Trong nông nghiệp lâm nghiệp

Một phần của tài liệu Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện việt yên tỉnh bắc giang trong thời kỳ đổi mới (1986-2005) (Trang 42 - 59)

6. Kết cấu luận văn

2.2.2. Trong nông nghiệp lâm nghiệp

* Về nông nghiệp

- Trồng trọt

Thực tế của nền kinh tế nước ta cho thấy, nông nghiệp có vai trò cực kỳ quan trọng đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trong kháng chiến chống xâm lược trước đây cũng như trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, mặc dù còn những vấp váp sai lầm trong tổ chức chỉ đạo kinh tế nói chung và đối với nông nghiệp nói riêng, song Đảng và Nhà nước ta luôn có những chủ trương, chính sách mới đối với nông nghiệp nông thôn, nông dân.

Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Trung ương và căn cứ vào thực tế địa phương, Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Bắc lần thứ VII (15/10/1986) đã đề ra phương hướng phát triển kinh tế nông nghiệp trong giai đoạn 1986-1990 là thực sự tôn trọng và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, nêu cao tình thần tự lực, tự cường, chủ động sáng tạo, khai thác tốt các tiềm năng lao động, đất đai, ngành nghề, cơ sở vật chất kỹ thuật. Tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo sự phát triển nông nghiệp toàn diện, khẳng định nông nghiệp là mặt trận hàng đầu. Phát triển mạnh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề kinh tế khác để phục vụ đắc lực nông nghiệp, sớm hình thành cơ cấu công - nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Trước hết giải quyết vững chắc vấn đề lương thực thực phẩm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thực hiện và triển khai có hiệu quả những chủ trương mang tính chất đổi mới của Đảng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội VI (tháng 12/1986) và phương hướng nhiệm vụ phát triển nông nghiệp của Tỉnh uỷ Hà Bắc được trình bày thông qua Nghị quyết Đại hội VII (tháng 10/1986). Đảng bộ huyện Việt Yên đã xác định rõ phương hướng của huyện trong thời kỳ này là “Tập trung mọi khả năng vào nhiệm vụ hàng đầu là phát triển nông nghiệp toàn diện, vừa ra sức thâm canh lúa vừa mở rộng sản xuất màu để có đủ lương thực đảm bảo nhu cầu ăn của nhân dân và một phần dự trữ”. [ 28, tr.5 ]

Sau hai năm thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng do Đại hội VI đề ra về cơ bản ngành trồng trọt vẫn mang tính độc canh cây lúa. Trước tính hình như vậy ngày 5-4-1988, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp để đánh giá tình hình sản xuất nông nghiệp, đề ra nghị quyết 10 về đổi mới kinh tế nông nghiệp. Cơ chế khoán 10 ra đời. Đây là bước đột phá thứ hai. Sau khoán 10, tạo ra sự đổi mới căn bản và đồng bộ cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp. Trên cơ sở đánh giá toàn bộ tình hình tổ chức sản xuất và quản lý nông nghiệp, chỉ ra những nguyên nhân chủ quan và khách quan làm cho nông nghiệp trì trệ, Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị đã xác định rõ, có hệ thống những việc đang cần đổi mới trong quản lý kinh tế nông nghiệp.

Nghị quyết cho rằng đổi mới kinh tế nông nghiệp phải đạt yêu cầu thực sự giải phóng sức sản xuất gắn với việc sắp xếp tổ chức lại sản xuất với cải tạo xã hội chủ nghĩa, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và đưa kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất nông nghiệp. Phát huy được mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế, các vùng, các ngành. Từng bước đưa nông nghiệp sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa nhằm giải quyết nhu cầu cơ bản về lương thực, thực phẩm, tăng thêm nguyên liệu cho công nghiệp, phục vụ tốt ba chương trình kinh tế lớn, lương thực, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng và sản xuất hàng xuất khẩu, xây dựng và bảo vệ môi trường sinh thái, không ngừng mở rộng thị trường nông thôn cho công nghiệp phát triển, gắn nông nghiệp với công nghiệp và giao thông vận tải thành cơ cấu kinh tế thống nhất. Giải quyết đúng đắn các mối quan hệ về lợi ích, nhất là đảm bảo lợi ích chính đáng của người

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sản xuất, trước hết là đối với người trồng lúa, không ngừng cải thiện đời sống nhân dân lao động, góp phần tích luỹ cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Mở rộng dân chủ, đề cao pháp chế, xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa.[ 14, tr.7 ].

Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị đã tiến một bước dài trong việc định lại vị trí kinh tế hộ gia đình và vai trò, quyền lợi của người lao động trong quan hệ liên kết kinh tế ở nông thôn. Kinh tế hộ gia đình từng bước được phục hồi chức năng một đơn vị kinh tế trọng yếu ở nông thôn, người nông dân dần dần được phát huy vai trò chủ thể và chủ động trong quá trình sản xuất nông nghiệp.

Thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị và sự chỉ đạo triển khai của Tỉnh uỷ Hà Bắc, Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XV và ra nghị quyết chỉ đạo nhân dân huyện Việt Yên thực hiện cơ chế khoán mới, tức là khoán có hạch toán theo đơn giá, thanh toán gọn gọi tắt là khoán gọn đã có tác dụng kích thích nông dân tích cực sản xuất, hăng hái nhận ruộng khoán, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tập trung đầu tư thâm canh, xen canh vụ, tăng vụ… thu nhập của người dân lao động trực tiếp tăng rõ rệt, khắc phục được tình trạng tồn đọng sản phẩm, nợ nần trong hợp tác xã, nghĩa vụ của nông dân đối với Nhà nước tốt hơn. Tình trạng bao cấp trong hợp tác xã được khắc phục một bước, việc thực hiện chính sách xã hội ở nông thôn tốt hơn, bộ máy quản lý được kiện toàn nhẹ hơn trước. Song việc thực hiện cơ chế khoán mới còn chậm, thiếu đồng bộ và chưa chặt chẽ.

Thực hiện nghị quyết của Đảng bộ huyện trong hai năm từ 1988-1990, sản xuất nông nghiệp đạt kết quả khá, tổng diện tích lúa hàng năm đều tăng và vượt mức kế hoạch đề ra. Tổng sản lượng lương thực bình quân trong hai năm đạt 34.420 tấn, bình quân lương thực đầu người là 420kg.

Cùng với việc trồng cây lương thực, sản lượng cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, đỗ tương, ớt… cũng phát triển khá.

Sau năm năm thực hiện công cuộc đổi mới, ngành nông nghiệp Việt Yên đã đạt được những kết quả quan trọng, từng bước bình ổn lương thực, đảm bảo an ninh lương thực địa phương và đóng góp một phần cho Trung ương.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bước sang những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, trong bối cảnh lịch sử mới bên cạnh những thuận lợi cơ bản do công cuộc đổi mới đem lại, chúng ta cũng gặp phải những khó khăn, thách thức. Tình hình trong nước và quốc tế có những biến động lớn. Trên thế giới, cuộc đấu tranh giữa hai lực lượng: Xã hội chủ nghĩa và các lực lượng thù địch vẫn diễn ra gay gắt mang một màu sắc mới “diễn biến hoà bình” các nước xã hội chủ nghĩa đang ra sức tìm cách sửa chữa, khắc phục các khuyết điểm của mình, nhưng kết quả ngày càng lâm vào khủng hoẳng, tuy nhiên vẫn có một số nước xã hội chủ nghĩa đã sửa chữa thành công, tiêu biểu là Trung Quốc.

Trong nước đã có một số thành tựu trong hơn 4 năm đổi mới, tuy nhiên đất nước vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng. Vì thế tháng 6/1991, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII đã họp, trong đó tổng kết 4 năm đổi mới, đồng thời đề ra đường lối mới cho thời kỳ sau. Bên cạnh đó, Đại hội đã đúc rút các kinh nghiệm trong nước, ngoài nước trên tinh thần kế thừa và đổi mới để đưa ra đường lối đúng.

Đại hội VII đã đưa ra mục tiêu tổng quát về chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 là “vượt qua khó khăn thử thách, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường ổn định chính trị, đẩy lùi tiêu cực và bất công xã hội, đưa nước ta cơ bản ra khỏi khủng hoảng hiện nay”. [ 13, tr.60 ]

Sau Đại hội VII, tình hình quốc tế tiếp tục có những diễn biến nhanh chóng và phức tạp. Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu lần lượt sụp đổ, độc lập chủ quyền của một số quốc gia đang đứng trước những thách thức bởi chính sách cường quyền và áp đặt. Các thế lực thù địch ra sức hoạt động chống phá công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc của nhân dân ta. Sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta phải trải qua những thách thức vô cùng gay go, phức tạp.

