Thương mại, dịch vụ, du lịch

Một phần của tài liệu Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện việt yên tỉnh bắc giang trong thời kỳ đổi mới (1986-2005) (Trang 65 - 68)

6. Kết cấu luận văn

2.2.4. Thương mại, dịch vụ, du lịch

Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường theo định hướng mở cửa thì phát triển thương mại - dịch vụ - du lịch là yêu cầu tất yếu khách quan, là đòn bẩy cho sự phát triển và đồng thời là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng. Song bước vào những năm đầu của công cuộc đổi mới, nằm trong tình trạng chung của cả nước, công tác lưu thông phân phối luôn là mặt trận nóng bỏng trên địa bàn huyện. Trong thời gian này hầu hết các đơn vị kinh doanh sản xuất và dịch vụ trong huyện hoạt động kém hiệu quả, gặp nhiều khó khăn trong định hướng kinh doanh và khó khăn lớn nhất là thiếu nguồn vốn.

Từ khi Nhà nước thực hiện chính sách ưu tiên vùng núi và trung du như các chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo, phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, trợ cước, trợ giá, xây dựng điểm bưu điện, nhà văn hoá xã… thì các hoạt động thương mại, dịch vụ của huyện cũng có điều kiện được cải thiện. Những năm gần đây việc hình thành những khu, cụm công nghiệp đã kéo theo sự phát triển của các hoạt động thương mại, dịch vụ. Trên địa bàn huyện nhiều thành phần kinh tế, thị trường ngày càng sôi động, hình thành hệ thống mạng lưới, kênh lưu thông phân phối hàng hoá theo cơ chế thị trường, giá cả chênh lệch giữa các vùng trong huyện không đáng kể.

* Về thương mại:

Những năm qua hoạt động thương mại huyện Việt Yên có nhiều chuyển biến tích cực: Thương mại cá thể phát triển nhanh, hàng hoá trên thị trường đa dạng, phong phú cả về số lượng, chủng loại và chất lượng. Mẫu mã hàng hoá bước đầu được cải tiến phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Môi trường kinh doanh buôn bán thuận lợi và không ngừng cải thiện.

Trên địa bàn huyện hiện có hai doanh nghiệp Nhà nước đã được cổ phần hoá từ năm 2003 đang hoạt động và từng bước làm ăn có hiệu quả. Các doanh nghiệp này chịu sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp của ngành thương mại tỉnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thương mại tập thể: Huyện có hai hợp tác xã thương mại dịch vụ, do tác động của cơ thế thị trường, hoạt động của các hợp tác xã này rất khó khăn và hiệu quả chưa cao. Tuy nhiên huyện có sáu hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp vừa sản xuất vừa tiêu thụ sản phẩm đạt kết quả khá cao.

Thương mại cá thể trên địa bàn huyện phát triển nhanh. Nhìn chung từ khi xoá bỏ cơ chế bao cấp, hoạt động thương mại quốc doanh giảm dần, các hoạt động tư thương không ngừng tăng lên, cửa hàng, cửa hiệu với các hình thức khác nhau được quy hoạch, bố trí phù hợp hình thành tại các trung tâm thị trấn và dọc các tuyến đường giao thông thuận tiện cho việc buôn bán.

Bảng 2.10. Hệ thống chợ trên địa bàn huyện năm 2005

STT Tên chợ Diện tích (m3 ) Số hộ kinh doanh cố định Xếp loại 1 Bích Động 5.978 250 2 2 Nếnh 5.300 215 2 3 Chàng 5.000 50 3 4 Quán Rãnh 3.700 50 3 5 Nhẫm 6.000 50 3 6 Cầu Treo 3.600 50 3 7 Lai 1.900 30 3 8 Hồng Thái 1.800 25 3 9 Đống 4.800 16 3 10 Bài 2.520 20 3 11 Vân 1.200 20 3 12 Can Vang 720 15 3 13 Phúc Tằng 600 40 3 [40, tr.17]

Hiện nay huyện có 13 chợ, các chợ có quy mô nhỏ, một số chợ họp theo phiên. Các chợ này đã thu hút 820 hộ kinh doanh cố định, trong đó chợ Bích Động và chợ Nếnh chiếm phần lớn. Tổ chức, lưu chuyển hàng hoá bán lẻ thông qua các chợ đạt khoảng 47 tỷ đồng/1 năm. Hiện nay một số chợ đã

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

xuống cấp nên gây hạn chế cho các hoạt động giao lưu buôn bán. Vì vậy trong thời gian tới cần phải đầu tư nâng cấp, cải tạo một số chợ.

Hiện nay trên địa bàn huyện chưa có các trung thâm thương mại và siêu thị. Các bến bãi, kho phục vụ cho thương mại còn đơn giản và chưa được quan tâm. Trong tương lai cùng với việc phát triển và nhu cầu ngày càng cao của sản xuất và đời sống người dân trong huyện, việc hình thành các trung tâm thương mại, siêu thị là rất cần thiết.

* Dịch vụ:

Trong những năm qua tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ trong huyện liên tục tăng. Từ năm 1995 đến 2005 tăng lên 85.670 triệu đồng. Công tác thanh tra và quản lý thị trường kinh doanh lành mạnh khuyến khích hoạt động kinh doanh. Giá trị dịch vụ tăng lên từng năm, năm 1995 đạt 24,146 tỷ đồng, 1998 là 32,955 tỷ đồng, năm 2000 là 46,2 tỷ đồng, năm 2002 là 67 tỷ đồng và năm 2005 là 72 tỷ đồng. [38, tr.19] [40, tr.11]

* Du lịch:

Trên địa bàn huyện có khá nhiều các di tích, danh lam thắng cảnh có thể phục vụ phát triển du lịch nếu được đầu tư, kiến tạo tốt. Những năm qua huyện đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư vào thuê đất du lịch. Riêng xã Tăng Tiến đã có hai dự án du lịch sinh thái quảng bá tiếp thị làng nghề với tổng số vốn đầu tư gần 100 tỷ đồng, dự án nâng cấp đình chùa Thổ Hà 1 tỷ đồng, dự án bảo tồn tu bổ di tích chùa Bổ Đà 17,9 tỷ đồng. Hàng năm trên địa bàn huyện diễn ra nhiều lễ hội ở các xã, thị trấn. Hàng năm đến ngày 14/2 âm lịch huyện tổ chức lễ hội chùa Bổ Đà thu hút hàng ngàn lượt khách tham dự.

Tuy nhiên ngành du lịch Việt Yên hiện nay còn bộc lộ nhiều hạn chế, đóng góp của ngành du lịch vào kinh tế của huyện chưa đáng kể, các điểm du lịch chưa được đầu tư nhiều mà mới ở dạng tiềm năng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện việt yên tỉnh bắc giang trong thời kỳ đổi mới (1986-2005) (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)