Về Văn hoá, Giáo dục, Y tế

Một phần của tài liệu Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện việt yên tỉnh bắc giang trong thời kỳ đổi mới (1986-2005) (Trang 94 - 105)

6. Kết cấu luận văn

3.3. Về Văn hoá, Giáo dục, Y tế

3.3.1. Về Văn hoá

Kinh tế là cơ sở là nền tảng để phát triển văn hoá xã hội, ngược lại văn hoá xã hội là nhân tố quan trọng thúc đẩy kinh tế phát triển. Quán triệt quan điểm của Đảng ta coi văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Nhận thức được tầm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

quan trọng của văn hoá đối với đời sống kinh tế - xã hội, trong những năm qua Huyện uỷ Việt Yên luôn xác định: công tác văn hoá thông tin, thể dục thể thao là một mặt trận quan trọng trong công cuộc đấu tranh chống tiêu cực và xd nền văn hoá mới, con người mới. Từ nhận thức đó trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Huyện uỷ, ngành văn hoá, thông tin, thể dục thể thao của huyện có bước chuyển biến rõ nét.

Sự phát triển kinh tế Việt Yên trong những năm qua đã tạo nên những khởi sắc mới về văn hoá. Để đáp ứng nhu cầu nhận thức của nhân dân cũng như phục vụ cho công tác tuyên truyền những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, hệ thống đài truyền thanh huyện, xã và các phương tiện tuyên truyền như sách báo được đầu tư phát triển. Đài truyền thanh huyện được trang bị máy phát mới 200 triệu đồng năm 2000, lắp đặt 5 cụm loa tự động thu phát ở các cụm dân cư. Hệ thống truyền thanh cơ sở thường xuyên được củng cố mở rộng. Đến năm 2002 đã có 19 đài được lắp đặt ở các xã, thị trấn, 3 đài hợp tác xã. Tổng số đường dây dẫn là 151,7km, 370 loa phóng thanh, tổng công suất đạt 9.840kw/h. Đội ngũ cán bộ làm công tác phát thanh được bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên. Do vậy chất lượng tin bài tốt hơn, số lượng các chuyên mục phong phú hơn, bổ ích hơn, phục vụ rất đắc lực cho sự phát triển sản xuất, nâng cao nhận thức của nhân dân.

Năm 2002, đài truyền thanh huyện đã phát thanh 1.760 tin, 220 bài, 224 chuyên mục, thời lượng phát sóng là 1.928h. Về thông tin cổ động trực quan cũng có nhiều tiến bộ, 100% số xã, thị trấn trong huyện có panô, áp phích, khẩu hiệu, tổ chức triển khai những thành tựu kinh tế xã hội 1995-2005 của huyện đạt chất lượng và có hiệu quả cao.

Nhìn chung công tác thông tin, tuyên truyền đã bám sát đường lối chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước và những chủ trương, biện pháp cụ thể của địa phương.

Ở Việt Yên thời gian 1996-1997 các tệ nạn xã hội có sự gia tăng, phong tục tập quán cũ trỗi dậy… đã gây nên ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của nhân dân. Huyện Việt Yên đã có nỗ lực lớn để tạo nên một bộ mặt văn hoá mới “văn minh, hiện đại” ở nông thôn. Các tệ nạn xã hội như cờ bạc, số đề,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đánh cãi chửi nhau đã giảm đi nhiều. Việc cưới, việc tang trong nhân dân đang có chuyển biến tích cực, đỡ tốn kém hơn, cùng với sự giảm đi những tiêu cực trong văn hoá, xã hội, văn hoá truyền thống được khơi dậy, những yếu tố hiện đại văn minh được thể hiện đậm nét trong các hoạt động văn hoá, đặc biệt là phong trào xây dựng gia đình văn hoá mới.

