Đặc điểm sinh lý, sinh hóa:

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng các tác nhân vi sinh vật trong đấu tranh sinh học để phòng trừ bệnh nấm hại rễ (phytophthora spp.) ở cây trồng có múi (Trang 32 - 34)

Trần Thị Nguyệt 33 Lớp 0601 Chủng XS2 sinh trưởng tối ưu ở nhiệt độ 30 – 32 0C và khơng sinh trưởng ở 450C, pH thích hợp cho sinh trưởng là 6-8. Khơng có khả năng hình thành sắc tố melanin trên môi trường thạch hữu cơ có chứa sắt. Có khả năng tạo thành một số enzym ngoại bào như amilaza, xelluloza và có khả năng chịu muối đến 5%.

Chủng Trichoderma sp.T1 sinh trưởng tối ưu ở nhiệt độ 25-28 0C, tại 350C cuống sinh bào tử rải rác, không sinh trưởng ở nhiệt độ 450C. Khả năng tạo thành enzym ngoại bào kitinaza và xelluloza khá cao.

Trichoderma spp được biết là loại nấm sống chủ yếu trong đất, rất phong phú và đa dạng chủng loại, hiện diện ở nhiều vùng sinh thái khác nhau.

Trichoderma spp ức chế nấm bằng 2 cách phổ biến là tiết enzym phân hủy chất hữu cơ, hoặc ức chế, tiêu diệt bằng cách tiết chất kháng sinh tiêu diệt nấm. Cũng giống Trichoderma spp, xạ khuẩn chống nấm ngoài việc tiết ra ra các CKS, còn tác động lên khu hệ vi sinh vật thông qua các enzym phân giải (13). Do đó, chúng tơi tiến hành xác định sơ bộ khả năng chống nấm hại rễ:

Phytophthora spp, Fusarium oxysporum thông qua tiết enzym hay tiết CKS.

CKS thường là chất bền nhiệt ở 100oC, thậm chí khi xử lý ở 1000C kéo dài tới 60 phút vẫn còn hoạt tính, trong khi đó enzym lại bị bất hoạt ở nhiệt độ cao (trên 600C). Sau khi xử lí nhiệt trong 10 phút, chúng tôi tiếp tục đem dịch chiết thô thử lại khả năng ức chế nấm hại rễ: Phytophthora spp, Fusarium oxysporum của 2 chủng XS2 và T1. Kết quả như sau:

Bảng 3.2: Hoạt tính kháng nấm của dịch chiết thô sau khi xử lý nhiệt Chủng vi sinh vật kiểm định

Phytophthora spp Fusarium oxysporum

Dịch chiết thơ sau khi xử lí nhiệt

Đường kính vịng phân hủy (D-d, mm)

XS2 20 22

Trichoderma sp.T1 8 `7

Trần Thị Nguyệt 34 Lớp 0601 Từ bảng trên cho thấy dịch chiết thô từ T1 và XS2 sau khi bất hoạt enzym vẫn có khả năng kháng nấm, nhưng với T1 vòng kháng nhỏ hơn rất nhiều, chứng tỏ bản chất của sự ức chế nấm gây bệnh là do enzym chứ không phải là chất kháng sinh. Điều này cũng phù hợp với các công bố trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, nấm Trichoderma giết nhiều loại nấm gây thối rễ chủ yếu như: Phytophthora, Pythium, Rhizoctonia và Fusarium. Quá trình đó được gọi là:kí sinh nấm (mycoparasitism). Trichoderma tiết ra một enzym làm tan vách tế bào của các lồi nấm khác. Sau đó nó có thể tấn cơng vào bên trong lồi nấm gây hại đó và tiêu thụ chúng. Sự kết hợp này cho phép nó bảo vệ vùng rễ của cây trồng chống lại các loại nấm gây thối rễ trên đồng ruộng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng các tác nhân vi sinh vật trong đấu tranh sinh học để phòng trừ bệnh nấm hại rễ (phytophthora spp.) ở cây trồng có múi (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)