Hiện trạng môi trường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho xí nghiệp chếbiến cao su 30/4 thuộc công ty TNHH MTV Cao Su Bình Long (Trang 30 - 33)

- Tổ bảo vệ PCCC: Thường xuyên có kế hoạch bảo vệ sản phẩm, vật tư, tài sản, kho tàng, trụ sở làm việc Lập kế hoạch PCCC và kiểm tra công tác phòng chống

2.3.1 Hiện trạng môi trường

2.3.1.1 Môi trường không khí

Nguồn phát sinh ô nhiễm môi trường không khí nhà máy chủ yếu ở các quá trình như: sấy mủ, vận chuyển, bốc dở nguyên liệu và sản phẩm, các quá trình phân hủy tự nhiên của cao su và nước thải. Nguồn phát sinh ô nhiễm được thể hiện chi tiết ở bảng 2.7 dưới đây:

Bảng 2.7 Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí

Stt Nguồn phát sinh Chất ô nhễm

1 Sấy mủ Bụi, SO2, CO,NO2,Nhiệt....

2 Vận chuyển Bụi, SO2, CO,NO2

3 Quá trình xử lý nước thải NH3, H2S... 4 Cao su bị vi khuẩn phân hủy tự

nhiên NH

3, H2S, Metyl Mercaptan

“Nguồn:Trung tâm sinh thái, môi trường và tài nguyên- tháng 8 năm 2011”

Các nguồn phát sinh ô nhiễm không khí trong nhà máy đã được tạo ra các chất ô nhiễm trong khu vực chế biến chính như Bụi, SO2, CO, NO2, Nhiệt, NH3, H2S. với nồng độ chất ô nhiễm được thể hiện rỏ ở bảng 2.8 dưới đây.

Bảng 2.8 Kết quả phân tích mẫu không khí tại xí nghiệp Vị trí Độ ồn (dB) Kết quả (mg/m3) Bụi SO2 NO2 CO NH3 K1 46-51 0,17 0,02 0,06 2,10 0,015 K2 42-48 0,33 0,14 0,02 0,60 0,092 K3 47-53 0,17 0,17 0,05 2,30 0,134

“Nguồn:Trung tâm sinh thái, môi trường và tài nguyên- tháng 8 năm 2011”

Bảng 2.9 Mức độ giới hạn tiêu chuẩn cho phép

TCVN Độ ồn

(dB)

Tiêu chuẩn cho phép (μg/m3)

Bụi SO2 NO2 CO NH3

QCVN 05: 2009 60 - - - - - QCVN 05: 2009 - 140 50 40 - - QCVN 05: 2009 - - - 200 Ghi chú:

Các vị trí lấy mẫu như sau:

K1: Khu vực cổng ra, vào Nhà máy. K2: Khu vực sân nhập mủ nước. K3: Khu vực máy cán và lò sấy.

2.3.1.2 Môi trường nước

Nguồn nước mặt tại khu vực là hồ Sóc Xiêm và suối Sóc Xiêm với đặc điểm từng nguồn như sau:

Hồ Sóc Xiêm cách khu vực Nhà máy 30/4 khoảng 1.300 m, độ chênh cao giữa mặt nước hồ và cốt nền Nhà máy là 50 m. Hồ Sóc Xiêm có dung tích khoảng 3.000.000 m3, diện tích mặt nước khoảng 25 ha. Với dung tích hồ khá lớn, hồ Sóc Xiêm có thể đáp ứng cho nhu cầu chế biến cả năm của Nhà máy cũng như nhu cầu sinh hoạt. Hiện nay nguồn nước phục vụ cho chế biến mủ cao su của Nhà máy 30/4 chủ yếu lấy từ hồ Sóc Xiêm sau khi đã qua xử lý sơ bộ.

Suối Sóc Xiêm là một suối nhỏ nằm về phía hạ lưu của hồ Sóc Xiêm và cách Nhà máy 30/4 khoảng 1.500 m. Dòng chảy của suối di chuyển ra Sông Bé với đoạn đường khoảng 20 km. Người dân ở đây chủ yếu sử dụng nguồn nước suối để tưới cho

cây trồng. Hiện nay suối Sóc Xiêm là nguồn tiếp nhận nước thải sau xử lý của Nhà máy.

