Về dân số lao độn g việc làm

Một phần của tài liệu Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện việt yên tỉnh bắc giang trong thời kỳ đổi mới (1986-2005) (Trang 75 - 82)

6. Kết cấu luận văn

3.1. Về dân số lao độn g việc làm

Lao động là vốn quý, là yếu tố cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của mọi hình thức kinh tế xã hội. Chính vì lẽ đó Đảng và Nhà nước ta luôn đặt vấn đề về dân số, lao động, việc làm vào vị trí hàng đầu trong các chính sách kinh tế, xã hội. Chính sách đó được thể hiện trong việc hoạch định các chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đặt con người và việc làm vào vị trí trung tâm, lấy lợi ích của con người làm điểm xuất phát của mọi chương trình kế hoạch phát triển.

Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Song con người chỉ trở thành động lực cho sự phát triển khi và chỉ khi họ có điều kiện đã sử dụng sức lao động của họ để tạo ra của cải vật chất, tinh thần cho xã hội: Quá trình kết hợp sức lao động và điều kiện sản xuất là quá trình người lao động làm việc hay nói cách khác là khi họ có được việc làm.

Huyện Việt Yên là một huyện trung du với mật độ dân số khá đông, trong đó hầu hết lực lượng lao động trong toàn huyện đều là lao động nông thôn. Trong điều kiện một huyện có sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, bên cạnh đó lại là huyện được tỉnh chọn là nơi xây dựng các cụm, khu công nghiệp trọng điểm, diện tích canh tác ngày một bị thu hẹp, nguồn nhân lực tăng nhanh qua các năm, chưa được sử dụng hết là một sức ép rất lớn về việc làm, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế, xã hội trong toàn huyện. Do vậy giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là một yêu cầu cấp thiết không thể thiếu được trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Theo tài liệu thống kê, tính đến ngày 01/04/2005 dân số huyện Việt Yên là 161.394 người, tỷ lệ phát triển tự nhiên là 1,8% cao hơn so với mức bình quân của tỉnh và của cả nước. Mật độ dân số bình quân là 941 người/km2

, cao hơn nhiều so với mật độ dân số toàn tỉnh (mật độ dân số tỉnh Bắc Giang là 391 người/km2

).

Dân cư ở Việt Yên phân bố không đều giữa các vùng trong địa bàn huyện. Dân cư nông thôn chiếm 80%, chủ yếu làm việc trong các lĩnh vực nông nghiệp, chứng tỏ tiềm năng chuyển dịch lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp là rất lớn. Trong những năm gần đây tỷ lệ đô thị hoá trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

toàn huyện tăng lên. Năm 1990 tỷ lệ dân số đô thị là 3,2%, năm 2000 là 6,7% và năm 2005 là 9,4%.

Số người trong độ tuổi lao động chiếm 40%, trên độ tuổi lao động là 15% và dưới độ tuổi lao động là 45%, với đặc điểm dân số này là mội lợi thế của huyện trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, song nó cũng là một áp lực lớn trong việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.

Bảng 3.1. Dân số trung bình của huyện Việt Yên

Đơn vị tính: Người

STT Tên đơn vị Năm

1990 1995 2000 2005 Tổng dân số 120.178 151.556 153.133 161.394 1 Việt Tiến 8.015 8.325 8.706 9.259 2 Tự Lạn 6.136 6.366 6.562 6.871 3 Hương Mai 7.995 8.294 8.601 8.903 4 Tăng Tiến 6.936 7.010 7.112 7.322 5 Vân Trung 6.112 6.319 6.411 6.703 6 Bích Sơn 11.236 12.119 6.180 7.602 7 Trung Sơn 9.124 9.306 8.886 9.280 8 Ninh Sơn 6.954 7.223 7.288 7.594 9 Tiên Sơn 8.972 9.351 9.864 10.413 10 Quang Châu 8.516 8.756 8.872 9.141 11 Quảng Minh 10.958 11.680 12.016 9.776 12 Hoàng Ninh 12.632 13.668 13.517 8.980 13 Hồng Thái 6.942 7.243 7.183 7.528 14 Nghĩa Trung 8.104 8.970 9.085 9.399 15 Minh Đức 10.038 11.381 11.414 12.001 16 Thượng Lan 6.861 7.723 7.780 9.199 17 Vân Hà 7.682 8.122 7.721 7.988 18 TT Bích Động 5.930 6.405 19 TT Nếnh 8.030 [58, tr.9] [59, tr.1] [61, tr.13] [63, tr.14]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Dân số - lao động - việc làm có mối quan hệ mật thiết với nhau, ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Dân số càng cao thì số người trong độ tuổi lao động càng lớn, nhu cầu việc làm cho người lao động ngày càng tăng. Chính vì lẽ đó dân số - lao động - việc làm không chỉ là mối quan tâm riêng của người lao động có nhu cầu việc làm mà nó còn đặt ra vấn đề lớn cho toàn xã hội.

