Sản phẩm và dịch vụ

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn chi nhánh cần thơ (Trang 29)

- Đối với nhóm khách hàng là doanh nghiệp: Tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán, kinh doanh ngoại tệ - vàng, cho vay, đầu tư, phát hành GTCG, bao thanh toán, bảo lãnh, dịch vụ ngân quỹ, thanh toán quốc tế, dịch vụ tư vấn, lập hộ chứng từ xuất khẩu, dịch vụ nhờ thu séc trong nước, dịch vụ thanh toán tự động hóa đơn trong nước, giữ hộ...

-Đối với nhóm khách hàng là cá nhân: Tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, phát hành GTCG, cho vay, chuyển tiền, giao dịch ngoại tệ - vàng, dịch vụ chứng minh năng lực tài chính, dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ thẻ, dịch vụ nhờ thu séc trong nước, dịch vụ thanh toán séc do SCB cung cấp, dịch vụ thanh toán tự động hóa đơn trong nước, giữ hộ tài sản...

Ngoài những sản phẩm và dịch vụ kể trên SCB còn cung cấp gói dịch vụ SCB E-banking hay còn được gọi là kênh dịch vụ ngân hàng hiện đại. Gói dịch vụ này sẽ giúp cho khách hàng tiết kiệm được thời gian, khách hàng không cần trực tiếp đi đến ngân hàng nhưng vẫn dễ dàng quản lý các giao dịch phát sinh trên tài khoản của mình, thực hiện các giao dịch và có thể kịp thời cập nhật các thông tin về tỷ giá, lãi suất,... thông qua tin nhắn từ điện thoại di động (SMS Banking), điện thoại cố định (Phone Banking) hoặc từ internet (Internet Banking).

3.1.3 Các danh hiệu đạt được trong những năm gần đây

Trong những năm qua dưới sự lãnhđạo của Hội đồng quản trị, Ban giám đốc cùng với sự quyết tâm nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên... Ngân hàng SCB đãđ ạt được nhiều giải thưởng, danh hiệu do các ban ngành trao tặng. Bảng 3.1 là một số danh hiệu mà Ngân hàng SCb đạt được trong những năm qua.

Bảng 3.1: Các danh hiệu đạt được của SCB trong năm 2010 – 2013

STT Hình

thức Nội dung Đơn vị cấp

1 Giải

thưởng Thương hiệu Mạnh VN 2010

Thời báo Kinh tế Việt Nam

2

Danh hiệu

Top 500 Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam Báo điện tử VietNamNet 3 Danh hiệu

Cúp 10 năm đồng hành vì người nghèo Ban vận động TP.HCM

4

Danh hiệu

Xếp vị trí thứ 5 trong Top 10 Doanh nghiệp tư nhân, xếp vị trí thứ 27 trong Top 1000 Doanh nghiệp nộp thuế thu nhập lớn nhất Việt Nam

Báo điện tử VietNamNet 5 Danh hiệu “Sản phẩm dịch vụ tốt nhất năm 2010” cho nhóm sản phẩm Tiết kiệm do người tiêu dùng bình chọn Báo Sài Gòn Tiếp Thị 6 Giải thưởng

“Trách nhiệm Xã hội Doanh nghiệp năm 2009” (CSR Award 2009)

Phòng Thương

mại và Công nghiệp Việt Nam

Nguồn: Trang chủ ngân hàng SCB (www.scb.com.vn), 2013.

3.2 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG SCB CHI NHÁNHCẦN THƠ CẦN THƠ

3.2.1 Giới thiệu về SCB Cần Thơ

Tên giao dịch

Ngân hàng TMCP Sài Gòn chi nhánh Cần Thơ, với tên viết tắt là SCB chi

nhánh Cần Thơ. Có địa chỉ tại số 217 đường 30/4 Phường Xuân Khánh, Quận

Ninh Kiều, Thành Phố Cần Thơ. SCB chi nhánh Cần Thơ chịu trách nhiệm quản

lý về việc giao dịch trên địa bàn Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.

Ngoài ra SCB còn có hai phòng giao dịch:

- Phòng giao dịch An Cư đặt tại 36 Lý Tự Trọng, Phường An Cư, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.

- Phòng giao dịch An Hòađịa chỉ 36/42 – 36/44 Trần Việt Châu, phường An Hòa, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.

Quá trình hình thành và phát triển

SCB Cần Thơ được Sở Kế Hoạch và Đầu Tư thành phố Cần Thơ cấp giấy

chứng nhận đăng ký hoạt động kinh doanh chi nhánh số 5713000324, chính thức

đi vào hoạt động tại địa chỉ số 217 đường 30/4 Phường Xuân Khánh, Quận Ninh Kiều, Thành Phố Cần Thơ.

