Về vấn đề xã hội an ninh quốc phòng

Một phần của tài liệu Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện việt yên tỉnh bắc giang trong thời kỳ đổi mới (1986-2005) (Trang 105 - 128)

6. Kết cấu luận văn

3.4. Về vấn đề xã hội an ninh quốc phòng

Sự phát triển về kinh tế - xã hội tạo điều kiện cho huyện Việt Yên có điều kiện thực hiện tốt hơn các chính sách xã hội. Các đối tượng chính sách được chi trả trợ cấp kịp thời, chính xác.

Các phong trào như “uống nước nhớ nguồn”, xây dựng nhà tình nghĩa, lập quỹ tình nghĩa… đã được đông đảo nhân dân tham gia. Kết quả là đến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

năm 2005 đã có 670 sổ tiết kiệm tình nghĩa, mỗi sổ có giá trị tiền là 10 triệu đồng, xây dựng được 77 ngôi nhà tình nghĩa.

Công tác chăm sóc giáo dục trẻ em được các cấp uỷ Đảng, chính quyền và đoàn thể quan tâm, nhất là sau khi có Chỉ thị 38/TW tất cả các xã đều có điểm vui chơ cho trẻ em, 95% số trẻ em có hoàn canh khó khăn được chăm sóc, nuôi dưỡng. Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng đạt kết quả cao, từ chỗ tỷ lệ chết của trẻ em dưới 1 tuổi là 4,14% năm 1990 xuống còn 0,62% năm 2005. [79, tr.16]

Cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, Đảng bộ, chính quyền, các cấp, các ngành cùng toàn thể nhân dân trong huyện thường xuyên đề cao cảnh giác, tích cực tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc. Ban chỉ huy quân sự huyện Việt Yên đã xây dựng phương án chiến đấu, xây dựng tuyến phòng thủ khu vực trên địa bàn huyện, tổ chức học tập, diễn tập chiến đấu và thực hiện tốt công tác tuyển quân.

Huyện đã đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết 03 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 13 của Tỉnh uỷ Bắc Giang về công tác an ninh trật tự, lực lượng công an huyện Việt Yên đã dồn sức xây dựng và củng cố các xã miền núi như xã Trung Sơn, Minh Đức, tổ chức nhiều đợt truy quét tội phạm theo Chỉ thị 135 của Thủ tướng Chính phủ. Các cấp ban, ngành trong huyện đã quan tâm xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch, phương áp cụ thể phòng chống các hoạt động phá hoại, chống âm mưu “diễn biến hoà bình” của địch. Chủ động giải quyết những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân ở cơ sở, đảm bảo an ninh trật tự. Công tác thu hồi vũ khí vật liệu nổ, công tác trật tự đô thị, an toàn giao thông được thực hiện tích cực. Công an huyện phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra thu giữ nhiều văn hoá phẩm xấu, ngăn chặn các hoạt động văn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hoá không lành mạnh và các tệ nạn xã hội. Nhiều làng xã trong huyện xây dựng được phong trào an ninh tự quản quy ước an ninh thôn xóm.

Hoạt động kiểm sát có nhiều cố gắng, nhất là trong lĩnh vực kiểm tra tư pháp, hoạt động tuyên truyền giải thích pháp luật, tư vấn pháp lý đã tăng cường, công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân đã được thực hiện tích cực.

Thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội, tổ chức có hiệu quả công tác huấn luyện dân quân tự vệ, dự bị, động viên các đợt diễn tập, bảo quản tốt vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật.

Như vậy công tác giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội thường xuyên được quan tâm chỉ đạo thực hiện nên trong những năm qua tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững ổn định. Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc được duy trì, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội.

Tiểu kết:

Qua 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, mặc dù đời sống của nhân dân Việt Yên chưa hết khó khăn nhưng những thành quả đạt được, những chuyển biến về mặt xã hội rất đáng tự hào. Bộ mặt xã hội của huyện đã có những thay đổi rõ nét.

Tình hình văn hoá, xã hội có những tiến bộ vượt bậc, các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao mang nhiều nét mới. Bên cạnh việc loại bỏ nhiều hủ tục, tập tục lạc hậu, đồng thời cũng khôi phục lại nhiều nét văn hoá truyền thống tốt đẹp như hát quan họ. Nếp sống văn hoá mới đang dần định hình khi ngày càng nhiều gia đình và làng xã được công nhận là gia đình văn hoá, làng xã văn hoá.

Nhận thức và hoạt động trong công tác giáo dục đào tạo có kết quả quan trọng, đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Chất lượng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

giáo dục được nâng cao, điều đó thể hiện ở tỷ lệ lên lớp và tốt nghiệp các cấp dạt cao, nhiều trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.

