Qui trình chế biến mủ cao su của xí nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho xí nghiệp chếbiến cao su 30/4 thuộc công ty TNHH MTV Cao Su Bình Long (Trang 26 - 30)

- Tổ bảo vệ PCCC: Thường xuyên có kế hoạch bảo vệ sản phẩm, vật tư, tài sản, kho tàng, trụ sở làm việc Lập kế hoạch PCCC và kiểm tra công tác phòng chống

2.2.4Qui trình chế biến mủ cao su của xí nghiệp

2.2.4.1 Qui trình chế biến mủ nước (trang sau)

Hình 2.2 Sơ đồ qui trình công nghệ chế biến mủ nước

Thuyết minh quy trình

Tiếp nhận và xử lý mủ: khi xe mủ đến xí nghiệp sẽ được xác định khối lượng,

hàm lượng cao su khô và kiểm tra ngoại quan để xác định trạng thái và tạp chất trong mủ nước. Mủ nước được lọc qua lưới lọc nhằm loại bỏ mủ đông và tạp chất trong mủ. Xác định khối lượng cao su quy khô và thể tích mủ nước sau khi pha loãng. Mủ nước được pha loãng bằng nước sạch đồng thời mở cánh khuấy đều mủ với nước.

Đánh đông: Mủ sau khi pha loãng sẽ cho xuống mương đánh đông cùng với Axit

acetic. Công nhân dùng cán quậy đều axit và mủ trong mương và dùng vòi xịt nước cao áp để xi hạ bọt và cào nhẹ lớp bọt trên bề mặt mương mủ. Để tránh hiện tượng

Tiếp nhận và xử lý

Gia công cơ học Sấy khô Cân và ép bành Bao gói Mủ nước Lưu kho Đánh đông

oxy hóa trên bề mặt mương mủ dùng Na2S2O5 từ 10 – 15% để phun sương lên bề mặt lớp mủ đông.

Gia công cơ học:

Cán kéo: Mủ đông ổn định sẽ được cho nước vào đầy mương để khối mủ nổi lên, công nhân phải nhặt, tẩy sạch chất bẩn, côn trùng trên bề mặt mương mủ, nếu có những mảng bị oxy hóa thì phải cắt, lạn bỏ. Sau đó đưa máy các kéo đến đầy mương mủ và kéo khối mủ vào giửa hai trục máy cán kéo để cán hết khối mủ đông. Bề mặt dầy tờ mủ sau cán kéo là 60 mm – 70 mm.

Cán tờ: Mủ sau khi qua máy cán kéo sẽ được chuyển sang máy cán tờ 1,2 và 3 bằng các băng tải. Trong khi cán tưới nước vào giữa 2 trục cán. Bề dầy mủ tờ sau cán là 4 mm – 6 mm.

Băm tinh: Các hạt cốm sau khi băm rơi vào hồ rửa mủ và tiến hành kiểm tra hạt mủ cốm phải đạt độ tơi xốp và đồng đều ( khoảng 5 x 5mm).

Xếp hộc và để ráo: Kiểm tra các thùng sấy, dùng bơm chuyển cốm cao su từ hồ băm đến sàn rung và phân phối vào các thùng sấy. Để mủ rơi tự nhiên từ phểu sàn rung xuống các hộc của thùng sấy, đồng thời kiểm tra để nhặt các vật lạ có trong mủ, sau đó để mủ ráo và tiến hành rửa sạch khung thùng sấy.

 Sấy khô:

Nhà máy sử dụng lò sấy Sphere (Malaysia) có nhiệt độ sấy từ 1000C - 1300C với thời gian sấy 240 ± 12 phút/ thùng.

Nhiệt độ và thời gian sấy phụ thuộc vào tính chất của mủ, độ chín đều của mủ và công suất thực tế của dây truyền. Mỗi lò sấy được gia nhiệt bằng hai đầu đốt, nhiên liệu sử dụng là dầu DO. Mủ sau khi sấy có màu vàng sáng đồng đều không bị nhiễm bẩn hoặc có vật lạ, khi ra lò cần được để nguội 10 – 15 phút.

Cân và ép bành: Nhiệt độ của mủ ở công đoạn này không quá 450C. Cao su cốm sau khi làm nguội sẽ được cân tùy theo đơn đặt hàng ( thông thường khoảng 33 – 35kg/bành). Sau khi cân cao su được xếp đều trong hộc ép và tiến hành ép bành, cần phải kiểm tra bành cao su bằng thước đo sau đó sẽ cắt mẫu kiểm nghiệm.

Bao gói: Bành cao su ép ra sẽ được kiểm tra lại một lần nữa, bao bành cao su bằng

bọc PE (màu trắng đục, có độ dày 0,07 ÷ 0,1 mm), có qui cách bề dày, điểm nóng chảy, màu sắc theo đúng yêu cầu. Bao xong xếp gọn miệng bao và hàn kín bằng mỏ hàn điện, không làm rách miệng bao. Tiến hành vô kiện (sử dụng kiện gỗ) các kiện được lót bằng thảm PE và xếp các bành cao su vào kiện.

