Công tác xoá đói, giảm nghèo

Một phần của tài liệu Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện việt yên tỉnh bắc giang trong thời kỳ đổi mới (1986-2005) (Trang 82 - 94)

6. Kết cấu luận văn

3.2. Công tác xoá đói, giảm nghèo

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đã mang lại kết quả thiết thực cho sự phát triển kinh tế xã hội, nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế. Tuy nhiên nền kinh tế này cũng có những tác động tiêu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cực đến xã hội, đó là sự phân hoá giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội. Sự phân hoá giàu nghèo làm chậm tiến độ phát triển đất nước theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh, cản trở sự phát triển bền vững của đất nước. Vì vậy, xóa đói, giảm nghèo là vấn đề kinh tế - xã hội bức xúc đối với nước ta. Thành công hay thất bại của sự nghiệp đổi mới tuỳ thuộc một phần quan trọng vào việc giải quyết vấn đề về xoá đói giảm nghèo.

Hơn 20 năm qua, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và đặc biệt là những kết quả đáng ghi nhận trong công tác xoá đói giảm nghèo. Tuy vậy tỷ lệ hộ nghèo đói vẫn còn ở mức cao (7% theo chuẩn đói cũ, 19,5% theo chuẩn đói mới). Mặc dù số hộ nghèo đói ở nước ta bình quân mỗi năm giảm trên 2%, nhưng với tiêu chuẩn phân định nghèo rất thấp và trong những năm gần đây, khoảng cách thu nhập giữa người giàu và người nghèo có xu hướng gia tăng.

Việt Yên là một huyện trung du, dân số đông, mật độ dân số trung bình 941 người/km2, cao gần gấp 3 lần mật độ dân số trung bình của cả tỉnh. Trong những năm qua thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo, với sự phấn đấu nỗ lực không ngừng của các ngành, các cấp và nhân dân huyện Việt Yên đã đạt được những kết quả nhất định, tỷ lệ hộ đói nghèo giảm đáng kể từ 25% năm 1990 xuống còn 20,5% năm 1995, 15% năm 2000 và 11% năm 2005 .Tuy nhiên một số hộ thoát nghèo chưa thật vững chắc, nguy cơ tái nghèo vẫn còn tiềm ẩn. Vì vậy công tác xoá đói giảm nghèo bền vững là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn củahuyện.

Về chuẩn mực nghèo đói: Tại hội nghị bàn về giảm nghèo đói ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tổ chức ở Băng Cốc - Thái Lan tháng 9/1993 đã đưa ra định nghĩa về nghèo đói như sau: “nghèo đói là tình trạng của một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ, phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của địa phương”. [ 23, tr.22]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ở nước ta theo quan niệm của nhiều chuyên gia cũng như của Bộ Lao động - thương binh - xã hội và Tổng cục thống kê thì thu nhập trung bình (số liệu năm 1991) của các nhóm hộ được phân loại như sau:

Hộ giàu và khá phải đạt từ 1.000.000 đồng/1khẩu/1năm trở lên tức là khoảng 84.000 đồng/1 khẩu/1 tháng.

Nhóm hộ trung bình 600.000 đồng/1 khẩu/1 năm trở lên tức là khoảng từ 55-60.000 đồng/1 khẩu/1 tháng.

Nhóm hộ nghèo 360.000 đồng/1khẩu/1năm trở lên tức là khoảng từ 30.000 - 55.000 đồng/1 khẩu/1tháng.

Theo đánh giá của Tổ chức lương thực thế giới (FAO) qua kết quả điều tra đánh giá thực tế ở Việt Nam đã đưa ra kết luận mức sống tối thiểu là 1.800Kcalo/1người/1ngày. Mức năng lượng này quy đổi tương đương 13,2kg gạo/1người/1tháng, từ đó những hộ có mức sống dưới 1.500Kcalo là những hộ cực nghèo (dưới 9kg gạo/1người/1tháng).

