Thành phần dinh dưỡng trong môi trường xốp thường là những cơ chất tự nhiên. Việc xác định độ ẩm ban đầu trong khối cơ chất môi trường ảnh hưởng rất lớn tới thời gian, mức độ xuất hiện sợi nấm, khả năng sinh bào tử trong q trình lên men. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới thời điểm dừng lên men
Bảng 3.12 : Ảnh hưởng của độ ẩm ban đầu của môi trường Mật độ tế bào/ 1g sản phẩm Độ ẩm XS2 Trichoderma sp.T1 40 72 x 104 89 x 105 45 1,5 x 105 21 x 106 50 12 x 107 6 x 106 55 23 x 107 45 x 105 60 91 x 106 2 x 105 65 79 x 106 76 x 104 70 82 x 105 23 x 104 75 8,7 x 105 8 x 104 XS2
Kết quả từ bảng trên cho thấy độ ẩm thích hợp cho lên men xốp của chủng XS2 50% - 55%, độ ẩm nhỏ hoặc lớn hơn đều làm giảm số lượng bào tử. Thực nghiệm khi lên men chủng này, chúng tôi nhận thấy nếu độ ẩm quá
Trần Thị Nguyệt 51 Lớp 0601 thấp thì rất dễ nhiễm nấm từ môi trường. Môi trường quá khô làm suy giảm khả năng sinh trưởng của nấm.
Trichoderma sp.T1
Độ ẩm thích hợp cho lên men xốp của Trichoderma là 45%, thấp hơn so với độ ẩm cho XS2 do q trình hơ hấp của nấm diễn ra mạnh hơn trong quá trình lên men. Ở điều kiện độ ẩm phù hợp chúng tôi cũng quan sát thấy bào tử nảy mầm và hệ sợi sinh trưởng nhanh hơn. Kết quả này cho thấy độ ẩm của môi trường lên men có ảnh hưởng rất lớn tới số lượng và chất lượng bào tử thu được sau lên men. Khảo sát quá trình lên men của chủng nấm
Trichoderma T1 trên môi trường xốp (cám gạo và 5% saccarose, 2% mùn
cưa) ở các độ ẩm khác nhau, chúng tôi nhận thấy: Nấm sinh trưởng kém ở các mơi trường có độ ẩm ban đầu thấp dưới 40%, khi tăng độ ẩm khối cơ chất lên 45- 50% thì khả năng sinh trưởng cũng tăng theo, đồng thời tăng số lượng bào tử thu được/1g chế phấm. Tuy nhiên khi tiếp tục tăng độ ẩm lên hơn 50% thì khả năng sinh bào tử của nấm lại giảm xuống. Do đó qua thí nghiệm này chúng tơi xác định được độ ẩm ban đầu trong khối cơ chất mơi trường thích hợp nhất cho lên men xốp Trichoderma là từ 45- 50%.