Cái riêng, cái chung và cái đơn nhất

Một phần của tài liệu On_Tap_Triet doc (Trang 34 - 36)

Khái niệm về cái riêng: là phạm trù được dùng để chỉ một sự vật, một hiện

tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định.

Khái niệm về cái chung: là phạm trù được dùng để chỉ những mặt, những thuộc

tính chung khơng những cĩ ở kết cấu vật chất nhất định mà cịn được lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác.

Khái niệm về cái đơn nhất: là phạm trù được dùng để chỉ những nét, những mặt,

những thuộc tính… chỉ cĩ ở một kết cấu vật chất nhất định và khơng được lặp lại ở bất cứ một kết cấu vật chất nào khác.

Mối quan hệ giữa cái chung, cái riêng và cái đơn nhất

-Phái duy thực cho rằng: “cái chung” tồn tại độc lập, khơng phụ thuộc vào “cái

riêng” và đẻ ra “cái riêng”; cịn “cái riêng” do “cái chung” đẻ ra và chỉ tồn tại trong

khoảng thời gian nhất định rồi biến mất. Trong khi đĩ “cái chung” tồn tại vĩnh viễn,

khơng phải trải qua quá trình biến đổi nào cả.

-Phái duy danh thì cho rằng: “cái riêng” tồn tại thực sự; cịn “cái chung” chỉ là những tên gọi do lý trí đặt ra chứ khơng phản ánh một cái gì trong hiện thực cả.

-Theo quan điểm của CNDV BC, “cái riêng, cái chung, cái đơn nhất” đều tồn tại. Nhưng vấn đề ở chỗ chúng tồn tại như thế nào?

“Cái chung”chỉ tồn tại trong “cái riêng” và thơng qua “cái riêng” “Cái riêng” chỉ tồn tại trong mối liên hệ đưa đến cái “cái chung“.

Đều này cĩ nghĩa rằng bất cứ “cái riêng” nào bao giờ cũng tồn tại trong một mơi trường, một hồn cảnh nhất định và tương tác với mơi trường, hồn cảnh ấy. Do đĩ nĩ tham gia vào các mối quan hệ đa dạng và phức tạp với các sự vật, hiện tượng xung quanh mình. Các mối liên hệ này gặp gỡ rồi giao thoa với nhau, kết quả là tạo nên một mạng lưới các mối liên hệ mới. Trong đĩ nĩ chứa đựng một “cái chung” nào đĩ.

Mỗi “cái riêng”, sau khi xuất hiện đều tồn tại trong một thời gian nhất định rồi biến thành một “cái riêng” khác… cứ như vậy cho đến vơ cùng tận. Sự biến hố vơ cùng tận này làm cho tất cả “cái riêng” đều cĩ liên hệ với nhau. Chính vì thế mà giữa “cái riêng” và “cái chung” cĩ mối liên hệ với nhau chặt chẽ. Từ “cái riêng” dẫn đến “cái chung” và nĩ cĩ mối liên hệ giữa “cái riêng” khác thơng qua hàng nghìn sự chuyển hố.

Mối liên hệ giữa cái riêng và cái chung cịn thể hiện ở “cái chung là một bộ phận của cái riêng, cịn cái riêng khơng gia nhập hết vào cái chung”. Bất cứ “cái

riêng” nào cũng là “cái chung”, bất cứ “cái chung” nào cũng là một bộ phận, một khía cạnh, một bản chất của “cái riêng”.

Bất cứ “cái riêng” nào cũng cịn chứa đựng những “cái đơn nhất”, những cái chỉ vốn cĩ ở nĩ mà khơng lặp lại ở bất cứ sự vật nào nữa.

Trong quá trình phát triển khách quan của sự vật, trong những điều kiện nhất định, “cái đơn nhất” cĩ thể biến thành “cái chung”, và ngược lại, “cái chung” cĩ thể biến thành “cái đơn nhất”.

Yù nghĩa phương pháp luận

Vì cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thơng qua cái riêng, nên chỉ cĩ thể tìm “cái chung” trong “cái riêng”, chứ khơng thể ở ngồi “cái riêng”. Để phát hiện ra

“cái chung” thì cần phải xuất phát từ “cái riêng”, từ những quá trình riêng lẻ cụ thể chứ khơng phải xuất phát từ ý muốn chủ quan của con người.

“Cái chung” là một bộ phận của “cái riêng”, bộ phận đĩ lại tác động qua lại với những bộ phận, những yếu tố cịn lại của “cái riêng”. Nên bất cứ “cái chung” nào cũng tồn tại trong “cái riêng” dưới dạng đã bị cải biến. Từ đĩ ta rút ra kết luận: bất cứ “cái

chung” nào khi áp dụng vào từng trường hợp riêng cũng cần được cá biệt hố. Nếu đem

áp dụng nguyên xi “cái chung”, tuyệt đối hố “cái chung”thì sẽ rơi vào sai lầm của những người tả khuynh. Nếu xem thường “cái chung” mà chỉ chú ý đến “cái đơn nhất”

thì sẽ rơi vào sai lầm của những người hữu khuynh, xét lại.

Vì “cái riêng” gắn bĩ chặt chẽ với “cái chung” cho nên khi giải quyết các vấn đề riêng một cách cĩ hiệu quả thì khơng thể lảng tránh việc giải quyết vấn đề chung. Cũng như trong lý luận, khơng giải quyết những vấn đề chung thì sẽ khơng tránh khỏi sa vào tình trạng mị mẫm, tuỳ tiện.

Trong những đều kiện nhất định, “cái đơn nhất” cĩ thể biến thành “cái chung”, ngược lại, “cái chung” cĩ thể biến thành “cái đơn nhất”. Nên trong hoạt động thực tiễn, cần phải tạo điều kiện cho “cái đơn nhất” biến thành “cái chung” nếu như cái đơn nhất đĩ cĩ lợi. Và ngược lại, biến “cái chung” thành cái đơn nhất nếu sự tồn tại

của “cái chung” đĩ gây trở ngại cho tiến trình phát triển.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu On_Tap_Triet doc (Trang 34 - 36)