Về công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp

Một phần của tài liệu Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện việt yên tỉnh bắc giang trong thời kỳ đổi mới (1986-2005) (Trang 59 - 65)

6. Kết cấu luận văn

2.2.3. Về công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp

Công nghiệp là ngành kinh tế xương sống của nền kinh tế quốc dân. Công nghiệp nặng chế tạo ra máy móc công cụ lao động, giải phóng sức lao động của con người cho năng suất, chất lượng sản phẩm cao. Công nghiệp thúc đẩy các ngành khác phát triển, sử dụng nguyên vật liệu của ngành nông nghiệp, thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Cuộc cách mạng công nghiệp cuối thể ký XVIII đầu thế kỷ XIX đã tạo nên bước chuyển biến to lớn về chất lượng các hoạt động của con người. Nhận thức được vai trò của ngành công nghiệp như vậy, nên từ một nước có nền công nghiệp lạc hậu trước năm 1986, Đảng ta đã thực hiện chủ trương công nghiệp hoá, hện đại hoá nền công nghiệp là đúng hướng và cần thiết để bước vào thời đại văn minh công nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhận thức được tầm quan trọng của kinh tế công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, đặc biệt huyện Việt Yên là huyện có địa bàn thuận lợi để phát triển các khu, cụm công nghiệp của tỉnh Bắc Giang.

Tuy nhiên trong những năm đầu thực hiện công cuộc đổi mới, do chưa thích ứng kịp thời với cơ chế thị trường nên các hợp tác xã, xí nghiệp chỉ hoạt động cầm chừng, có xí nghiệp làm ăn thua lỗ dẫn đến giải thể như hợp tác xã gốm thống nhất ở Thổ Hà, hay xí nghiệp sản xuất thủy tinh ở Tự Lạn.

Để khắc phục sự làm ăn kém hiệuquả của các xí nghiệp quốc doanh đưa hoạt động công nghiệp và thủ công nghiệp phát triển đi lên, huyện Việt Yên đã chủ trương khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế đầu tư vốn mở rộng sản xuất, miễn hoặc giảm thuế các mặt hàng phục vụ tiêu dùng ở địa phương Thực hiện Nghị quyết 217 (14/1/1987) của Hội đồng Bộ trưởng về đổi mới kế hoạch và hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa đối với các xí nghiệp quốc doanh. Huyện uỷ Việt Yên đã chỉ đạo các tổ chức Đảng chuyển hướng lãnh đạo, đổi mới phương thức hoạt động. Sự lãnh đạo của Đảng đã đáp ứng được yêu cầu đổi mới khi chuyển đổi cơ chế, các xí nghiệp đóng trên địa bàn huyện đều tiến hành sắp xếp lại tổ chức bộ máy, dây chuyền sản xuất, nhờ đó đã đảm bảo tự chủ hoạch toán kinh doanh, nhịp độ sản xuất phát triển tốt.

Bước sang đầu những năm 1990 phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp có xu hướng chung là củng cố các làng nghề truyền thống và tiếp tục phát triển các làng nghề mới.

Làng Vạn Vân chuyên làm nghề nấu rượu có truyền thống lâu đời, làng Phúc Long, Phúc Tằng có nghề đan lát với quy mô sản xuất hàng trăm triệu đồng một năm thu hút 30% lao động vào sản xuất với thu nhập mỗi người gấp 5 lần so với lao động thuần nông.

Với tinh thần gia tăng tỷ trọng thủ công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của huyện, những khó khăn về vốn, vật tư dần dần được giải quyết. Huyện đã

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phối hợp với các ban, ngành, trường học mở các lớp đào tạo các nghề điện, hàn, cơ khí…

Chế biến lương thực, thực phẩm trên địa bàn huyện gồm có xay xát, nghiền thức ăn gia súc, nghề làm bún, bánh đa, giò, chả… đều do các hộ gia đình sản xuất chế biến với quy mô nhỏ.

Nghề sản xuất vật liệu xây dựng phát triển mạnh đặc biệt là xí nghiệp sản xuất gạch, ngói Bích Sơn, đã đáp ứng được nhu cầu xây dựng, nâng cấp nhà ở của nhân dân.