Bảng 2.10 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại xí nghiệp Stt Chỉ tiêu Đvt Kết quả M1 M2 08:2008/BTNMTQCVN (cột B) 1 Nhiệt độ oC 29,5 31,2 - 2 pH - 5,7 5,8 5,5-9 3 COD mg O2/l 9,3 32,1 50 4 BOD5 mg O2/l < 3 18 25 5 DO mg/l 5 3 ≥ 2 6 N-NO3- mg/l 0,02 0,45 15 7 N-NO2- mg/l vết 0,04 0,05 8 Fetc mg/l 0,11 4,03 2 9 SS mg/l 12 48 ≤ 100 10 N-NH3 mg/l 0,03 0,51 ≤ 1 11 Độ đục NTU 14 81 - 12 Cu mg/l < 0,01 vết 1 13 Zn mg/l vết 0,07 2 14 Mn mg/l < 0,01 vết 0,8

“Nguồn:Trung tâm sinh thái, môi trường và tài nguyên- tháng 8 năm 2011”

Phương pháp lấy mẫu, phân tích, tính toán xác định từng thông số cụ thể được quy định trong các Tiêu chuẩn Việt Nam tương ứng.

Vị trí lấy mẫu được mô tả như sau:

M1: Hồ Sóc Xiêm, nơi đặt hệ thống bơm nước cấp 1 của Nhà máy. M2: Suối Sóc Xiêm, cách vị trí xả nước thải của Nhà máy khoảng 200 m. Các kết quả phân tích cho thấy hầu hết các chỉ tiêu phân tích đều đạt các thông số và nồng độ cho phép của các chất ô nhiễm trong nước mặt loại B theo QCVN 08:2008 BTNMT (chỉ có hàm lượng sắt là tương đối cao so với tiêu chuẩn), chứng tỏ nguồn nước vẫn có chất lượng tương đối tốt, chưa có hiện tượng ô nhiễm bởi các chất hữu cơ.

 Nước thải: Sinh ra chủ yếu từ quá trình ngâm, rửa mủ tạp, quá trình đánh đông, cán, băm cốm, và rửa máy móc, thiết bị, vệ sinh nhà xưởng. Tùy vào sản phẩm sản xuất mà nước thải có những đặc tính khác nhau. Đặc tính nước thải thể hiện cụ thể ở bảng 2.11 dưới đây.

Bảng 2.11 Đặc tính nước thải sản xuất

Stt Loại nước thải Đặc tính nước thải

1 Nước thải dây chuyền mủ tạp

Chứa nhiều đất, cát, có màu, nổng độ COD,BOD và N cao, nồng độ chất rắn lơ lửng cao

2 Nước thải dây chuyền mủ nước

Nồng độ COD,BOD,SS,N và NH3 rất cao, PH thấp

“Nguồn: Báo cáo giám sát môi trường xí nghiệp 30 – 4 năm 2011”

Các chỉ tiêu đặc trưng của nước thải chế biến cao su thiên nhiên thông thường đều rất cao đặc biệt là COD, BOD, NH3, tổng nitơ, và Ph thường thấp do trong quá trình sản xuất sử dụng axit để đánh đông mủ.

2.3.1.3 Chất thải rắn

 Chất thải rắn sinh hoạt: Bao gồm thực phẩm thừa, bao nylon, giấy vụn... khốilượng trung bình khoảng 25kg/ngày. Nhìn chung rác thải sinh hoạt dễ phân hủy nên lượng trung bình khoảng 25kg/ngày. Nhìn chung rác thải sinh hoạt dễ phân hủy nên rất dễ phát sinh mìu hôi làm mất mỹ quan khu vực xí nghiệp và ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân. Tuy nhiên do khối lượng rác thải sinh hoạt tại nhà máy không nhiều nên rất dễ quản lý.

 Chất thải công nghiệp: Bao gồm giấy, bao bì, pallet gỗ, đai nhựa thừa.. phát sinh trong quá trình sản xuất nhưng không nguy hại.

 Chất thải nhuy hại: Bao gồm bao bì dính hóa chất, bóng đèn, dầu mở khoáng đã qua sử dụng... khối lượng chât thải này tương đối nhiều.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho xí nghiệp chếbiến cao su 30/4 thuộc công ty TNHH MTV Cao Su Bình Long (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w