Lưu kho: Các kiện được xếp theo từng chủng loại, thời gian lưu kho không quá 6

tháng. Nếu quá thời gian khi xuất kho phải tiến hành sang kiện để kiểm tra chất lượng.

2.2.4.2 Qui trình chế biến mủ tạp

nh 2.3 Sơ đồ qui trình công nghệ chế biến mủ tạp

Thuyết minh quy trình

Tiếp nhận và xử lý mủ:

Mủ tạp sau khi cân xong công nhân sẽ tiến hành kiểm tra chất lượng và phân loại mủ. Sau đó mủ sẽ được chuyển đến nhà máy cán hoặc máy xé nguyên liệu.

Tiếp nhận và xử lý

Gia công cơ học Sấy khô (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cân và ép bành Bao gói

Mủ tạp

Nguyên liệu có kích thước lớn phải cắt thành khối nhỏ trước khi qua máy cán hoặc xé. Trong quá trình cán mủ nước phải được xả thật mạnh để rửa tạp chất bám vào mủ. Mủ sau khi được cán một lần chuyển đến ngăn chứa trong kho che mát. Sau đó dùng móc để tách những khối mủ lớn dính vào nhau ra thành những khối mủ rời rạc và đưa lên băng tải cung cấp cho dây chuyền cán.

Gia công cơ học: Mủ sau khi cắt nhỏ chuyển lên băng tải đến hồ rửa 1 rồi lên băng tải gầu và qua máy xé thô 1, máy rung và đổ vào hố rửa 2 và tiếp tục được băng tải gàu múc mủ cục vào ống hình trụ, mủ rơi xuống băng tải cao su nằm ngang và tiến hành khuấy rửa 1 sau đó được băng tải gàu chuyển đến máy xé thô 2 và được chuyển đến máng rung, mủ sẽ rớt vào hồ và được khuấy rửa lần 2. Khi rủa xong sẽ được băng tải gầu đưa lên máy băm búa, kích thước khối mủ được làm nhỏ lại và mủ sẽ được đưa đến khuấy rửa lần 3.

Công đoạn cán rửa lần 1,,2 và 3: Băng tải gầu chuyển mủ từ hồ khuấy lớn 2 đổ vào cán ba trục số 1, sau khi qua máy cán này mủ được chuyển đến máy cán 2 trục số 2 và tương tự sẽ đến máy cán 2 trục thứ 3.

Mủ khi qua máy cán được băng tải chuyển đến máy băm thô liên tục cắt tờ mủ thành hạt cốm có kích thước khoảng 1cm3, các hạt cốm rơi vào hồ rửa và chuyển đến máy cán 3 trục số 4 cán thành tờ rồi tiếp tục đến máy cán 2 trục số 5, 6 và 7. Sau khi qua máy cán mủ theo băng tải chuyển đến máy băm tinh và rơi vào hố rửa, mủ theo dòng nước đến bơm chuyển cốm, chuyển mủ đến sàn rung và phân phối các hộc của thùng sấy.

Sấy khô:

Nhà máy sử dụng lò sấy Sphere (Malaysia) có nhiệt độ sấy từ 100 0C - 130 0C với thời gian sấy 240 ± 12 phút/ thùng.

Nhiệt độ và thời gian sấy phụ thuộc vào tính chất của mủ, độ chín đều của mủ và công suất thực tế của dây truyền. Mỗi lò sấy được gia nhiệt bằng hai đầu đốt, nhiên liệu sử dụng là dầu DO.

Mủ sau khi sấy có màu vàng sáng đồng đều không bị nhiễm bẩn hoặc có vật lạ, khi ra lò cần được dể nguội 10 – 15 phút.

Cân và ép bành: Nhiệt độ của mủ ở công đoạn này không quá 45 0C. Cao su cốm sau khi làm nguội sẽ được cân tùy theo đơn đặt hàng ( thông thường khoảng 33 – 35kg/bành). Sau khi cân cao su được xếp đều trong hộc ép và tiến hành ép bành, cần phải kiểm ta bành cao su bằng thước đo sau đó sẽ cắt mẫu kiểm nghiệm.

Bao gói: Bành cao su ép ra sẽ được kiểm tra lại một lần nữa, bao bành cao su bằng

bọc PE (màu trắng đục, có độ dày 0,07 ÷ 0,1 mm), có qui cách bề dày, điểm nóng chảy, màu sắc theo dúng yêu cầu. Bao xong xếp gọn miệng bao và hàn kín bằng mỏ hàn điện, không làm rách miệng bao. Tiến hành vô kiện ( sử dụng kiện gỗ) các kiện được lót bằng thảm PE và xếp các bành cao su vào kiện.

Lưu kho: Các kiện được xếp theo từng chủng loại, thời gian lưu kho không quá 6

tháng. Nếu quá thời gian khi xuất kho phải tiến hành sang kiện để kiểm tra chất lượng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho xí nghiệp chếbiến cao su 30/4 thuộc công ty TNHH MTV Cao Su Bình Long (Trang 26 - 30)