Bảng 3.4. Tỷ lệ % gia đình đạt mức năng lượng ở các vùng

TT Các vùng

Số hộ điều

tra

Mức năng lượng Kcalo/1 người/ 1 ngày Dưới 1.500 1.501- 1.800 1.801- 2.100 2.101- 2.400 2.401- 2.700 Trên 2.700 1 Miền núi Bắc Bộ 144 12,0 18,8 20,2 15,6 18,1 15,5 2 Trung du Bắc bộ 160 10,0 24,0 15,0 20,0 21,0 10,0 3 Đồng bằng sông Hồng 345 8,7 21,1 22,3 17,6 13,5 16,8 4 Khu IV cũ 331 16,5 26,7 17,1 18,6 11,5 9,6

5 Duyên hải Nam Trung Bộ 348 9,6 25,2 14,2 18,1 17,0 15,9 6 Tây Nguyên 141 12,4 29,8 12,2 12,2 19,3 14,1 7 Đông Nam Bộ 188 13,6 27,5 26,1 17,1 31,1 2,6 8 Đồng bằng sông Cửu Long 248 7,4 17,5 25,8 24,2 13,1 12,0 Trung bình 10,6 25,6 19,4 18,3 16,6 9,5 [73, tr.22]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tuy nhiên trong điều kiện Việt Yên mức sống của dân cư còn thấp, thu nhập bình quân 1 khẩu, 1 tháng ở nông thôn năm 1991 mới đạt được 60.000 đồng/1 tháng (tương đương với 30kg gạo) nên chuẩn mực chọn cho diện đói nghèo chỉ lấy bằng 1/2 mức thu nhập bình quân của cộng đồng (cho từng vùng, từng khu vực), tức là chuẩn mực được chọn cho diện đói nghèo chỉ lấy bằng là từ 15-18kg gạo/1người/1 tháng.

Đến năm 1993, tiêu chí hộ đói nghèo mới được Văn phòng chương trình quốc gia xoá đói giảm nghèo và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xác định chuẩn mực cụ thể:

Hộ đói: bình quân thu nhập dưới 13kg gạo/1người/1tháng đối với khu vực thành thị, dưới 8kg đối với khu vực nông thôn.

Hộ nghèo: bình quân thu nhập dưới 20kg gạo/1người/1tháng đối với khu vực thành thị, dưới 15kg/1người/1tháng đối với khu vực nông thôn.

Năm 1995, chuẩn mực đói nghèo được điều chỉnh:

Hộ đói: là hộ có mức thu nhập dưới 13kg gạo/1người/1tháng tínhc ho mọi vùng.

Hộ nghèo: là hộ có mức thu nhập tuỳ theo từng vùng ở các mức tương ứng sau:

Vùng nông thôn miền núi, hải đảo dưới 15kg gạo/1người/1tháng. Vùng nông thôn đồng bằng, trung du dưới 20kg gạo/1người/1tháng. Vùng thành thị dưới 25kg gạo/1người/1tháng.

Căn cứ vào Quyết định số 1143/2000/QĐ-LĐ-TBXH ngày 01/11/2000 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, không theo quy định chuẩn mực hộ đói nữa mà chỉ quy định chuẩn mực hộ nghèo theo tiêu chí mới như sau:

Những hộ có mức thu nhập bình quân một người trong hộ là dưới 80.000 đồng/1 người/ 1tháng đối với khu vực miền núi, 120.000 đồng/1người/1tháng đối với khu vực đồng bằng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Như vậy đói nghèo là một vấn đề mang tính toàn cầu. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng chỉ ra rằng “Chủ nghĩa xã hội trước hết nhằm làm cho nhân dân lao động thoát khỏi bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm nô và sống một đời hạnh phúc”. [ 24, tr.83]

Tuy nhiên để đạt được mục tiêu trên thì công tác xoá đói giảm nghèo là một bước đi không thể bỏ qua, nhất là đối với một nước có nền kinh tế chậm phát triển, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu lại phải chịu hậu quả nặng nề do chiến tranh gây ra. Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, Việt Nam năm 1992 đứng thứ 6 từ dưới lên với thu nhập bình quân đầu người 170 đô la/ 1 người/ 1 năm (chuẩn đói nghèo của thế giới là 500 đô la/ 1 người/ 1 năm), là một trong những nước nghèo nhất trên thế giới.

Năm 1991, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, Đảng đã chỉ ra chủ trương xoá đói giảm nghèo cho toàn quốc nhằm khắc phục khủng hoảng kinh tế như trong những năm cuối thập kỷ 80.

Nhưng theo số liệu của Phòng Thống kê và Văn phòng Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện thì từ khi có chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến năm 1998 huyện Việt Yên chưa có một cuộc điều tra cụ thể ở các xã để xác định số hộ đói, nghèo trong toàn huyện mà chỉ tổng kết một cách rất chung chung đời sống của nông dân trong các kỳ đại hội hoặc tổng kết cuối năm.