Được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, công tác xây dựng nếp sống mới được triển khai rộng rãi trong toàn huyện. Đặc biệt là phong trào xây dựng làng văn hoá, gia đình văn hoá diễn ra sôi nổi. Tất cả các thôn, xóm trong huyện đều tiến hành xây dựng quy ước về nếp sống văn hoá mới. Năm 1995 mới chỉ có 5 làng được công nhận là làng văn hoá, năm 2000 toàn huyện có 50 làng văn hoá. Đến năm 2005 có 120 số thôn, xóm đạt danh hiệu làng văn hoá, trong đó có 67 thôn xóm đạt danh hiệu làng văn hoá cấp tỉnh. Mỗi năm Việt Yên có hàng ngàn hộ đăng ký xây dựng gia đình văn hoá. Năm 2000 có 21.727 hộ đạt danh hiệu gia đình văn hoá, năm 2005 có 28.878 gia đình văn hoá đạt 72%. [70, tr.13]

Cùng với phong trào xây dựng làng, xã, gia đình văn hoá, phong trào văn nghệ quần chúng phát triển mạnh, năm 1995 xây dựng được 7 câu lạc bộ hát quan họ, năm 2005 đã có 12 câu lạc bộ hát quan họ, tập trung chủ yếu ở xã Quang Châu, thị trấn Nếnh…

Các thiết chế văn hoá bao gồm nhà văn hoá, tủ sách, thư viện, nhà truyền thống, câu lạc bộ được phát triển từ huyện đến cơ sở. Nhà văn hoá trung tâm huyện có 500 chỗ gồi có hệ thống đèn chiếu sáng, phông màn đầy đủ.

Đời sống kinh tế phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thể dục thể thao phát triển đi lên, trong những năm qua phong trào thể dục thể thao quần chúng tiếp tục được duy trì, ở tất cả các thôn xóm trên địa bàn huyện số người luyện tập thể dục thể thao thường xuyên đã tăng lên rõ rệt, tính đến năm 2005 có khoảng 16% số người thường xuyên luyện tập.

Đến năm 2005 có 40 câu lạc bộ thể dục thể thao gồm các câu lạc bộ như bóng bàn, cầu lông, cờ tướng, võ thuật, dưỡng sinh, bóng đá… số giải thể thao cấp huyện hàng năm được tổ chức từ 12-15 giải, chủ yếu vào dịp kỷ niệm ngày quốc khánh 2-9 hàng năm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong những năm qua được sự chỉ đạo của huyện, 100% các xã, thị trấn trong toàn huyện đều tổ chức các hoạt động thể dục thể thao ở đơn vị mình, hình thức nội dung đa dạng phong phú, hấp dẫn với các môn tiêu biểu như bóng đá, bóng chuyền, dưỡng sinh, cờ tướng… đã thu hút đông đảo nhân dân các lứa tuổi tham gia tích cực. Đặc biệt năm 2005 là năm tổ chức đại hội thể dục thể thao các cấp, huyện đã chỉ đạo các xã trong huyện tổ chức đại hội, tính trung bình mỗi xã có khoảng 1.500 người đến tham gia.

Phong trào thể dục thể thao trong các lực lượng vũ trang và trong các nhà trường cũng được phát triển mạnh mẽ, hàng năm Ban chỉ huy quân sự huyện và Công an huyện cũng tổ chức các giải thể thao trong ngành của mình như tổ chức hội thi giáo dục quốc phòng cho dân quân tự vệ trong toàn huyện, giải cầu lông, bóng chuyền… Các trường học đều tổ chức các giải thể thao trong nhà trường như điền kinh, cầu lông, bóng đá, bóng chuyền… ngoài ra còn tham gia thi đấu do ngành dọc cấp trên tổ chức.

Việc đào tạo vận động viên có thành tích cao cho thể thao hàng năm đều làm tốt. Trong những năm qua Phòng văn hoá thông tin - thể thao đã tuyển chọn huấn luyện, đào tạo các vận động viên có năng khiếu vào huấn luyện trong các câu lạc bộ để thi đấu ở các giải do tỉnh tổ chức. Thế mạnh của thể thao Việt Yên là bóng đá thường đạt giải nhì của tỉnh trong các kỳ thi đấu.

Như vậy bộ mặt nông thôn Việt Yên đã có nhiều thay đổi, tình hình văn hoá văn nghệ phát triển theo chiều hướng hiện đại, văn minh, chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện về mọi mặt. Trình độ dân trí, mức độ hưởng thụ văn hoá của nhân dân Việt Yên được nâng cao hơn, mỗi người dân tham gia sinh hoạt văn hoá cộng đồng gần 40 buổi một năm.