Với phương châm hoạt động “Hoàn thiện vì khách hàng” của mình, SCB Cần Thơ luôn tuân thủ các quy định trong hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng do Ngân hàng nhà nước quy định nhằm đem lại cho khách hàng các sản phẩm và dịch vụ tốt nhất có thể.

Hiện nay, trong tình hình cạnh tranh chung giữa các Ngân hàng trên cùng địa bàn thành Phố Cần Thơ, với sự nỗ lực cố gắng của các thành viên cùng với những chính sách, chủ trương mới hợp lý, SCB có thể cạnh tranh tốt trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh của mình, cụ thể tính đến ngày 31/12/2012 tổng tài sản của SCB Cần Thơ đạt 1.110.778 triệu đồng; dư nợ cho vay đạt 580.374 triệu đồng, lợi nhuận trước thuế trong năm 2012 là 22.621 triệu đồng.

3.2.2 Lĩnh vực hoạt động

Hoạt động tín dng

Tình hình cạnh tranh trong hoạt động tín dụng giữa các tổ chức tín dụng trong những năm gần đây diễn ra vô cùng gay gắt. Ngân hàng bên cạnh việc cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng VNĐ hay bằng đồng ngoại tệ đến các đối tượng thuộc nhiều thành phần kinh tế, lĩnh vực khác nhau: sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ... Có thể thấy, đối tượng khách hàng của SCB ngày càng được mở rộng ra, đa dạng hơn với các sản phẩm cung cấp phù hợp với từng đối tượng khách hàng khác nhau.

Hoạt động huy động vn

Ngân hàng chi nhánh SCB Cần Thơ nhận mở tài khoản và nhận tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm của các tổ chức kinh tế, cá nhân bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ. Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ trên địa bàn Tp. Cần Thơ.

3.2.3 Cõ cấu tổ chức của Ngân hàng chi nhánh

Bộ máy tổ chức công nhân viên của Chi nhánh NH TMCP SCB tại TP. Cần Thơ gồm 36 cán bộ, công nhân viên (tính đến thời điểm 21/08/2013). Trong đó trìnhđ ộ cao nhất là bậc Thạc sĩ, thấp nhất là đã tốt nghiệp cấp 3.

Bảng 3.2: Cơ cấuđội ngũ Cán bộ công nhân viên tại ngân hàng SCB Cần Thơ

Trìnhđộ chuyên môn Số lượng (người)

Thạc sĩ 1

Đại học 32

Cao đẳng và trung cấp 4

Khác 3

Tổng 40

Nguồn: Phòng kế toán SCB Cần Thơ, 2013

Nguồn: Phòng kế toán SCB Cần Thơ, 2013

Hình 3.1 Cơ cấu cán bộ công nhân viên tại ngân hàng SCB Cần Thơ

3.2.3 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban

Giám đốc chi nhánh: Có trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện các chức năng nhiệm vụ của chi nhánh và các đơn vị trực thuộc được phân công phụ trách và chịu trách nhiệm trước Giám đốc khu vực, Tổng Giám đốc và Hội đồng quản trị. Giám đốc chi nhánh khi thực hiện chế độ phân quyền,ủy quyền cho cán bộ trực thuộc phải có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, đánh giá kiểm tra, giám sát các nội dung đãđược phân quyền.

Phó Giám đốc chi nhánh: Có chức năng giúp giám đốc điều hành hoạt động của chi nhánh theo sự ủy quyền của Giám đốc.

Phòng kinh doanh: Nghiên cứu tình hình kinh tế, xã hội trên địa bàn hoạt động để lập kế hoạch kinh doanh, kế hoạch khai thác nguồn vốn, kế hoạch phát triển mạng lưới của Chi nhánh và tổ chức thực hiện theo kế hoạch được giao.

Ngoài ra phòng kinh doanh còn hướng dẫn và tiếp cận khách hàng lập hồ sơ đúng quy trình nghiệp vụ, tiếp nhận và giải quyết hồ sơ theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước. Lưu giữ, bảo quản hồ sơ tín dụng, ngoại hối và các báo cáo nghiệp vụ theo chế độ quy định. Thực hiện các nghiệp vụ khác do giám đốc chi nhánh giao cho.

Phòng t chc hành chánh: Có chức năng quản lý công tác hành chánh như tiếp nhận, phân phối phát hành và lưu trữ văn thư; đảm nhận công tác lễ tân, hậu cần của chi nhánh; thực hiện mua sắm, tiếp nhận, quản lý, phân phối tất cả các loại tài sản, vật phẩm liên quan đến hoạt động của chi nhánh; chịu trách nhiệm tổ chức và theo dõi kiểm tra công tác áp tải tiền, bảo vệ an ninh, phòng cháy chữa cháy, đảm bảo an toàn cơ sở vật chất cho chi nhánh.