Giải quyết việc làm cho người lao động là nhân tố hàng đầu thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng nhanh sản phẩm cho nền kinh tế, đồng thời là cơ sở để ngăn chạn tận gốc các tiêu cực xã hội. “Từ năm 1986 trở lại đây, dân số tự nhiên của huyện phát triển nhanh. Nếu như năm 1986 tổng dân số tự nhiên của huyện là 112.314 người thì đến ngày 01/04/2005 tổng dân số của huyện đã phát triển tới 161.394 người”.[57, tr.4] [63, tr.12]

Nhận thức đúng tầm quan trọng của việc giải quyết vấn đề lao động - việc làm, trên cơ sở phân tích đánh giá tình hình thực tế, trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền huyện Việt Yên đã có nhiều cố gắng nhằm giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động bằng nhiều biện pháp và các hình thức khác nhau như thông qua trung tâm giới thiệu việc làm của tỉnh, tổ chức các khoá đào tạo nghề ngắn hạn, tổ chức vay vốn giải quyết việc làm và chương trình xuất khẩu lao động.

Thực hiện mục tiêu về việc làm của tỉnh, Phòng lao động thương binh và xã hội của huyện Việt Yên đã tổ chức liên kết với trung tâm giới thiệu việc làm của tỉnh chủ động tìm kiếm, tham gia cùng trung tâm để tổ chức các hoạt động như hội chợ việc làm, đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, cung cấp thông tin cho người lao động có nhu cầu tìm việc làm, cho các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động, hình thành hệ thống thông tin thị trường lao động chính góp phần đắc lực cho thị trường lao động trên địa bàn huyện Việt Yên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.2. Số lao động được giải quyết việc làm thông qua trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh 2000-2005

Đơn vị tính: Người

Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2002 Năm 2004 Năm 2005

Tổng số lao động nông thôn được giải quyết việc làm thông qua: 1.525 2.326 2.206 2.948 Hội chợ việc làm 875 1.321 1.017 1.576 Tháng việc làm 456 674 754 875 Hoạt động tư vấn 131 246 321 374 Hoạt động khác 63 85 114 123 [ 51, tr.21]

Thông qua bảng số liệu trên phần nào thể hiện rõ nét sự phát triển, tầm quan trọng của trung tâm giải quyết việc làm trở thành địa chỉ tin cây của các nhà tuyển dụng và người tìm việc, đáp ứng được nhu cầu cung cấp thông tin về cung - cầu lao động và các thông tin liên quan đến lao động - việc làm, đào tạo nghề, quan hệ lao động, đặc biệt đã tổ chức kết nối và giải quyết chỗ làm việc trực tiếp cho nguồn lao động ở nông thôn.

Tổ chức các khoá đào tạo nghề gắn với việc làm:

Trước thực trạng đất dành cho nông nghiệp ở huyện hiện nay càng bị thu hẹp lại để dành chỗ cho các khu công nghiệp, công tác dạy nghề cho lao động nông thôn đang ngày càng trở nên cấp thiết. Vì vậy những năm qua công tác đào tạo lao động nông thôn đã được huyện Việt Yên quan tâm và thu được kết quả quan trọng. Số lao động qua đào tạo ngày càng tăng đã góp phần giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm lao động nông nghiệp, tăng lao động ngành nghề phi nông nghiệp. “Từ năm 2000-2005 các ngành chức năng, các đoàn thể đã phối hợp với các trung tâm, các cơ sở dạy nghề trong và ngoài tỉnh tổ chức dạy nghề cho lao động trên địa bàn. Kết quả, trong 5 năm tổ chức được 189 lớp với 5.400 lượt người tham gia, trong đó lao động nông thôn chiếm 90% tương đương với 4.860 người”. [49, tr.25]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Các nghề chủ yếu là may công nghiệp, cơ khí sửa chữa ô tô, cơ khí gò hàn, điện dân dụng, điện tử, móc sợi, móc cói xuất khẩu… bên cạnh đó còn có các nghề phục vụ sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi thú y. Nhiều xã đã khuyến khích các thành phần kinh tế, các tổ chức đoàn thể dạy nghề cho lao động nông thôn nhằm phát triển các nghề truyền thống như xã Tăng Tiến phát triển nghề mây tre đan, xã Vân Hà phát triển nghề làm mỳ, bánh đa nem… bình quân hàng năm làng nghề đã đào tạo được việc làm cho khoảng 200 lao động. Riêng các cơ sở dạy nghề thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang trong thời gian này đã đào tạo được 500 lao động cho huyện, trong đó lao động nông thôn chiếm 85%.

Song bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì công tác dạy nghề cho lao động trên địa bàn huyện mới chỉ tập trung vào đào tạo các nghề trong lĩnh vực công nghiệp và dịc vụ mà chưa quan tâm nhiều đến việc dạy nghề cho lĩnh vực nông nghiệp. Chương trình đào tạo cùng với điều kiện thực hành còn hạn chế dẫn đến chất lượng đào tạo chưa cao. Ngoài ra các cán bộ quản lý, cán bộ dạy nghề ở một số cơ sở dạy nghề chưa đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, thiếu kinh nghiệm quản lý.

Tổ chức vay vốn giải quyết việc làm:

Vay vốn là chương trình được Đảng và Nhà nước quán triệt, thực hiện nhằm giúp lao động nghèo, lao động nông thôn, lao động gặp khó khăn có thể tìm được việc làm ổn định đời sống. Thực hiện chương trình cho vay vốn của Nhà nước trong những năm qua huyện đã hỗ trợ cho hàng trăm lao động có hoàn cảnh khó khăn, có tinh thần vươn lên làm giàu có vốn để tạo việc làm mới hoặc tự tạo thêm việc làm, với những nỗ lực của huyện số lao động được vay vốn đã giải quyết việc làm cho 256 người năm 2000 lên 2.009 người năm 2005.

Chương trình vay vốn còn hỗ trợ cho các tổ chức sử dụng lao động như các doanh nghiệp chế biến nông sản Minh Khang, công ty may xuất khẩu Hà Bắc, công ty may Hà Phong, công ty may Tín Lợi, một số công ty trách nhiệm hữu hạn, gia diình ông Hà Văn Tuấn ở thôn Phúc Tằng xã Tăng Tiến làm nghề mây tre đan… Năm 2005, uỷ ban nhân dân huyện đã phối hợp với các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

công ty, doanh nghiệp được vay vốn tuyển được 3000 lao động, trong đó có 2.800 lao động nông thôn.

Song bên cạnh những thành tựu đạt được còn có những hạn chế do việc hỗ trợ vốn vay cho các doanh nghiệp trên địa bàn, cho các hộ làm nghề truyền thống vẫn còn eo hẹp. Tổng số vốn hỗ trợ cho các doanh nghiệp trên địa bàn huyện là 2 tỷ đồng. Số doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp tư nhân được hỗ trợ rất ít, trung bình khoảng 30-40 triệu đồng. Vì thế mà số lao động được giải quyết việc làm vẫn là con số ở mức khiêm tốn. Trong khi đó, nguồn vốn vay hỗ trợ cho doanh nghiệp nằm trong các cụm, khu công nghiệp trên địa bàn là tương đối cao. Số lao động trên địa bàn mà các doanh nghiệp tuyển dụng phải nằm trong độ tuổi từ 18-30, số còn lại vẫn thiếu việc làm, dẫn đến tình trạng nghèo đón vẫn tồn tại.

Công tác xuất khẩu lao động:

Xuất khẩu lao động đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết vấn đề công ăn việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện.

Từ năm 2002-2005, uỷ ban nhân dân huyện đã giới thiệu cho trên 50 doanh nghiệp có chức năng hoạt động xuất khẩu lao động xuống địa bàn các xã, thị trấn để tổ chức, tuyển dụng lao động và đã tuyển được 1.667 lao động đi xuất khẩu ở các nước.