3.3.2. Về Giáo dục

Giáo dục có vai trò vô cùng quan trọng, là quốc sách hàng đầu đối với sự phát triển kinh tế, xã hội. Thấm nhuần tư tưởng “Vì lợi ích trăm năm trồng người”. Công tác giáo dục và đào tạo luôn được người dân và các cấp, các ngành của Việt Yên quan tâm. Với sự cố gắng của các cấp, các ngành, của Phòng giáo dục, các thầy giáo cô giáo và toàn thể nhân dân, sự nghiệp giáo dục của huyện Việt Yên 20 năm qua đã có bước tiến đáng kể.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Năm 1987, mặc dù nguồn ngân sách còn hạn hẹp nhưng huyện đã dành 150 triệu đồng chi cho sự nghiệp giáo dục, tăng 1,5 lần so với năm 1986. Trong 3 năm 1988 - 1990 huyện đã tăng thêm nguồn chi ngân sách cho giáo dục nhằm kiện toàn đội ngũ giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất, thiệt bị cho các trường học. Kết quả là năm 1989-1990 chất lượng giáo dục của huyện đã có bước phát triển cao hơn so với những năm học trước.

Bước vào thập kỷ 90, đặc biệt từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, tình hình khó khăn về kinh tế của đất nước nói chung và huyện Việt Yên nói riêng đã từng bước được khắc phục. Trong thời kỳ này huyện đã dành 40% tổng ngân sách chi đầu tư cho sự nghiệp giáo dục, chính vì vậy cơ sở giáo dục được cải thiện đáng kể. Nếu như năm 1990 toàn huyện mới có 65% số trường lớp được lợp ngói thì đến năm 1995 các trường học được lợp ngói 100%, nhiều trường đã xây nhà cao tầng chiếm 40% số trường lớp của huyện. Về quy mô giáo dục, trong thời kỳ này huyện đã tập trung mở rộng mạng lưới giáo dục mới đã tạo ra sự phát triển bền vững. [43, tr.19]

Trong thời gian 5 năm từ 1991-1995, hệ thống các trường lớp được tổ chức lại, một số trường cấp I đã tách ra khỏi các trường cấp II, tỷ lệ học sinh bỏ học trong thời gian này chỉ chiếm 3%, tình trạng học 3 ca do thiếu lớp học đã được xoá bỏ.

Từ năm 1996 đến năm 2000 thực hiện phương châm xã hội hoá giáo dục, Đảng bộ, chính quyền huyện Việt Yên đã vận động các cấp, các ngành và đoàn thể nhân dân tích cực đầu tư cho sự nghiệp giáo dục. Để đảm bảo tốt chất lượng dạy và học, huyện đã tăng cường cơ sở vật chất, hệ thống trường lớp, đồ dùng dạy học với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, ngoài việc huy động vốn được cấp, nguồn huy động từ nhân dân cũng đóng vai trò quan trọng. Các xã trên địa bàn huyện đã huy động hàng chục tỷ đồng để xây dựng phòng học, mua sắm trang thiết bị dạy, học.

Đến năm 2000 toàn huyện đã có 100% số xã có phòng học cao tầng. Nguồn ngân sách chi cho xây dựng cơ sở vật chất trường học ngày càng tăng, Tổng kinh phí đầu tư cho giáo dục trong 5 năm 1996-2000 là 32.093 triệu đồng. Trong đó

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhân dân đóng góp là 14.974 triệu, ngân sách xã là 7.161 triệu, ngân sách huyện, tỉnh là 9.321 triệu, các nguồn khác 637 triệu đồng. [47, tr.16 ]

Việt Yên thực hiện phương châm phát triển giáo dục toàn diện, coi trọng giáo dục mầm non, nâng cao chất lượng cả đại trà và mũi nhọn, quan tâm chất lượng giáo dục tiểu học, tích cực triển khai phổ cập trung học cơ sở.

Giáo dục mầm non phát triển cả hai loại hình công lập và dân lập, 100% số thôn, xã có trường mầm non. Năm học 2000-2001 có 2.320 cháu vào nhà trẻ đạt 90% kế hoạch, các cháu mẫu giáo có 6.230 cháu vào mẫu giáo đạt 97% kế hoạch. Riêng trẻ ở 5 tuổi đã huy động được 3.018 chấu đạt 98% kế hoạch.

Ở bậc tiểu học có 20 trường năm học 1995-1996, sau tăng lên 25 trường năm học 2000-2001 do chia tách. Số học sinh tiểu học ngày một giảm do thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hoá gia đình.

