- CBQHKH tiếp nhận các yêu cầu của khách hàng về việc thay đổi các điều kiện của khoản vay ( thay đổi hạn mức, gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ…) và
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI BIDV CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ
3.6 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng bán lẻ
Nhân viên là bộ mặt của ngân hàng, nhất là những nhân viên giao dịch trực tiếp với khách hàng, do vậy thái độ phục vụ cũng như trình độ, sự hiểu biết về nghiệp vụ và các dịch vụ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyết đinh lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ của khách hàng. Vì vậy, đối với lực lượng nhân viên ngân hàng nói chung và nhân viên tín dụng nói riêng cần phải tự nhận thức được cách giao tiếp với khách hàng như thế nào là phù hợp để có thể tạo ấn tượng tốt với khách hàng.
Một thực tế là so với phong cách giao dịch viên của một số ngân hàng thương mại cổ phần và các ngân hàng bán lẻ nước ngoài, thì cán bộ giao dịch của BIDV chi nhánh Thừa Thiên Huế vẫn chưa được chuẩn hóa, cách giải quyết vấn đề còn thiếu chuyên nghiệp, vì vậy chi nhánh nên thường xuyên triển khai những đợt tập huấn cán bộ, nhân viên không những về tác phong mà còn cả về chuyên môn nghiệp vụ một cách có hệ thống, thường xuyên, đúng đối tượng và cụ thể đến từng dịch vụ. Tổ chức đội ngũ cán bộ quan hệ khách hàng chất lượng, am hiểu các sản phẩm bán lẻ nói chung để tư vấn và giải đáp các thắc mắc về dịch vụ cho khách hàng một cách chính xác, bởi qua điều tra cho thấy không phải khách hàng nào cũng hiểu rõ các quy định cơ bản, vẫn có người hiểu sai về quy định cho vay đối với dịch vụ cho vay CBCNV. Bên cạnh đó, chi nhánh có thể xây dựng các tiêu chuẩn đối với nhân viên tín dụng để họ có thể dựa vào đó đặt ra mục tiêu phấn đấu cho mình, để ngày càng hoàn thiện hơn bản thân nhằm phục vụ tốt nhất cho khách hàng.
Ngoài ra, cần phân công hạn mức tín dụng cụ thể đối với từng cán bộ tín dụng nhằm nâng cao trách nhiệm của họ đối với công việc. Khuyến khích họ nỗ lực
tìm kiếm khách hàng mới từ đó mở rộng hoạt động tín dụng bán lẻ tại chi nhánh.