Mối quan hệ biệnchứng của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.

Một phần của tài liệu On_Tap_Triet doc (Trang 52 - 54)

Khái niệm phương thức sản xuất: phương thức sản xuất biểu thị cách thức sản

xuất vật chất của con người ở những giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội lồi người. Với một cách thức nhất định của sự sản xuất xã hội, trong đời sống xã hội sẽ xuất hiện những tính chất, kết cấu và đặc điểm tương ứng về mặt xã hội. Đối với sự vận động của lịch sử lồi người, cũng như sự vận động của mỗi xã hội cụ thể, sự thay đổi phương thức sản xuất bao giờ cũng là sự thay đổi cĩ tính chất cách mạng. Phương thức sản xuất là cái mà nhờ vào đĩ người ta cĩ thể phân biệt được sự khác nhau của những thời đại kinh tế khác nhau, người ta hiểu được thời đại lịch sử đĩ thuộc về hình thái kinh tế xã hội nào.

Phương thức sản xuất, cách thức mà con người tiến hành sản xuất chính là sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất ở một trình độ nhất định và quan hệ sản xuất tương ứng.

Khái niệm lực lượng sản xuất: biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự

nhiên. Nghĩa là trong quá trình thực hiện sự sản xuất xã hội, con người chinh phục giới tự nhiên bằng tổng hợp sức mạnh hiện thực cả mình. Sức mạnh đĩ được CNDV LS khái quát trong khái niệm lực lượng sản xuất.

Lực lượng sản xuất nĩi lên năng lực thực tế của con người trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất xã hội. Lực lượng sản xuất bao gồm người lao động với kỹ năng lao động của họ và tư liệu sản xuất, trước hết là cơng cụ lao động.

Trong quá trình sản xuất, lao động của con người và tư liệu sản xuất kết hợp với nhau tạo thành lực lượng sản xuất. Hơn nữa lao động của con người ngày càng trở thành lao động cĩ trí tuệ, trí tuệ hình thành và phát triển cùng với lao động trong suốt quá trình lịch sử lâu dài của xã hội. Hàm lượng trí tuệ trong lao động, đặc biệt là khoa học cơng nghệ hiện nay, đã làm cho con người trở thành nguồn lực đặc biệt của sản xuất, là nguồn lực cơ bản, nguồn lực vơ tận.

Cùng với con người thì cơng cụ lao động cũng trở thành một yếu tố cơ bản của lực lượng sản xuất. Trong mọi thời đại, cơng cụ lao động luơn là yếu tố động nhất của lực lượng sản xuất, biểu hiện năng lực thực tiễn của con người ngày càng tăng thêm. Trình độ phát triển cơng cụ lao động là thước đo trình độ chinh phục giới tự nhiên của con người.

Khái niệm về quan hệ sản xuất: biểu thị mối quan hệ giữa con người với con

người trong sản xuất. Sở dĩ quá trình sản xuất xã hội cĩ thể diễn ra một cách bình thường là nhờ trong sự sản xuất đĩ nĩ chứa đựng mối quan hệ giữa con người với con người tồn tại thống nhất giữa con người với giới tự nhiên.

Như vậy trong sự sản xuất ra đời sống xã hội của mình, con người ta dù muốn hay khơng cũng buộc phải duy trì và thực hiện những quan hệ nhất định với nhau. Những quan hệ này mang tính tất yếu và khơng phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của cá nhân nào, đĩ chính là quan hệ sản xuất. Cố nhiên quan hệ sản xuất là do con người tạo ra, song nĩ tuân theo những quy luật tất yếu, khách quan của sự vận động của đời sống xã hội.

Quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của lực lượng sản xuất và là cơ sở sâu xa của đời sống tinh thần xã hội.

Tính chất của quan hệ sản xuất trước hết được quy định bởi quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất. Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất luơn cĩ vai trị quyết định đối với tất cả các quan hệ xã hội, quan hệ sở hữu là cái quyết định phương thức phân phối sản phẩm cho các tập đồn người theo địa vị của họ đối với hệ thống sản xuất xã hội.

Sở hữu cơng cộng là loại hình mà tư liệu sản xuất là tài sản chung nên các thành viên của mỗi cộng đồng bình đẳng với nhau trong tổ chức lao động và trong phân phối sản phẩm.

Trong chế độ sử hữu tư hữu, tư liệu sản xuất nằm trong tay một số người, nên của cải xã hội khơng thuộc về số đơng, các quan hệ xã hội trở thành bất bình đẳng và dẫn đến đối kháng giai cấp.

Một phần của tài liệu On_Tap_Triet doc (Trang 52 - 54)