Ở bậc trung học cơ sở năm học 1995-1996 có 14 trường, sau tăng lên 17 trường năm học 2000-2001. Bậc trung học phổ thông năm học 1995-1996 có 3 trường công lập, sang năm học 2000-2001 có thêm một trường tư thục nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân trong huyện. Năm 1995, huyện đã đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học và chống mù chữ. Năm 1999 đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục trung học cơ sở .[ 44, tr.6 ]

Chất lượng giáo viên huyện Việt Yên ngày một cao. Toàn huyện đã có 96% giáo viên tiểu học đạt chuẩn, trung học cơ sở là 80%, phổ thông trung học 100%, giáo viên trên chuẩn là 25%.

Thực hiện 6 chương trình phát triển kinh tế - xã hội do Đại hội Đảng bộ huyện Việt Yên khoá XVIII đề ra, trong đó có chương trình phát triển giáo dục huyện Việt Yên 2001-2005. Từ năm 2001-2005, sự nghiệp giáo dục ở huyện Việt Yên có bước phát triển rõ rệt, các loại hình giáo dục đào tạo được đa dạng hoá.

Năm 2002, toàn huyện có 15 trường đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ tốt nghiệp tiểu học thời kỳ này đạt 98,8%, trung học cơ sở đạt 99,5% và trung học phổ thông đạt 89%, hàng năm tỷ lệ học sinh tiểu học đạt văn hoá khá giỏi chiếm tỷ lệ từ 65-70%, trung học cơ sở 40-45%, trung học phổ thông đạt từ 35-40%, chất lượng mũi nhọn vẫn được duy trì, mỗi năm huyện có từ 120-150 học sinh đạt học sinh giỏi cấp tỉnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.4. Số trường, phòng học, giáo viên và học sinh trên địa bàn huyện năm học 2001-2002, 2004-2005

Danh mục Năm học 2001 - 2002 Năm học 2004 - 2005 Nhà nước Bán công Tư thục Nhà nước Bán công Tư thục

Số trường 45 0 1 50 1 1 - Tiểu học 25 0 0 28 0 0 - Trung học sơ sở 17 0 0 19 0 0 - Trung học phổ thông 3 0 1 3 1 1 Số phòng 668 0 6 691 12 26 - Tiểu học 409 0 0 409 0 0 - Trung học sơ sở 214 0 0 214 0 - Trung học phổ thông 45 0 6 68 12 26 Số lớp 1.166 0 9 873 22 23 - Tiểu học 599 0 0 480 0 0 - Trung học sơ sở 486 0 0 305 0 0 - Trung học phổ thông 81 0 9 88 22 23 Số giáo viên 1.320 0 17 1.497 45 62 - Tiểu học 727 0 0 687 0 0 - Trung học sơ sở 486 0 0 633 0 0 - Trung học phổ thông 107 0 17 177 45 62 Số học sinh 36.573 0 431 27.715 1.342 1.182 - Tiểu học 17.747 0 0 11.658 0 0 - Trung học sơ sở 14.764 0 0 11.996 0 0 - Trung học phổ thông 4.062 0 431 4.061 1.342 1.182 [ 45, tr.16 ] Nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục mũi nhọn, năm học 2004- 2005 huyện đã đầu tư 240 triệu đồng bồi dưỡng học sinh giỏi và giáo viên làm nhiệm vụ dạy học sinh giỏi các môn văn hoá, thể thao của huyện. Kết quả là năm học 2004-2005 có 160 giải văn hoá cấp tỉnh, 327 giáo viên dạy giỏi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cấp huyện, 120 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, Việt Yên có 12 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 6 trường mầm non, 5 trường trung học cơ sở và 1 trường trung học phổ thông.

Chất lượng dạy và học được nâng cao thì người thầy có vai trò rất quan trọng, nhận thức được tầm quan trọng đó huyện luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Từ năm 2000-2005, huyện Việt Yên đã cử 542 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đi học các lớp cao học, đại học, trung cấp lý luận chính trị. Qua đó chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý ngày một nâng cao, số giáo viên đạt giáo viên giỏi quốc gia, giáo viên giỏi cấp tỉnh, cấp huyện tăng lên.

Bên cạnh đó huyện còn chú ý đẩy mạnh các hoạt động khuyến học như phong trào gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học, các xóm, xã có quỹ khuyến học nhằm khuyến khích tinh thần học tập của con em mình.

Nhìn lại 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, được sự quan tâm và phối

Một phần của tài liệu Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện việt yên tỉnh bắc giang trong thời kỳ đổi mới (1986-2005) (Trang 94 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)