Bảng 3.3. Tổng hợp số liệu lao động xuất khẩu sang thị trường các nước trên thế giới giai đoạn 2002-2005

Đơn vị tính: Người

Năm

Số lao động

xuất khẩu Thị trường xuất khẩu lao động Lao động

nông thôn

Lao động khác

Hàn

Quốc Đài Loan Malaysia

Trung Đông Nước khác 2002 250 65 66 97 107 30 15 2003 320 72 98 106 134 37 17 2004 360 88 123 125 128 47 25 2005 415 97 147 128 132 55 50 [51, tr.13]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thông qua bảng tổng hợp số liệu trên ta thấy hoạt động xuất khẩu lao động đã giải quyết được cho hàng nghìn lao động đang gặp khó khăn về cuộc sống, nhìn chung số lao động xuất khẩu qua các năm đều tăng, đặc biệt lao động sang thị trường Hàn Quốc thu hút nhiều về lao động hơn vì thu nhập ở thị trường này cao hơn nhiều so với các thị trường khác. Thị trường Đài Loan hầu hết là lao động nữ sang giúp việc gia đình.

Ngoài ra, hàng năm uỷ ban nhân dân huyện chỉ đạo ngân hàng chính sách xã hội và ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn có những biện pháp đẩy mạnh cho vay vốn đối với lao động đi xuất khẩu, trong đó lao động nông thôn được vay chiếm 90%. Tính đến ngày 31/12/2005, ngân hàng chính sách xã hội đã cho các hộ thuộc diện đi xuất khẩu lao động vay trên 5 tỷ đồng, trong đó lao động nông thôn được vay chiếm khoảng 3,2 tỷ đồng. Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động có nhiều cố gắng trong việc mở rộng thị trường và tổ chức tuyên truyền, tuyển chọn lao động xuất khẩu.

Trong những năm qua nhờ thực hiện có hiệu quả công tác giải quyết việc làm cho người lao động, đời sống của người lao động ngày càng được cải thiện đáng kể. Số lao động nông thôn mắc các tệ nạn xã hội do thất nghiệp, nghèo đói đã giảm đáng kể so với các năm từ 2000 về trước.

Theo thống kê của Phòng lao động thương binh và xã hội huyện năm 2000, các tệ nạn xã hội do thiếu việc làm, thất nghiệp đem lại khoảng 500 người, trong đó lao động nông thôn chiếm 70%, đến năm 2005 số lao động mắc tệ nạn xã hội chỉ còn 105 người, trong đó lao động nông thôn chỉ còn 74 người. Đây là một thành quả đáng ghi nhận của các cấp, chính quyền huyện trong thời gian vừa qua. Việc liên hệ giải quyết việc làm cho lao động đã tạo một bước ngoặt mới giúp ổn định trật tự xã hội, góp phần nâng cao nếp sống văn hoá cho huyện Việt Yên.

Song bên cạnh những thành tựu đạt được trong công tác giải quyết việc làm cho người lao động vẫn còn những hạn chế cần khắc phục: Đó là các văn bản hướng dẫn cụ thể và kịp thời của các ngành Trung ương và của tỉnh về chương trình giải quyết việc làm về cho các huyện vẫn chưa có, nếu có cũng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chỉ là văn bản chung chung, không đi sát với tình hình thực tế của từng địa phương, vì vậy mà công tác chỉ đạo gặp rất nhiều khó khăn.

Chưa có sự phối hợp thống nhất đồng bộ và kịp thời từ cấp huyện đến cấp xã, thị trấn, chưa thường xuyên kiểm tra đôn đốc giải quyết kịp thời những khó khăn ách tắc cho địa phương, vì vậy mà còn nhiều khó khăn hạn chế tồn đọng, song không có các cấp có thẩm quyền đứng ra giải quyết.

Với một huyện có đến 85% số lao động là lao động nông thôn nhưng việc thực hiện chưa tốt chính sách nông - lâm - ngư nghiệp kết hợp vừa sản xuất vừa chế biến, lồng sản xuất nông nghiệp với thủ công nghiệp, khôi phục

Một phần của tài liệu Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện việt yên tỉnh bắc giang trong thời kỳ đổi mới (1986-2005) (Trang 75 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)