Con đường biệnchứng của quá trình nhận thức

Một phần của tài liệu On_Tap_Triet doc (Trang 47 - 50)

Nhận thức là một quá trình biện chứng diễn ra rất phức tạp, bao gồm nhiều giai đoạn, trình độ, vịng khâu và hình thức khác nhau.

Theo định nghĩa cuả Lênin, nhận thức là một con đường diễn ra từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng trở về thực tiễn.

Trực quan sinh động (nhận thức cảm tính ) là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức. Đĩ là giai đoạn mà con người sử dụng các giác quan để tác động trực tiếp

vào các sự vật nhằm nắm bắt cácc sự vật áy. Trực quan sinh động bao gồm 3 hình thức là: cảm giác, tri giác, biểu tượng

-Cảm giác là sự phản ánh những thuộc tính riêng lẻ của các sự vật, hiện tượng, khi chúng ta tác động trực tiếp vào các giác quan của con người. Cảm giác là kết quả của sự chuyển hố những năng lượng kích thích từ bên ngồi thành yếu tố của ý thức. Chính vì vậy mà Lênin đã viết: “Cảm giác là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan”.

Nếu dừng lại ở cảm giác thì nhận thức cảu con người mới chỉ hiểu biết được từng thuộc tính riêng lẻ của các sự vật, hiện tượng. Mà muốn tìm hiểu bản chất của các sự vật hiện tượng thì ta phải nắm được một cách tương đối tồn vẹn các thuộc tính của các sự vật hiện tượng ấy. Vì thế nhận thức khơng dừng lại ở cảm giác mà phải tiến lên tri giác.

-Tri giác: là hình ảnh tương đối tồn vẹn về sự vật khi sự vật đĩ đang trực tiếp tác động vào các giác quan. Tri giác nảy sinh dựa trên cơ sở của cảm giác, là sự tổng hợp của nhiều cảm giác. So với cảcm giác, tri giác là hình thức nhận thức cao hơn, đầy đủ hơn, phong phú hơn về sự vật. Tuy nhiên nhận thức vẫn chưa thể dừng lại ở tri giác, bởi đến tri giác, con người mới chỉ cĩ được hình ảnh trực quan và tương đối hồn chỉnh về đối tượng. Trong khi đĩ, nhận thức khơng phải lúc nào cũng địi hỏi phải cĩ các sự vật xuất hiện trước các giác quan, mà nhiều khi nĩ chỉ xuất hiện một lần rồi biến mất, nhưng con người vẫn phải nhận thức về nĩ. Như vậy, ở đây xuất hiện một mâu thuẫn giữa sự vật hiện cĩ với thực tế sự vật khơng hiện cĩ trước các giác quan của con người. Khi giải quyết được mâu thuẫn đĩ, nhận thức phải chuyển lên một nấc thang cao hơn đĩ là biểu tượng.

-Biểu tượng: là hình thức phản ánh cao nhất và phức tạp nhất cảu giai đoạn trực quan sinh động. Đĩ là hình ảnh cảm tính và tương đối hồn chỉnh cịn lưu lại trong bộ ĩc người về sự vật khi sự vạt đĩ khơng cịn trực tiếp tác động vào các giác quan. Biểu tượng hình thành nhờ sự phối hợp, bổ sung lẫn nhau của các giác quannhưng đã co sự tham gia của các yếu tĩ phân tích, tổng hợp và ít nhiều mang tính chất trừu tượng hố. Như vậy cảm giác, tri giác và biểu tượng là những giai đoạn kế tiếp nhau của hình thức nhận thức cảm tính. Trong nhận thức cảm tính đã tồn tại cả cái bản chất lẫn cái khơng bản chất, cái tất nhiên và ngẫu nhiên, cái bên trong lẫn bên ngồi sự vật. Nhưng ở giai đoạn này con người chưa phân biệt được cái gì là bản chất với khơng bản chất; đâu là tất yếu với ngẫu nhiên, đau là cái bên trong với cái bên ngồi. Mà yêu cầu của nhận thức là phải nắm được cái bản chất, cái tất yếu, cái bên trong của sự vật hiện tượng, đây là yếu tố quan trọng cho hoạt động thực tiễn và nhận thức cảu con người.

Như vậy, dừng lại ở nhận thức cảm tính sẽ gặp phải mâu thuẫn giữa một bên là thực trạng chưa phân biệt được đâu là cái bản chất, tất yếu, bên trong, đâu là cái

khơng bản chất, ngẫu nhiên, bên ngồi với một bên là nhu cầu phải phân biệt được rạch rịi những yếu tố này. Cĩ như vậy thì con người mới cĩ thể nắm được quy luật vân động và phát triển của sự vật. Khi giải quyết được mâu thuẫn này, nhận thức sẽ vượt lên một trình độ mới, cao hơn về chất. Đĩ là trình độ nhận thức lý tính hay cịn gọi là giai đoạn tư duy trừu tượng.

Nhận thức lý tính : là giai đoạn phản ánh gián tiếp, trừu tượng và khái quát

những thuộc tính, những đặc điểm, bản chất của đối tượng. Đây là giai đoạn nhận thức thực hiện chức năng quan trọng nhất là tách ra và nắm lấy cái bản chất cĩ tính quy luật của các sự vật hiện tượng. Vì vậy nĩ đạt đến trình độ phản ánh sâu sắc hơn, chính xác hơn và đầy đủ hơn cái bản chất của đối tượng. Nhận thức lý tính hay tư duy trừu tượng được thể hiện ở hình thức như: khái niệm, phán đốn, suy luận.