Theo điều tra của Hội Nông dân huyện năm 1992 thì bình quân thu nhập của nông dân trong huyện là 260kg thóc/1 người/năm vào khoảng 15kg gạo/1 người/ 1 tháng, trong đó có người có thu nhập dưới 8kg gạo/1 người/ 1 tháng chiếm 22,53%.

Theo điều tra đánh giá của Hội Nông dân huyện là sở dĩ tình trạng đói nghèo vẫn chiếm tỷ lệ cao là do giai đoạn đầu của công cuộc đổi mới, nền kinh tế bao cấp vẫn mang nặng trong tiềm thức người dân và cán bộ. Nông dân làm theo kiểu khoán sản phẩm nên dẫn đến tình trạng bỏ bê ruộng đất,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

còn cán bộ thiếu nhiệt tình, thiếu năng động. Thực hiện cơ chế quản lý mới, đội ngũ cán bộ còn non yếu, do đó phần lớn Ban quản lý hợp tác xã không điều hành được khâu sản xuất. Quy mô hợp tác xã có nơi chia tách quá nóng vội, nặng về cảm tình, cục bộ, lúng túng trong việc xác định phương hướng hoạt động.

Giai đoạn 1990-1995, tình trạng sinh đẻ không có kế hoạch, năm 1991 tỷ lệ tăng dân số vẫn ở mức rất cao 2,15%, tình trạng này làm cho số lượng ăn theo đông, số hộ như vậy chiếm khoảng 9,5% số hộ đói nghèo.

Giai đoạn này một bộ phận nông dân thiếu kinh nghiệm làm ăn, tập quán canh tác lạc hậu, sản xuất mang nặng tính tự cung, tự cấp, phân tán manh mún, số hộ này chiếm khoảng 66,36% số hộ nghèo đói trong toàn huyện.

Để thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo, ban chỉ đạo của huyện phối hợp với các phòng ban như Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên… xuống chỉ đạo đến từng cơ sở xã nhằm mục tiêu tăng hộ giàu, giảm hộ nghèo ở mức tối thiểu.

Huyện đã tập trung khai thác mọi nguồn vốn đầu tư để thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo, tập trung đẩy mạnh phong trào xây dựng nông thôn mới, xây dựng hệ thống thuỷ lợi, đường giao t hông, đường điện và cơ sở sản xuất phục vụ cho phát triển sản xuất nông nghiệp.

Huyện đã xây dựng đề án nhằm phát triển cây ăn quả với mục tiêu làm giàu từ cây ăn quả, cây công nghiệp. Đổi mới tăng cường quan hệ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp với nội dung xây dựng các xóm nhỏ nhằm giúp đỡ nhau về lao động, tiền vốn, vật tư, kỹ thuật và quản lý sản xuất nhằm thúc đẩy sản xuất hộ gia đình phát triển, phát huy vai trò tự chủ của mình.

Tháng 7/1993, Huyện uỷ ban hành quy ước nếp sống văn hoá mới, các cơ sở từ xã, thị trấn đưa chương trình hành động của huyện xuống tận thôn, xóm: “Bên cạnh đó còn thực hiện chương trình hướng nghiệp đầu tư, đẩy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mạnh công tác dân số kế hoạch hoá gia đình, tuyên truyền vận động chị em phụ nữ không sinh con thứ ba, giảm tỷ lệ sinh xuống còn 1,5%”. [ 4, tr.6 ]

Trên cơ sở sản xuất phát triển đời sống của nhân dân khu vực nông thôn ngày càng ổn định, bình quân lương thực đầu người tăng từ 250kg/1 người/1 năm năm 1990 lên 300kg/1 người/1 năm năm 1995.

Sau 5 năm thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo, số hộ giàu tăng lên, số hộ nghèo giảm đi rõ rệt.

Theo số liệu điều tra năm 1990 của Hội Nông dân huyện, cả huyện Việt Yên có tổng số hộ dân là 24.350 hộ, trong đó có 2.087 hộ có thu nhập bình quân dưới 8kg gạo/1 người/1 tháng và 4.024 hộ có thu nhập bình quân dưới 15kg gạo/1 người/1 tháng, tổng số hộ đói nghèo của huyện chiếm 25%.

Đến năm 1995 cũng theo số liệu điều tra của Hội Nông dân huyện có tổng số hộ dân là 31.112 hộ, trong đó có 1.015 hộ có thu nhập bình quân dưới 13kg gạo/1 người/1 tháng và 5.207 hộ có thu nhập dưới 20kg gạo/1 người/1 tháng. Như vậy tổng số hộ đói nghèo năm 1995 giảm xuống còn 20,5%.