Nhận thức của nhân dân về các vấn đề kinh tế - xã hội được nâng cao, đặc biệt là lĩnh vực dân số, kế hoạch hoá gia đình, tỷ lệ tăng dân số nhanh chóng và đạt mắc tăng thấp hơn bình quân chung của tỉnh, chất lượng dân số được nâng cao.

Vấn đề xã hội được giải quyết tốt, quốc phòng an ninh được tăng cường , công tác bảo vệ môi trường được chú ý và thực hiện tốt.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Việt Yên còn tồn tại một số hạn chế trong quá trình thực hiện đổi mới:

Phát triển giáo dục chưa đồng đều giữa thị trấn và nông thôn có xu hướng tăng, vấn đề việc làm cho người dân chưa giải quyết tốt, công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, đặc biệt là người nghèo gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Công tác xoá đói giảm nghèo còn nhiều bất cập, tình trạng tái nghèo vẫn diễn ra.

Trên đây là những vấn đề đặt ra cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Việt Yên trong chặng đường công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước nói chung và huyện Việt Yên nói riêng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN

Hoà chung vào công cuộc đổi mới đất nước, huyện Việt Yên đã đạt được những bước tiến quan trọng cả về kinh tế và xã hội.

Trước công cuộc đổi mới diễn ra mặc dù kinh tế xã hội huyện Việt Yên cũng có những bước phát triển nhưng nhìn chung tình hình nông thôn, nông nghiệp huyện Việt Yên vẫn ở trong tình trạng trì trệ, kém phát triển, đời sống nhân dân huyện Việt Yên mà chủ yếu là nông dân gặp nhiều khó khăn.

Qua 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, với sự vận dụng một cách đúng đắn, sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng vào hoàn cảnh cụ thể của địa phương, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Việt Yên đã giành được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội.

Nghị quyết 10 về “đổi mới cơ chế trong nông nghiệp” (1988) đã tạo nên bước ngoặt cho nông nghiệp, nông thôn phát triển. Đổi mới trên lĩnh vực nông thôn, nông nghiệp bắt đầu được triển khai. Nghị quyết 10 của Đảng và Nhà nước ta đã hoàn chỉnh hơn các chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn với hàng loạt các nghị quyết, quyết định… Đặc biệt là khi Luật Đất đai năm 1993 được ban hành thì ruộng đất được giao cho các hộ gia đình sử dụng ổn định lâu dài, được quyền chuyển đổi, chuyển nhượng…

Thực hiện những chính sách đổi mới đó trong nông nghiệp, cơ cấu quan hệ ruộng đất ở Việt Yên có nhiều thay đổi, sự thay đổi đó thực sự mang tính bước ngoặt, chuyển từ sở hữu tập thể sang sang chế độ công hữu tư dụng. Đó là cơ sở để nông dân thực sự được làm chủ ruộng đất, chủ động trong quá trình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Từ một nền kinh tế nông nghiệp với cơ cấu nông - lâm kết hợp là chủ yếu trong cơ chế bao cấp đã chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, với sự phát triển toàn diện của các ngành kinh tế: nông, lâm, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Ngành nông nghiệp phát triển, cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển đổi theo hướng tích cực, sản lượng lương thực ngày càng tăng góp phần nâng cao bình quân lương thực đầu người trên toàn huyện. Tỷ trọng đóng góp vào nền

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

kinh tế chung toàn huyện của ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ngày càng cao.

Đời sống vật chất và văn hoá tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện, những chương trình, dự án giải quyết công ăn việc làm cho người lao động được thực hiện có hiệu quả, góp phần ổn định cuộc sống và nâng cao thu nhập cho người dân. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo được coi trọng, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao. Công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được quan tâm, đáp ứng được phần lớn nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.

Những thành tựu mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Việt Yên đã giành được đã khẳng định đường lối đổi mới của Đảng là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với thực tiễn của địa phương, đất nước và hợp với xu thế của thời đại.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được sau 20 năm đổi mới, Việt Yên còn bộc lộ những hạn chế sau:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa cao, chưa vững chắc, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu ngành còn chậm, kết quả sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên, sản phẩm làm ra chất lượng chưa cao, sức cạnh tranh còn thấp. Đời sống của người dân được cải thiện song chất lượng chwa cao, vẫn còn các tệ nạn xã hội, công tác bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế… đó chính là những trở ngại lớn đặt ra cần giải quyết.

Để đưa huyện Việt Yên tiếp tục phát triển đi lên trong những năm tiếp theo, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Việt Yên cần tiếp tục phát huy thế mạnh của mình.

