Thuyết minh dây chuyền công nghệ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho xí nghiệp chếbiến cao su 30/4 thuộc công ty TNHH MTV Cao Su Bình Long (Trang 37 - 41)

- Tổ bảo vệ PCCC: Thường xuyên có kế hoạch bảo vệ sản phẩm, vật tư, tài sản, kho tàng, trụ sở làm việc Lập kế hoạch PCCC và kiểm tra công tác phòng chống

Thuyết minh dây chuyền công nghệ

Nước thải từ nhà máy (không thu nước mưa và nước rửa xe dính dầu mở) được thu gom dẫn vào bể ổn lưu được ổn định lưu lượng và ổn địng Ph trước khi bơm sang bể tuyển mủ cao su bằng bơm chuyên dụng.

Hệ thống tuyển cao su; Được chia làm 2 giai đoạn

Tuyển cao su lần 1

Nước thải từ bể ổn lưu ổn định lưu lượng được bơm lên bể tuyển qua hệ thống mương tuyển. Hóa chất polymer từ hệ thống bồn chứa tại nhà điều khiển được trộn đều với nước thải , sau khoảng thời gian ngắn phản ứng toàn bộ mủ cao su được tách khỏi nước thải. Ở giai đoạn này cao su được tuyển sạch khoảng 95% mủ cao su tự động nổi và được vớt ra xe chứa mủ ở cuối bể.

Tuyển cao su lần 2

Nước thải tại bể gom sau tuyển 1 được bơm lên máng tuyển cao su lần 2. Tại đây các chất lơ lửng còn lại tiếp tục keo tụ nhờ polymer và loại bỏ sạch ra khỏi nước Qua hệ thống tuyển mủ cao su COD giảm từ 9000 – 11000 mg/l xuống còn 3500 – 5000 mg/l.

Vớt mủ: Để đảm bảo cho việc quan sát nước thải sau khi tuyển cần vớt mủ nổi lên hằng ngày. Cuối ngày phải vớt sạch mủ trong bể tuyển. Mủ vớt ra để ráo nước và đóng vào bao cho vào nhà chứa mủ.

Hệ thống kỵ khí UASB

Nước thải sau khi tuyển hết mủ tự chảy vào bể trộn để điều chỉnh pH sao cho phù hợp với quá trình xử lý. Sau khi điều chỉnh pH, nước được bơm vào bể UASB, tại đây một lượng lớn chất hữu cơ được xử lý nhờ các vi sinh vật kỵ khí. Qúa trình phản ứng trong bể UASB tạo ra khí metan và cacbonic.

Sau hệ thống kỵ khí COD giảm từ 3500 – 5000 mg/l xuống còn 800 – 1200 mg/l. Một phần nước từ bể trộn được cấp trực tiếp vào bể hiếu khí thông qua bể gạn. Trong thời gian đầu nước được bơm vào bể hiếu khí. Lượng nước được bơm vào bể kỵ khí khoảng 5% thể tích làm việc của bể (14000m3) mỗi ngày. Dựa vào chất lượng nước đầu ra.

 Nước ra khỏi bể kỵ khí phải trong.  Nước tại bể trộn ít mủ cao su (tuyển tốt).  Kiểm tra bùn tốt

Tối đa lượng nước có thể đưa vào bể là 500m3 ngày/đêm, nhưng trong thời gian đầu đưa vào khoảng 50m3 ngày/đêm, mỗi tuần tiếp theo tăng 50m3 ngày/đêm.

Kiểm soát PH đưa vào bể kỵ khí.

Bể hiếu khí sinh học Aerotank

Nước thải sau xử lý tự chảy vào bể gạn, cùng với nước bơm từ bể trộn và bùn hồi lưu từ bể lắng bùn cho chảy vào 4 ngăn đầu của bể hiếu khí. Hiếu khí sinh học có sử dụng giá thể sợi DB – Lace kết hợp với sục khí để chuyển hóa các chất hữu cơ nhờ vi sinh vật. Sinh vật sử dụng chất hữu cơ (chất bẩn) trong nước thải làm thức ăn giúp cho quá trình sinh trưởng và phát triển của chúng, từ đó nước củng được làm sạch.