Bên cạnh đó trong những năm này thời tiết ở Việt Yên biến đổi phức tạp, hạn hán kéo dài đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp.

Trong năm 1991, huyện tập trung chỉ đạo các xã vận động bà con nông dân thực hiện cấp 1 hoá giống lúa có năng suất cao đưa vào sản xuất, đồng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thời thực hiện những biện pháp thâm canh, tăng vụ, chú trọng phát triển gia súc gia cầm, tăng diện tích các loại cây công nghiệp ngắn ngày nâng cao năng suất, tận dụng quỹ đất và cải tạo đất. Đồng thời huyện còn tiến hành các biện pháp khuyến nông như làm thuỷ lợi, cung ứng vật tư, giống, vốn, bảo vệ thực vật nhằm huy động một cách có hiệu quả năng lực trình độ sản xuất thâm canh của nông dân. Cố gắng hạn chế những ảnh hưởng của thời tiết gây ra để mở rộng diện tích, nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng, phấn đấu hoàn thành mọi chỉ tiêu về sản xuất nông nghiệp.

Thành công lớn nhất trong những năm 1991-1994 là việc chuyển dịch hệ thống cây trồng cũng như cơ cấu ngành trồng trọt, phá dần thế độc canh cây lúa bằng cách tăng vụ và đổi mới cơ cấu mùa vụ, tăng diện tích gieo trồng nhằm sử dụng ruộng đất có hiệu quả và phát triển kinh tế đa dạng.

Tỷ trọng diện tích cây lương thực đang có xu hướng giảm dần, tăng tỷ trọng diện tích cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm và cây ăn quả. Diện tích cây lương thực năm 1991 chiếm 88% tổng diện tích trồng trọt, năm 1994 giảm xuống còn 83,3%. Diện tích cây công nghiệp ngày càng tăng từ 8,4% năm 1991 lên 9,9% năm 1994. Cây thực phẩm tăng từ 3,6% năm 1991 lên 4,7% năm 1994, cây ăn quả tăng từ 0,46% lên 1,56%. Do tỷ trọng diện tích thay đổi, nên tỷ trọng giá trị sản lượng ngành trồng trọt cũng có sự thay đổi. Tổng giá trị sản lượng cây lương thực năm 1991 chiếm 73,4%, năm 1994 giảm xuống 71,3%. Tương ứng như vậy cây công nghiệp ngắn ngày từ 17,6% tăng lên 18,2%, cây thực phẩm từ 7,5% tăng lên 8,7%, cây ăn quả từ 1,5% lên 1,8%. [83, tr.9]

Trong cơ cấu cây lương thực ở Việt Yên, cây lúa vẫn giữ một vị trí rất quan trọng. Để không ngừng nâng cao năng suất lúa, trong nhiều năm qua, cơ cấu giống lúa đã từng bước đổi mới theo hướng nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế, phù hợp đặc điểm từng loại đất, từng vùng sinh thái, giống lúa thơm, lúa xuất khẩu đang có xu hướng tăng lên. Đặc biệt việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thay thế các loại giống lúa đã bị thoái hoá, năng suất thấp thay thế bởi các giống lúa lai của Trung Quốc là X21, C70, C71, DT10 có năng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

suất cao và thích hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương. Mặt khác công tác bảo vệ thực vật, dự báo phòng trừ sâu bệnh thực hiện tốt nên diện tích và năng suất lúa hàng năm đều tăng.

