Xây dựng cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện việt yên tỉnh bắc giang trong thời kỳ đổi mới (1986-2005) (Trang 68 - 75)

6. Kết cấu luận văn

2.2.5. Xây dựng cơ sở hạ tầng

Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Vì nó vừa là mục tiêu, vừa là động lực để thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững. Trên cơ sở đó góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, củng cố và giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Từ năm 1986 trở về trước, hệ thống giao thông đường bộ ở Việt Yên gặp rất nhiều khó khăn. Tất cả các tuyến đường do tỉnh hay huyện quản lý đều là đường đất, nhiều đoạn đường thấp bị ngập khi có mưa, nền đường xấu làm cho các phương tiện giao thông đi lại rất khó khăn.

Nhận thức được tầm quan trọng của giao thông đối với việc phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng ở địa phương, bước vào thực hiện công cuộc đổi mới, bằng nhiều biện pháp, huyện đã tích cực tu sửa, nâng cấp, làm mới các tuyến đường giao thông.

Từ năm 1995-2005 khi ngành công nghiệp trên địa bàn có bước phát triển mới, việc đầu tư nâng cấp các tuyến đường trên huyện càng được quan tâm.

Quốc lộ 1A mới có chiều dài chạy qua huyện là 12km, chạy qua các xã Quang Châu, Vân Trung, Tăng Tiến, Hoàng Ninh là đường cấp II, mặt đường trải nhựa bê tông được đưa vào sử dụng từ năm 1999, hiện tại hệ thống đường này có chất lượng tốt.

Quốc lộ 1A cũ có chiều dài qua huyện là 9,9km chạy qua các xã Quang Châu, Quảng Minh, Hồng Thái và thị trấn Nếnh, mặt đường trải nhựa bê tông, đạt tiêu chuẩn đường cấp IV.

Đường 298A, 298B, 398 có tổng chiều dài 22km, mặt đường hầu hết đã được rải nhựa, đây là các tuyến đường tỉnh chạy qua huyện Việt Yên.

Đường huyện gồm 12 tuyến có tổng chiều dài là 64,36km, trong đó có 34,76km đường đá răm, nhựa, 29,6km đường cấp phối, đất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đường xã gồm 19 tuyến có tổng chiều dài là 117,5km. Trong đó có 34km mặt đường nhựa, 12,6km đường bê tông xi măng và 70,9km đường cấp phối và đường đất.

Việc cải tạo, nâng cấp đường giao thông nội thôn, liên thôn, liên xã luôn được chú trọng. Phong trào làm đường giao thông tiếp tục được phát triển, là đơn vị dẫn đầu trong toàn tỉnh nhiều năm liền. Trong giai đoạn 2001-2005 đã có 9/12 tuyến đường liên xã được nâng cấp từ mặt đường cấp phối sang mặt đường nhựa và bê tông, đã có 106/153 đường nội thôn xóm có đường bê tông. Ngoài hệ thống đường bộ, trên địa bàn huyện còn có tuyến đường sắt chạy qua 9km và một nhà ga, góp phần giao lưu, đi lại cho nhân dân trong huyện với các khu vực trong và ngoài tỉnh.

Như vậy Việt Yên có hệ thống giao thông đa dạng, được phân bố khá hợp lý và ngày càng được nâng cấp hoàn thiện hơn nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất và đời sống nhân dân.

Tuy nhiên, huyện vẫn còn một số tuyến đường chất lượng kém không đáp ứng đủ nhu cầu đi lại, lưu thông nên cần được đầu tư nâng cấp, mở rộng trong giai đoạn tới.

Bên cạnh việc đầu tư phát triển mạng lưới giao thông, huyện cũng đã đẩy nhanh các công trình thuỷ lợi và mạng lưới điện trên địa bàn toàn huyện với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm.

Hàng năm nguồn nước tự chảy có thể tưới cho khoảng 1.200ha đất nông nghiệp. Hệ thống các trạm bơm tưới cho khoảng 4.200ha. Như vậy diện tích đất trồng hàng năm được tưới trên địa bàn huyện chiếm khoảng 61,71%. Trong thời gian tới cần nâng cao diện tích đất được tưới để đảm bảo cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả vì quỹ đất nông nghiệp ngày càng hạn hẹp do chuyển sang mục đích phát triển công nghiệp, trong khi nhu cầu về lương thực thực phẩm ngày càng tăng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.11. Hệ thống các trạm bơm trên địa bàn huyện

Trạm bơm Loại máy Ghi chú

Trạm bơm Trúc Tay

(gồm: trạm bơm tưới ngoài sông 4 tổ máy, trạm bơm tiêu trong đồng 34 tổ máy) Động cơ 33kwh Lưu lượng 980m3 /h Tưới tiêu kết hợp Xây dựng năm 1999, đã được xây dựng và sửa chữa

Trạm bơm Quang Biểu (gồm 9 máy bơm) Động cơ 55kwh Lưu lượng 1.800m3 /h Tưới tiêu kết hợp Xây dựng năm 2003 Trạm bơm Đông Tiến