Khái niệm: là hình thức cơ bản nhất của tư duy trừu tượng, phản ánh những đặc tính bản chất của sự vật. Sự hình thành khái niệm là kết quả của sự khái quát, tổng hợp biện chứnh các đặc điểm, thuộc tính cuả sự vật hay của một lớp sự vật. Vì vậy các khái niệm vừa cĩ tính khách quan, vừa cĩ tính chủ quan, vừa cĩ mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau, vừa thường xuyên vận động và phát triển, đây là cơ sở để hình thành nên phán đốn.

Phán đốn: là hình thức của tư duy liên kết các khái niệm lại với nhau để khẳng định hoặc phủ định một đặc điểm, một thuộc tính nào đĩ của đối tượng. Theo trình độ phát triển của nhận thức, phán đốn được chia làm 3 loại là phán đốn đơn nhất, phán đốn đặc thù và phán đốn phổ biến. Phán đốn phổ biến là hình thức thể hiện bao quát rộng lớn nhất về đối tương.

Nhưng nếu dừng lại ở phán đốn thì nhận thức mới chỉ nhậ biết được mĩi liên hệ giữa cái đơn nhất với cái phổ biến, cịn giữa cái đơn nhất ở trong phán đốn này với cái đơn nhất ở trong phán đốn khác, giữa cái phổ biến ở trong phán đốn nọ với cái phổ biến ở trong phán đốn kia cĩ quan hệ với nhau ra sao, hoặc cái đặc thù cĩ quan hệ như thế nào với cái đơn nhất và cái phổ biến. Điều đĩ khơng được giải đáp trong các phán đốn riêng biệt. Đĩ là mâu thuẫn tồn tại trong quá trình nhận thức. Giải quyết các mâu thuẫn đĩ nhất thiết phải cĩ suy luận.

Suy luận: là hình thức của tư duy liên kết các phán đốn lại với nhau để rút ra tri thức mới. Suy luận là cơng cụ mạnh mẽ nhất của tư duy trừu tượng, thể hiện quá trình vận động của tư duy đi từ cái đã biết đến nhận thức những cái chưa biết một cách gián tiếp. Cĩ thể nĩi tồn bộ khoa học được xây dựng trên hệ thống suy luận và nhờ cĩ suy luận mà con người ngày càng nhận thức saấuú¨CNDV hơn, đầy đủ hơn hiện thực khách quan.

Tuy nhiên phán đốn phản ánh đúng hiện thực khách quan thì trong quá trình suy luận phải xuất phát từ những tiền đề đúng và phản ánh tuân theo cácc quy tắc.

Tuỳ theo sự kết hợp các phán đốn theo trật tự nào đĩ mà người ta cĩ được hình thức hình thức quy nạp hay diễn dịch.

Như vậy nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là những nấc thang hợp thành chu trình nhận thức. Theo quan điểm của CNDV BC, nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là hai giai đoạn khác nhau về chất, cĩ đặc điểm và vai trị khác nhau trong việc nhận thức sự vật khách quan.

Nhận thức cảm tính là sự phản ánh trực tiếp, cụ thể sinh động sự vật, cịn nhận thức lý tính là phản ánh gián tiếp, mang tính trừu tượng, khái quát.

Nhận thức cảm tính đem lại những hình ảnh bề ngồi chưa sâu sắc về sự vật, cịn nhận thức lý tính phản ánh những mối liên hệ bên trong, bản chất, phổ biến, tất yếu của sự vật. Dĩ đĩ nhận thức lý tính phản ánh sự vật sâu sắc hơn và đầy đủ hơn.

Tuy nhiên mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính với nhận thức lý tính lại thĩng nhất biện chứng với nhau, liên hệ, tác động lẫn nhau, bổ sung hỗ trợ nhau, khơng tách rời nhau trong đĩ nhận thứccảm tính là cơ sở cảu nhận thức lý tính, khơng cĩ nhận thức cảm tính thì khơng cĩ nhận thức lý tính, trái lại nhận thức cảm tính mà khơng cĩ nhận thức lý tính thì khơng thể nắm bắt được bản chất và quy luật của sự vật. Vì vậy cần phải phát triển nhận thức cảm tính lên nhận thức lý tính cĩ như vậy các sư vật hiện tượng được phản ánh sẽ trở nên chính xác hơn.

Tuy nhiên nếu chỉ dừng lại ở nhận thức lý tính thì con người mới chỉ cĩ được những tri thức về đối tượng. Cịn bản thân những tri thức ấy cĩ thực hay khơng thì con người chưa biết được. Trong khi đĩ nhận thức địi hỏi phải xác định xem những tri thức ấy cĩ chân thực hay khơng. Để thực hiện được điều đĩ nhận thức nhất thiết phải trở về thực tiễn dùng thực tiễn làm tiêu chuẩn, làm thước đo tính chân thực của những tri thức đã đạt được trong quá trình nhận thức.

Một phần của tài liệu On_Tap_Triet doc (Trang 47 - 50)