Qua bể hiếu khí sinh học COD giảm xuống dưới 100mg/l. Bể lắng bùn

Nước từ bể hiếu khí sinh học tự chảy qua bể lắng bùn, tại đây bùn được lắng lại, nước trong được thu qua máng răng cưa và tự chảy sang hồ tự do. Bùn tại bể lắng một phần được bơm hồi lưu về bể hiếu khí sinh học thông qua bể gạn. Và một phần bơm vào bể chứa bùn.

Nước trong sau khi qua bể lắng nếu đạt yêu cầu thì xả trực tiếp ra mương không qua hồ tự do để tránh hao tổn năng lượng cho máy khuấy đảo nước. Khi hệ thống có sự cố hoặc lý do nào đấy mà nước chưa đạt yêu cầu thì xả vào hồ tự do. Tại đây nước sẽ được xử lý tiếp bằng máy khuấy đảo nước trước khi thải ra môi trường.

Hồ tự do

 Xử lý nốt các thành phần hữu cơ, nitơ trước khi thải ra môi trường  Chứa nước sau xử lý trước khí đưa ra môi trường

Nước trong sau khi qua bể lắng nếu đạt yêu cấu thì xả trực tiếp ra mương không qua hồ tự do để tránh hao tổn năng lượng cho máy khuấy đảo nước.

Bảng 2.13: Hiệu quả xử lý thực tế của trạm

STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả phân

tích Giới hạn Phương pháp thử 1 PH mg/l 8,2 6 - 9 TCVN: 6492:1999 ISO:10523:1994 2 TSS mg/l 62 100 TCVN:6625:2000 ISO:11923:1997 3 BOD5 mg/l 31 50 TCVN:6001;2008 ISO:5815:2003 4 COD mg/l 207 250 TCVN:6491:1999 ISO:6060:1989 5 Nitơ tổng mg/l 22 60 TCVN:6638:2008 ISO:10048:1991 6 NH3 (Amoniac –

Theo Nitơ) mg/l 15 40 TCVN:5987:1995ISO:5663:1991 7 Hydrosunfua H2S mg/l 1 1,5 TCVN:5988:1995

ISO:5664:1984

“Nguồn: phòng quản lý chất lượng công ty Cao Su Bình Long năm 2012”

2.3.2.3 Đối với chất thải rắn

Trong xí nghiệp chưa có bải xử lý rác tập trung, hiện nay rác thải của nhà máy được các dịch vụ thu gom rác công cộng hằng ngày đến thu gom và vận chuyển đi nơi khác để xử lý.

Đối với rác thải sinh hoạt và chất thải rắn sản xuất thuộc thành phần nguy hại công ty sẽ thu gom phân loại và đóng gói cho vào kho chứa đến khi số lượng lớn thi sẽ thuê công ty xử lý chất thải nguy hại để đến vận chuyển đem đi xử lý.

2.3.3 Đánh giá và lựa chọn công đoạn SXSH tại xí nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Căn cứ theo kết quả phân tích hiện trạng môi trường và khảo sát thực tế tại xí nghiệp cho thấy tại các công đoạn tiếp nhận xử lý nguyên liệu, tạo đông và gia công cơ học ( cán kéo, cán tờ, băm tinh, xếp hộc để ráo) rất có tiềm năng áp dụng SXSH. Công đoạn tiếp nhận và xử lý nguyên liệu: tại công đoạn này nguyên liệu bị thất thoát trong quá trình tiếp nhận mủ từ xe vào mương tiếp nhận là 0,5kg/tấn sản phẩm và nguyên liệu bị đông lẫn tạp chất phải lọc bỏ là 1,7kg/tấn sản phẩm.

Công đoạn tạo đông: các nút khóa ở mương tiếp nhận mủ không được đóng chặt gây rò rỉ mủ là 0,4 kg/tấn sản phẩm.

Giai đoạn gia công cơ học mủ đông sử dụng khá nhiều nước nhưng lượng nước thải này có nồng độ chất ô nhiễm thấp nên có thể tái sử dụng cho quá trình rửa mủ tạp hoặc sử dụng cho việc bơm nổi khối mủ đông trong mương khi tiến hành cán kéo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho xí nghiệp chếbiến cao su 30/4 thuộc công ty TNHH MTV Cao Su Bình Long (Trang 37 - 41)