(gồm: trạm bơm tiêu trong đồng 5 tổ máy, trạm tưới dã chiến 1 máy) Động cơ 33kwh Lưu lượng 980m3 /h Tưới tiêu kết hợp Xây dựng năm 1998

Trạm bơm Giá Sơn (gồm 4 tổ máy)

Động cơ 33kwh Lưu lượng 980m3

/h

Trạm bơm tiêu Xây năm 1986, đã được xây dựng và sửa chữa năm 2003 Trạm bơm Nội Ninh

(gồm 9 tổ máy) Động cơ 75kwh Lưu lượng 2.300m3 /h Trạm bơm tiêu Xây dựng năm 1996 Trạm bơm Hữu Nghi

(gồm: trạm tiêu trong đồng 4 tổ máy, trạm dã chiến ngoài sông 1 tổ máy)

Động cơ 33kwh Lưu lượng 980m3

/h

Trạm bơm tưới tiêu kết hợp

Vừa được nâng cấp sửa chữa năm 2001

Trạm bơm Trúc Núi (gồm 10 tổ máy)

8 máy động cơ 30kwh 2 máy động cơ 33kwh 9 máy lưu lượng 800m3

/h 1 máy lưu lượng 980m3

/h

Tưới tiêu kết hợp Xây dựng từ năm 1960 Cần nâng cấp sửa chữa

Trạm bơm Việt Hà (gồm 10 tổ máy) Động cơ 33kwh Lưu lượng 980m3 /h Tưới tiêu kết hợp

Mới nâng cấp sửa chữa năm 2001 Trạm bơm Tự Lạn (gồm 4 tổ máy) Động cơ 33kwh Lưu lượng 980m3 /h Trạm bơm tưới

Mới xây dựng lại năm 2003 Trạm bơm Đồn Lương (gồm 3 tổ máy) Động cơ 33kwh Lưu lượng 980m3 /h Trạm bơm tưới Xây dựng năm 2003 Trạm bơm Hồng Thái (gồm 8 tổ máy) Động cơ 33kwh Lưu lượng 980m3 /h Trạm bơm tưới

Xây dựng lại năm 1999

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cùng với việc xây dựng, nâng cấp các công trình thuỷ lợi cùng thời gian này việc quản lý, vận hành, cung ứng điện năng và kinh doanh bán điện trên địa bàn huyện Việt Yên do Chi nhánh điện Việt Yên đảm nhiệm, 100% các xã đều có điện đảm bảo cung cấp điện an toàn. Trạm biến áp trung gian 35/6- 10KV: 2 trạm/3 máy biến áp, tổng dung lượng 6.800kVA. Trong những năm gần đây, hệ thống đường dây trên địa bàn huyện đã được đầu tư sửa chữa. Năm 2005 số trạm hạ thế mới được đầu tư là 8 trạm và tổng số vốn mới đầu tư là 1.922,903 triệu đồng (trong đó nguồn vốn nhà nước cấp là 320,142 triệu đồng, nguồn vốn nhân dân đóng góp là 1.602,761 triệu đồng). Tuy nhiên trong thời gian tới để đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp, huyện vẫn cần đầu tư bổ sung, nâng cấp các trạm biến áp, trạm trung gian, đường dây phù hợp với từng giai đoạn phát triển.

Như vậy trong những năm vừa qua, uỷ ban nhân dân huyện thường xuyên quan tâm chỉ đạo công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản. Các dự án cơ bản đã được chấp hành theo đúng trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng. Các công trình phúc lợi công cộng đã được các cấp Đảng, chính quyền quan tâm đầu tư xây dựng, xây dựng mới hoặc nâng cấp như nghĩa trang liệt sỹ, nhà văn hoá thôn, hạ tầng cơ sở như giao thông, thuỷ lợi, hệ thống cấp nước sạch, trụ sở làm việc của cơ quan Đảng, chính quyền đoàn thể các cấp, hệ thống đài truyền thanh cơ sở, trạm y tế, cơ sở vật chất các trường học, hệ thống chiếu sáng công cộng…

“Trong giai đoạn 1986-2005, vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện tăng nhanh, tổng số vốn xây dựng năm 1996 là 2.030,40 triệu đồng, năm 2000 là 4.047 triệu đồng, năm 2005 là 21.710 triệu đồng”. [48, tr.5] [49, tr.17]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Tiểu kết:

Qua 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đại hội VI của Đảng đề ra, huyện Việt Yên đã tận dụng một cách linh hoạt đường lối đổi mới vào hoàn cảnh cụ thể của địa phương, cùng với sự lao động cần cù, sáng tạo của nhân dân nền kinh tế của huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Từ một nền kinh tế nông nghiệp, tự cung tự cấp đời sống nhân dân phụ thuộc vào cây lúa (1986) đến nay nền kinh tế Việt Yên đã phát triển và đang chuyển biến theo hướng sản xuất hàng hoá tạo tiền đề cho bước phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên cơ sở khai thác tiềm năng lợi thế của nền kinh tế huyện.