Ngoài ra phòng tổ chức hành chánh còn có chức năng quản lý công tác nhân sự như tuyển dụng nhân sự hàng năm, chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm tra tính tuân thủ nội quy, quy chế, quy định liên quan đến nhân sự trong chi

nhánh. Bên cạnh đó, phòng hành chánh còn giám sát hệ thống; bảo dưỡng trang

thiết bị; hỗ trợ sử dụng và khai thác tài nguyên công nghệ thông tin tại chi nhánh và các đơn vị trực thuộc.

Phòng kế toán: Bao gồm kế toán giao dịch, kế toán nội bộ, ngân quỹ và công nghệ thông tin. Chức năng hướng dẫn, kiểm tra công tác hạch toán kế toán tại chi nhánh và đơn vị trực thuộc; thực hiện các nghiệp vụ thanh toán và kiểm soát của chi nhánh đối với cácđơn vị nội bộ và các ngân hàng khác; thu chi, xuất nhập tiền mặt, tài sản quý, chứng từ có giá; kiểm đếm phân loại, đóng bó tiền theo quy định; bảo quản, bốc xếp, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá. Quản lý vận hành hệ thống mạng kỹ thuật của Chi nhánh.

Phòng h tr kinh doanh: Có chức năng quản lý tín dụng như hỗ trợ tín dụng, kiểm soát tín dụng, quản lý nợ; thanh toán quốc tế như xử lý các giao dịch thanh toán, chuyển tiền quốc tế, xử lý giao dịch như thực hiện các nghiệp vụ tiền gửi thanh toán và các dịch có liên quan đến tài khoản tiền gửi thanh toán theo yêu cầu của khách hàng…

Hình 3.2Sơ đồ tổ chức của SCB Cần Thơ trong năm 2013

Nguồn: Phòng kế toán SCB Cần Thơ, 2013

Phòng giao dch: Có chức năng thực hiện các nghiệp vụ cho vay và huy động tiền gửi, cung cấp các sản phẩm dịch vụ phù hợp theo quy chế, quy định của ngân hàng; tổ chức hạch toán kế toán và bảo quản an toàn kho quỹ; thực hiện công tác tiếp thị phát triển thị phần, bảo vệ thương hiệu, nghiên cứu, đề xuất các nghiệp vụ phù hợp cho yêu cầu địa bàn hoạt động.

PGD AN CƯ PGD AN HÒA KẾ TOÁN NỘI BỘ KẾ TOÁN GIAO DỊCH NGÂN QUỸ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN P.GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC PHÒNG GIAO DỊCH PHÒNG HỖ TRỢ KINH DOANH PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG KINH DOANH PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH

Đồng thời, phòng giao dịch cũng tổ chức công tác quản lý hành chánh, đảm bảo an toàn và quản lý nhân sự tại đơn vị.

3.3 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA SCB CẦN THƠTRONG GIAI ĐOẠN 2010– 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 TRONG GIAI ĐOẠN 2010– 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013

Trong giai đoạn 2010 – 2013 tình hình kinh tế Việt Nam có nhiều biến động, tỷ lệ lạm phát tăng cao, đồng tiền bị mất giá, nhiều doanh nghiệp bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh. Trước tình hình đó để ổn định nền kinh tế buộc Chính Phủ phải áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ, giảm chi tiêu, hạ trần lãi suất huy động... Có thể xem đây là giai đoạn lắm khó khăn, thách thức đối với bất cứ một ngân hàng nào tại Việt Nam nói chung và tại TP. Cần Thơ nói riêng. Bên cạnh đó, để có thể duy trì và phát triển, một số ngân hàng đã hợp nhất lại dưới sự giúp đỡ của ngân hàng nhà nước, mở rộng phạm vi hoạt động, và cũng như sự có mặt ngày càng nhiều hơn của các chi nhánh ngân hàng, phòng giao dịch, trong khi lượngdân cư trên địa bàn gần như không tăng trưởng. Từ những khó khăn đó, đãđồng thời tạo sức ép lên lợi nhuận của Ngân hàng SCB. Trong giai đoạn này, SCB Cần Thơ với sự quyết tâm, nỗ lực của tập thể cán bộ đã có những thay đổi cần thiết để vượt qua khó khăn trước mắt những chuyển biến trong hoạt động kinh doanh, nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao của chi nhánh mình.