Các nghề thủ công ở Việt Yên trong những năm 1990-1995 có sự phát triển tốt, thu hút được nhiều lao động lúc nông nhàn. Khảo sát toàn huyện có 62% số hộ nông dân có nghề phụ ngoài sản xuất nông nghiệp. Riêng xã Tăng Tiến có tới 88% số hộ nông dân tham gia sản xuất các nghề thủ công, trong đó chủ yếu là nghề mây tre đan. Thu nhập từ nghề tiểu thủ công nghiệp đã giúp tăng thu nhập đáng kể, nhiều gia đình thoát khỏi nghèo nhờ phát triển mạnh nghề thủ công.

Từ năm 1996-2005 Việt Yên trở thành một huyện có công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh nhất tỉnh Bắc Giang. Giá trị sản xuất công nghiệp chiếm tỷ trọng ngày càng lớn, tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp trên địa bàn huyện tăng nhanh, góp phần làm tăng năng lực sản xuất, đẩy nhanh tốc độ phát triển toàn nền kinh tế - xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xoá đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống của nhân dân, từng bước thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Trong giai đoạn này khối lượng các sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chủ yếu của huyện là nhóm mặt hàng may mặc, nông sản chế biến, mây tre đan, phân bón, xi măng, gạch nung …

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.9. Khối lượng một số sản phẩm công nghiệp 1996-2005

STT Sản phẩm ĐVT Năm 1996 Năm 2000 Năm 2005

1 Gạo, ngô xay xát tấn 29.088 29.442 29.658

2 Đậu phụ tấn 55 115 158 3 Thịt gia súc làm đồ hộp tấn 1.776 2.412 2.798 4 Rượu trắng lít 1.049 982 1.135 5 Bia hơi lít 22.027 26.000 30.000 6 Bánh đa nem tấn 16 30 376 7 Mỳ tấn 145 317 539 8 Phân NPK tấn 76 92 95 9 Gỗ xẻ m3 1.655 2.342 2.737 10 Tủ gỗ các loại chiếc 814 466 771 11 Bàn ghế salon bộ 297 322 636 12 Giường chiếc 1.374 700 720

13 Mây tre đan chiếc 3.786 3.742 4.115

14 Thuyền nan chiếc 1.220 317 212

15 Xi măng tấn 11.112 17.230 18.839

16 Cửa sát m3 6.214 12.732 18.117

17 Xe cải tiến, xe ngựa cái 846 674 501

18 Trang phục cái 54.792 56.124 2.546

19 Giày dép đôi 2.468 2.215 1.965

[37, tr.8] [39, tr.14]

Năm 2005 trên địa bàn huyện có 2.392 cơ sở sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh, trong đó phần lớn là các cơ sở thuộc thành phần kinh tế tư nhân chiếm 2.280 cơ sở. Ngoài ra địa bàn huyện có 9 công ty cổ phần, 11 công ty trách nhiệm hữu hạn. Các cơ sở sản xuất thực phẩm và đồ uống chiếm phần lớn với 1.264 cơ sở, chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa có 608 cơ sở. [39 ,8]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trên địa bàn huyện Việt Yên trong những năm gần đây đã hình thành nhiều khu, cụm công nghiệp, các khu, cụm công nghiệp đã góp phần tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Bình quân một ha đất nông nghiệp cho thuê thu hút được trên 70 lao động trực tiếp, trong khi đất nông nghiệp chỉ thu hút được khoảng 10-12 lao động.

Khu công nghiệp Đình Trám tại xã Hoàng Ninh và Hồng Thái huyện Việt Yên với tổng diện tích quy hoạch là 98ha, trong đó diện tích xây dựng nhà máy là 65ha, có 25 doanh nghiệp đã đi vào sản xuất, sử dụng hơn 4000 lao động.

Các ngành nghề ưu tiên phát triển là sản xuất hàng điện tử, lắp ráp ô tô, dệt may, chế biến nông sản thực phẩm, bao bì, giấy nhựa…

Đến năm 2005 đã có 50 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư, với tổng diện tích đất cho thuê là 65,2ha. Trong đó có 42 dự án đầu tư trong nước với số vốn đăng ký là 1.113 tỷ đồng và 05 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với số vốn đầu tư đăng ký là 21,8 triệu USD.