Bảng 2.1. Diện tích và năng suất lúa giai đoạn 1991-1995

1991 1992 1993 1994 1995

Tổng diện tích gieo trồng 17.480 ha 18.112 ha 18.324 ha 18.527 ha 18.793 ha Năng suất lúa bình quân 25 tạ/ha 27,2 tạ/ha 28,7 tạ/ha 29 tạ/ha 33 tạ/ha

[83, tr.10]

Trong thời gian 1991-1995 diện tích cây lương thực tăng do tăng vụ, bình quân diện tích vụ hè thu tăng 9,3%/năm, vụ đông tăng 19,8%/năm. Đối với Việt Yên mức bình quân diện tích canh tác thấp, trung bình 600m2/người thì việc tăng vụ có ý nghĩa rất quan trọng. Điển hình về tăng vụ là xã Quảng Minh với mức bình quân đất canh tác chỉ đạt 300m2/người nên đã đưa 60% diện tích canh tác lên làm 4 vụ/1 năm, 10% diện tích làm 3 vụ/1 năm, 20% diện tích đất 2 vụ/1 năm và 10% diện tích 1 vụ/1 năm. Giá trị bình quân thu được trên 40 triệu đồng/1 ha canh tác.

Năm 1996 là năm đầu tiên Đảng bộ và nhân dân huyện Việt Yên thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 1996-2000. Trong sản xuất nông nghiệp huyện đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương khắc phục khó khăn do thời tiết bất lợi gây ra, đồng thời đáp ứng những nhu cầu của nông dân về sản xuất nông nghiệp như các hoạt động cung cấp vật tư cho sản xuất nông nghiệp. Trên địa bàn huyện có chi nhánh vật tư nông nghiệp thuộc Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp tỉnh Bắc Giang nên việc cung cấp phân bón, vật tư cho người nông dân chủ động, dễ dàng hơn. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có các công ty cổ phần chế biến nông, lâm sản như Công ty thương mại Việt An, Công ty cổ phần Xuân Thu giúp cho việc tiêu thụ nông sản với khối lượng lớn một cách dễ dàng. Huyện còn có hệ thống cửa hàng bán lẻ các loại giống, phân bón và những vật tư khác phục vụ sản xuất nông nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cùng với việc cung ứng vật tư nông nghiệp thì hoạt động khuyến nông đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp, đặc biệt từ khi phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Giai đoạn này trạm khuyến nông của huyện có 4 người trực thuộc Uỷ ban nhân dân huyện. Ngoài ra trạm còn có 19 kỹ sư là cán bộ khuyến nông chuyên trách 19 xã, thị trấn trong huyện. Hàng năm trạm khuyến nông xây dựng các mô hình cây, con, với công thức luân canh mang lại hiệu quả cao để nhân rộng ra sản xuất đại trà, đồng thời thực hiện nhiệm vụ tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân. Vì vậy những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp được đưa vào ứng dụng rộng rãi và đạt kết quả cao, tạo điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá.

Ngoài ra trong giai đoạn 1996-2000 huyện đã tổ chức cho nhân dân tham gia tu bổ, nạo vét kênh mương đáp ứng nhu cầu tưới tiêu một cách chủ động cho sản xuất nông nghiệp.

Bảng 2.2. Tổng hợp công trình tưới, tiêu

STT Tên trạm bơm Kênh tưới

chính (km)

Kênh tiêu (km)

Kênh tưới nội đồng (km)

1 Trạm bơm Trúc Tay 2,980 4,550 9,500

2 Trạm bơm Quang Biểu 5,250 3,800 8,000

3 Trạm bơm Nội Ninh 2,400 4,000 9,200

4 Trạm bơm Trúc Núi 7,800 1,000 13,500

5 Trạm bơm Việt Hoà 4,800 4,000 9,150

6 Trạm bơm Kè Tràng 14,421 7,000 17,000 7 Trạm bơm Tự Lạn 6,200 3,200 11,150 8 Trạm bơm Đồn Lương 3,500 2,300 7,000 9 Trạm bơm Hồng Thái 19,950 8,400 17,520 Tổng cộng [98, tr.12]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Các công trình thuỷ lợi được tu bổ chủ động cho việc tưới tiêu nên diện tích và sản lượng nông nghiệp đều tăng. Năm 1996 tổng diện tích gieo trồng là 18,793ha, năng suất đạt 36,7 tạ/ha.

Nét nổi bật trong sản xuất nông nghiệp của huyện năm 1996 là huyện đã tập trung thâm canh, tăng vụ, trong đó đặc biệt vụ đông xuân chuyển dịch cơ

Một phần của tài liệu Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện việt yên tỉnh bắc giang trong thời kỳ đổi mới (1986-2005) (Trang 42 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)