3.3.1 Thu nhập

Các doanh nghiệp nói chung và Ngân hàng nói riêng, trong kinh doanh mục tiêu chủ yếu là nhằm sinh lợi cho hoạt động kinh doanh của mình. Để đạt được mục tiêu lợi nhuận, Ngân hàng cần làm tốt hai biện pháp: tăng thu nhập và quản lý hợp lý chi phí. Bảng 3.3 cho thấy, trong năm 2010 tổng thu nhập của ngân hàng là 98.685 triệu đồng, trong đó thu nhập từ hoạt động tín dụng (thu nhập từ lãi) là chủ yếu, chiếm trên 99% tổng thu nhập trong năm 2010 tỷ lệ này

vẫn duy trì trong năm 2011, 2012 và trong 6 tháng đầu năm 2013. Điều này cho

thấy hoạt động chủ yếu của ngân hàng vẫn là tín dụng, ngân hàng thực hiện rất tốt vai trò cung cấp tín dụng của mình. Với mục tiêu đã xác định cụ thể ngay từ những ngày đầu thành lập SCB Cần Thơ tập trung phát triển hoạt động tín dụng thành hoạt động chủ lực, qua đó tạo điều kiện tiền đề để mở rộng cung cấp dịch vụ thanh toán cho khách hàng, làm cho thu nhập của ngân hàng chuyển biến đạt nhiều cải thiện khả quan hơn.

Thu nhập từ lãi của ngân hàng chủ yếu là thu lãi từ cho vay khách hàng.

triệu đồng (tăng trưởng gần 60% so với năm 2010) và giảm nhẹ trong năm 2012 với mức 148.793 triệu đồng giảm xấp xĩ 4,3% so với năm 2011 (xem bảng 3.3).

Sự tăng mạnh về thu nhập trong năm 2011 là do tác động của sự chênh lệch lãi suất. Lãi suất cho vay tăng dẫn đến thu nhập từ lãi tăng đáng kể.Đầu năm

2010, lãi suất cho vay ở các ngân hàng thương mại vào khoảng 16 – 18 %/năm;

cuối năm 2010 lãi suất cho vay phổ biến ở mức 19 – 20%/năm. Đến năm 2011, lãi suất cho vay lại tiếp tục cao hơn so với lãi suất bình quân trong năm 2010. Lãi suất cho vay trong năm này có lúc lên đến hơn 20% (tại thời điểm cuối năm 2011). Chính vì sự lên cao của lãi suất buộc nhiều khách hàng có đủ năng lực về tài chính tiến hành tất toán các khoản vay trước hạn của mình để hạn chế chi phí lãi phải chịu trước tình hình lãi suất cho vay không ngừng tăng cao. Điều này khiến cho thu nhập từ lãi trong năm 2011 tăng cao hơn so với năm 2010.

Đến năm 2012 thu nhập từ lãi của ngân hàng giảm thấp hơn so với năm 2011.Điều này là do lãi suất cao vào năm 2011 đã khiến một số món vay được tất toán trước hạn vào cuối năm. Thêm vào đó các hợp đồng vay vốn cũng ít, do doanh nghiệp và các khách hàng lo sợ phải trả chi phí lãi cao hơn khiến cho lợi nhuận còn lại (hay lợi nhuận giữ lại) từ hoạt động kinh doanh thấp hơn so với kỳ vọng của công ty, vì vậy thu nhập từ lãi vay năm 2012 có xu hướng giảm. Một trong những nguyên nhân cần kể đến là năm 2012, khác với dự đoán lãi suất sẽ tiếp tục tăng cao trong năm là liên tiếp những đợt hạ trần lãi suất huy động của NHNN làm cho lãi suất cho vay giảm mạnh, lãi suất huy động giảm từ 3 đến 6%/năm, lãi suất cho vay giảm từ 5 – 9%/năm so với năm 2011. Ngoài những điều này, còn do tình hình nợ xấu tăng cao trong lĩnh vực cho vay bất động sản, khiến cho các ngân hàng trong đó có SCB tiến hành thắt chặt tiêu chí cho vay, công tác thẩm định tín dụng được tiến hành kiểm tra gắt rao hơn, làm cho số lượng hồ sơ cho vay được phê duyệt trong năm 2012 giảm mạnh so với năm 2011. Sự biến động từ các yếu tố đã nêu, làm cho thu nhập lãi của năm 2012 giảm hơn so với năm 2011.

Đây không chỉ là khó khăn phải vượt qua đối với SCB Cần Thơ trong năm

2012 mà còn là thách thức đối với các NHTM trong nước. Nhìn chung trên mặt

bằng tổng thể năm 2012 tốc độ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng hầu hết đều duy trì ở mức thấp, cụ thể tăng trưởng tín dụng của SCB tính đến cuối năm

Bảng 3.3 Kết quả Hoạt động kinh doanh của SCB Cần Thơ giai đoạn từ 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 Đvt: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn chi nhánh cần thơ (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)