Sản xuất nông nghiệp chuyển mạnh theo hướng cây con có giá trị kinh tế, giống mới có năng suất cao, cây vụ 3 trở thành cây trồng cho thu nhập cao. Bình quân lương thực năm 1986 từ 200kg/1 người/1 năm đến năm 2005 đã tăng lên 432kg/ 1 người/ 1 năm.

Chăn nuôi đàn bò lai Sind được mở rộng phát triển đến hầu hết các xã trong huyện. nếu như những năm 1980 chăn nuôi gia súc chỉ nhằm phục vụ sản xuất nông nghiệp là chủ yếu thì đến năm 2005 chăn nuôi gia súc chủ yếu để lấy thịt, lấy sữa và nó đã đem lại nguồn thu nhập cao cho nông dân. Đàn gia cầm được phát triển theo hướng siêu thịt, siêu trứng cùng với việc tận dụng hồ ao để nuôi thuỷ sản.

Các ngành kinh tế đều tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, cơ cấu kinh tế thay đổi theo hướng tích cực, tỷ lệ các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ tăng, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm.

Cơ cấu cây trồng, vật nuôi có nhiều thay đổi, việc đưa các cây, con mới có năng suất cao, chất lượng tốt thay thế những cây trồng cũ diễn ra phổ biến. Việc ứng dụng thành tựu khoa học vào sản xuất được đẩy mạnh, hệ số sử dụng đất được nâng cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Việc phát triển các khu và cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có bước phát triển khá cao, tạo công ăn việc làm cho người lao động, đóng góp một phần không nhỏ vào nền kinh tế của huyện. Cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng, bộ mặt đô thị và nông thôn Việt Yên đã có nhiều thay đổi, đời sống nhân dân được nâng lên một bước.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới, kinh tế Việt Yên còn bộc lộ những mặt hạn chế:

Tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt khá song chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của địa phương, việc chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế còn chậm.

Kinh tế nhà nước tuy có bước phát triển, song còn bộc lộ nhiều bất cập, phần lớn các doanh nghiệp, trạm, trại quy mô còn nhỏ, vốn lưu động ít, hình thức kinh doanh còn đơn điệu, hàng hoá sản xuất ra chất lượng còn thấp, sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường còn yếu.

Việc phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, các ngành nghề ở nông thôn tuy đã đạt được những kết quả đáng kể song giá trị sản xuất chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương. Công tác khuyến khích thu hút các nhà đầu tư vào địa bàn còn hạn chế. Công nghiệp chế biến chưa phát triển, thị trường tiêu thụ hàng nông sản còn gặp nhiều khó khăn.

Môi trường ở các khu công nghiệp sẽ bị ô nhiễm nếu không có biện pháp xử lý chất thải công nghiệp tốt.

Từ đó đặt ra yêu cầu Đảng bộ, chính quyền và các cấp, các ngành của huyện cần tập trung nghiên cứu để chỉ đạo khắc phục những tồn tại hạn chế, phát huy nguồn nội lực trong dân, tranh thủ sự đầu tư của nhà nước để phát triển, đưa kinh tế huyện phát triển mạnh hơn trong những năm tiếp theo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chương 3

CHUYỂN BIẾN XÃ HỘI HUYỆN VIỆT YÊN TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2005

Kinh tế là nền tảng cho sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội. Khi kinh tế phát triển mạnh, bền vững sẽ tạo cơ sở cho lĩnh vực văn hoá, đời sống xã hội tiến bộ. Đồng thời xã hội tiến bộ ổn định sẽ là động lực để thúc đẩy cho kinh tế phát triển.

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (12/1986) đã khẳng định: phát triển kinh tế - xã hội xã hội chủ nghĩa theo quan điểm mới ở Việt Nam là quá trình giải phóng sức sản xuất, khơi dậy mọi tiềm năng, động viên và tạo điều kiện cho mọi người Việt Nam phát triển huy ý chí tự lực, tự cường, cần kiệm xây dựng và bảo vệ tổ quốc, ra sức làm giàu cho mình và cho đất nước.

Mục tiêu của chính sách xã hội thống nhất với mục tiêu phát triển kinh tế nhằm phát huy sức mạnh của nhân tố con người và vì con người. Kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá xã hội, giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội, giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân dân. Coi phát triển kinh tế là cơ sở, là tiền đề để thực hiện chính sách xã hội, thực hiện tốt chính sách xã hội là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế.

Dưới ánh sáng của Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Hà Bắc lần thứ VII (1986) và Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Việt Yên lần thứ XIV (1986), tiếp thu và vận dụng một cách sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Việt Yên đã nỗ lực vươn lên, vượt qua khó khăn, thử thách, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới. Trong những năm qua, nền kinh tế huyện Việt Yên có bước phát triển khá, sự phát triển của nền kinh tế đã tác động mạnh mẽ đến xã hội, góp phần làm cho tình hình chính trị, xã hội của huyện ngày càng ổn định.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện việt yên tỉnh bắc giang trong thời kỳ đổi mới (1986-2005) (Trang 68 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)