]

Một phần của tài liệu Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện việt yên tỉnh bắc giang trong thời kỳ đổi mới (1986-2005) (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)