Mặc dù công tác xoá đói giảm nghèo giai đoạn này đã đạt được những kết quả nhất định, song tổng số hộ nghèo của huyện còn chiếm tỷ lệ rất cao. Trong tổng số các hộ nghèo tính đến “cuối năm 1995 vẫn còn 416 hộ cực nghèo. Riêng năm 1995 huyện phải cho vay cứu đói 2 đợt giáp hạt 239 triệu đồng cho 2.151 hộ”. [ 48, tr.18]

Khả năng tích luỹ của các hộ gia đình nông dân còn mỏng và yếu, điều kiện sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn bởi tình trạng độc canh cây lúa còn phổ biến, việc xây dựng kế hoạch, biện pháp giúp đỡ các hộ nghèo chưa đồng bộ, việc phát động các phong trào quần chúng tập trung giúp đỡ các hộ nghèo vươn lên còn trông chờ vào cấp trên. Việc phân loại và điều tra hộ nghèo hầu như chưa được quan tâm đúng mức nên chưa tìm ra được biện pháp khắc phục phù hợp bởi vậy hoạt động của phong trào còn bị trì trệ, kéo dài.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bước vào năm 1996 là năm có nhiều sự kiện trọng đại trong đời sống kinh tế - chính trị - xã hội của nhân dân cả nước nói chung và các địa phương nói riêng. Thực hiện chủ trương của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (tháng 6/1996) về đẩy mạnh công tác xoá đói giảm nghèo, tiến tới thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh và Đảng bộ huyện Việt Yên tiếp tục xác định công tác xoá đói giảm nghèo là nhiệm vụ quan trọng đặt ra cho toàn Đảng bộ trong nhiệm kỳ tới nhằm cải thiện hơn nữa đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân, nâng cao thu nhập bình quân đầu người, tăng thêm hộ giàu, giảm hộ nghèo, phấn đấu xoá các hộ cực nghèo của huyện.

Phương hướng của huyện Việt Yên trong thời kỳ 1996 đến 2005 vẫn là tiếp tục chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế nông nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch. Tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao, xây dựng và triển khai các chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Phấn đấu đến năm 2005 toàn huyện tỷ lệ nghèo giảm xuống còn 10%.

Ngày 13-10-2000, Huyện uỷ ra Nghị quyết 06/NQ-HU khoá 21 và Công văn số 02/CV-UB về tổng điều tra đầu tiên của huyện Việt Yên về xoá đói giảm nghèo với tổng số hộ cụ thể và tỷ lệ chính xác. Còn trong giai đoạn trước, xoá đói giảm nghèo có được quan tâm nhưng chỉ nằm trong một phần hoạt động của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, do phòng này quản lý, bên cạnh đó có thêm sự tham gia của các phòng ban, đoàn thể khác nhưng lẻ tẻ và chưa thành một chương trình riêng biệt.

Căn cứ vào tiêu chí, chuẩn mực mới, kết quả điều tra năm 2000 toàn huyện có:

Tổng số hộ đói nghèo là 4.590 hộ ( 4.590/ 30.626 hộ dân ), chiếm 15% so với tổng số hộ trong toàn huyện, trong đó:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hộ đói là 1989 hộ bằng 6.5 % Hộ nghèo là 2601hộ bằng 8.5%

Trong 4590 hộ đói, nghèo thì hộ đói nghèo thuộc diện chính sách là 122 hộ chiếm 0,4 %. [ 50, tr.13]

Qua kết quả điều tra cụ thể trên, Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện và các ban ngành, đoàn thể càng thấy rõ được thực trạng đói nghèo trong huyện, để từ đó có biện pháp tích cực trong công tác xoá đói giảm nghèo của mình.

Trước hết huyện thực hiện chính sách cho người nghèo vay vốn, Ngân hàng người nghèo huyện Việt Yên đã có nhiều cố gắng tạo mọi điều kiện chuyển vốn cho nông dân vay để phát triển sản xuất.

Trong 5 năm từ 1996-2000 tổng số vốn cho người nghèo vay là 15,2 tỷ đồng.

Nguồn vốn của quốc gia đầu tư cho huyện Việt Yên để giải quyết việc

Một phần của tài liệu Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện việt yên tỉnh bắc giang trong thời kỳ đổi mới (1986-2005) (Trang 82 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)