Khu công nghiệp Quang Châu thuộc địa bàn các xã Quang Châu, Vân Trung, Hoàng Ninh và thị trấn Nếnh huyện Việt Yên. Diện tích 426ha, trong đó diện tích đất công nghiệp cho thuê là 275ha. Khu công nghiệp Quang Châu tập trung sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến gỗ, điện tử…

Hiện khu công nghiệp đang triển khai san lấp mặt bằng và xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật với tổng số vốn đầu tư là 836,78 tỷ VNĐ. Chủ đầu tư là Công ty cổ phần khu công nghiệp Sài Gòn - Bắc Giang. Đến nay chủ đầu tư đã phối hợp với chính quyền địa phương bồi thường giải phóng mặt bằng 370ha, san lấp mặt bằng 100ha và đang triển khai xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật như đường giao thông nội bộ, thoát nước, cấp điện nước, tiếp tục bồi thường giải phóng mặt bằng và san nền phần diện tích còn lại của khu công nghiệp.

Đến năm 2005 đã có 9 dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư, trong đó có 7 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với số vốn đầu tư đăng ký 922,5 tỷ VNĐ và 130,2 triệu USD, diện tích đất cho thuê là 42,1ha, ngoài ra đã có nhà đầu tư thoả thuận thuê diện tích đất 74ha.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Khu công nghiệp Vân Trung thuộc địa bàn các xã Hoàng Ninh, Vân Trung, Tăng Tiến huyện Việt Yên, diện tích 433ha, trong đó đất nông nghiệp là 258,78ha. Định hướng phát triển khu công nghiệp này là sản xuất xe máy, lắp ráp điện tử, chế biến nông sản thực phẩm. Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Fugiang, thuộc tập đoàn khoa học kỹ thuật Hồng Hải (Đài Loan).

Vốn đầu tư đăng ký là 1.372 tỷ VNĐ, tương ứng với 95,21 triệu USD. Theo kế hoạch, tập đoàn sẽ dành 200ha cho các công ty của tập đoàn, chiếm 77,5% diện tích đất công nghiệp trong khu công nghiệp”. [ 39, tr.9 ]

Khu công nghiệp Việt Hàn thuộc địa bàn xã Hoàng NInh, Tăng Tiến và Hồng Thái huyện Việt Yên. Giai đoạn 1 sử dụng 100ha, chủ đầu tư là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên của Hàn Quốc. Hiện nay chủ đầu tư đang hoàn chỉnh hồ sơ thành lập khu công nghiệp và triển khai công tác bồi thường.

Đến năm 2005 đã có 18 doanh nghiệp của Hàn Quốc đăng ký đầu tư vào khu công nghiệp Việt Hàn với diện tích đăng ký là 42ha, ngoài ra nhiều doanh nghiệp đã đến khảo sát và dự kiến đầu tư khoảng 30-40ha.

Các khu công nghiệp tập trung ở huyện Việt Yên với địa điểm xây dựng các khu công nghiệp chủ yếu là đất ruộng, gần đường quốc lộ 1A nên việc thu hút đầu tư tương đối thuận lợi.

Ngoài các khu công nghiệp nói trên còn có một số cụm công nghiệp trên địa bàn huyện như cụm công nghiệp Đồng Vàng với diện tích 38ha, cụm công nghiệp Hoàng Mai diện tích là 19,1ha.

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện trong những năm qua đã phát triển khá mạnh, đặc biệt là công nghiệp. Giá trị sản xuất tăng nhanh, thu hút nhiều lao động góp phần giải quyết việc làm và nâng cao đời sống người lao động. Tuy nhiên bên cạnh những mặt đã đạt được, vẫn còn một số mặt hạn chế cần giải quyết, sản xuất tiểu thủ công nghiệp còn nhỏ lẻ, cụm nghề đầu tư lớn nhưng hiệu quả sử dụng chưa cao, việc đưa nghề mới vào địa phương còn gặp nhiều khó khăn, môi trường ở một số làng nghề bị ô nhiễm nghiêm trọng như giết mổ trâu bò tập trung ở xã Hoàng Ninh, ở các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khu và cụm công nghiệp trên địa bàn huyện việc xúc tiến, mời gọi đầu tư còn hạn chế. Vì vậy việc thu hút các nhà đầu tư vào địa bàn phục vụ sản xuất kinh doanh là mục tiêu lớn của huyện.

Một phần của tài liệu Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện việt yên tỉnh bắc giang trong thời kỳ đổi mới (1986-2005) (Trang 59 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)