Tiếp tục phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá, tăng cường chuyển giao và ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Đẩy mạnh phát triển sản xuất, thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn huyện nhằm tăng giá trị kinh tế và giải quyết sức ép về việc làm cho người lao động, đặc biệt là những lao động nông thôn bị mất đất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nông nghiệp. Phát triển thủ công nghiệp, mở rộng các ngành nghề nông thôn, tạo điều kiện cho các hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển hơn nữa.

Huyện cần nhanh chóng đầu tư nâng cấp và hoàn thiện mạng lưới chợ trên địa bàn huyện.

Khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, thực hiện tốt công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường. Trong quá trình phát triển cần chú ý đến lợi ích tổng hợp của con người. Ngoài lợi ích kinh tế cần chú ý đến sự trong sạch của môi trường sinh thái và môi trường xã hội. Đó chính là điều kiện để Việt Yên tạo ra sự phát triển bền vững, lâu dài trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Việt Yên có một số lượng lao động rất lớn, nhất là lao động rỗi rãi trong lúc nông nhàn, nhưng hiện nay việc sử dụng lao động vẫn còn lãng phí, năng suất lao động thấp, huyện cần có biện pháp khai thác tiềm năng nguồn lao động dồi dào để phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Ngoài ra muốn tăng năng suất, sản lượng cần phải đầu tư thêm lao động và thực hiện thâm canh, tăng vụ, tăng hệ số sử dụng, mở rộng diện tích thực hiện chuyên canh kết hợp với kinh doanh tổng hợp trong khu vực sản xuất nông - ngư nghiệp, nông - công nghiệp là một hướng quan trọng để sử dụng có hiệu quả hơn lao động ở nông thôn.

Cần phải tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là những cơ sở hạ tầng nông thôn mang tính chất trọng yếu. Đồng thời phải đầu tư chuyển giao khoa học kỹ thuật, bởi vì ngày nay khoa học kỹ thuật đã trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp, vì vậy khi quan tâm đến lực lượng sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp chúng ta không thể không coi trọng việc phát huy những tiềm năng về khoa học kỹ thuật và áp dụng rộng rãi những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, như Đại hội lần thứ VI của Đảng đã xác định: Khoa học kỹ thuật là một động lực to lớn đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ănghen, Lênin, Stalin (1973), Bàn về kinh tế địa phương, Nxb Sự thật, Hà Nội.

2. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Việt Yên (1996), Lịch sử Đảng bộ

huyện Việt Yên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Giang ( 2005), Bắc Giang những

chặng đường đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, hà nội.

4. Ban Chấp hành Hội liên hiệp Phụ nữ huyện Việt Yên khoá XX (2000),

Báo cáo trình Đại hội đại biểu phụ nữ huyện lần thứ 21 nhiệm kỳ

1996-2000, Văn phòng Hội liên hiệp Phụ nữ huyện Việt Yên.

5. Ban Chấp hành Trung ương (1988), Nghị quyết Bộ Chính trị về đổi mới

quản lý nông nghiệp, Nxb Sự thật, Hà Nội.

6. Ban khoa học công nghệ và môi trường - Viện nghiên cứu chiến lược chính sách khoa học và công nghệ ( 1996), Chiến lược công nghiệp

hoá, hiện đại hoá đất nước và cách mạng công nghệ, Nxb Chính trị

Quốc gia, Hà Nội.

7. Ban Nông nghiệp Trung ương (1988), kinh tế xã hội nông thôn ngày

nay, tập 1, Nxb tư tưởng văn hoá, Hà Nội.

8. Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm (1993), Chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về tiếp tục đổi mới phát triển nông

nghiệp và nông thôn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

9. Chỉ thị - CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (1995), Về cải tiến công tác khoán mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và

người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp, Nxb Nông nghiệp,

Hà Nội.

10. Trường Chinh (1987), Đổi mới là đòi hỏi bức thiết của đất nước và thời đại, Nxb Sự thật, Hà Nội.

11. Phan Đại Doãn (1996), Quản lý nông thôn nước ta hiện nay - một số

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

12. Lê Duẩn (1986), Nắm vững đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa tiến

lên xây dựng kinh tế địa phương vững mạnh, Nxb Sự thật, Hà Nội.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987),Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1988), Nghị quyết Bộ Chính trị về đổi mới

quản lý kinh tế nông nghiệp, Nxb Kỹ thuật, Hà Nội.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Chiến lược ổn định và phát triển kinh

tế - xã hội đến năm 2000, Nxb Sự thật, Hà Nội.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu Toàn quốc

lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Các Đại hội và hội nghị Trung ương,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Nghị quyết của Bộ Chính trị về một

số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn, Nxb Chính trị quốc

Một phần của tài liệu Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện việt yên tỉnh bắc giang trong thời kỳ đổi mới (1986-2005) (Trang 105 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)