Tình hình nguồn vốn

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn chi nhánh cần thơ (Trang 42 - 45)

Nguồn vốn đóng vai trò hết sức quan trọng bởi nó quyết định đến khả năng hoạt động cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Với các ngân hàng thương mại nguồn vốn huy động là yếu tố để đảm bảo việc hoạt động kinh doanh của mình (sử dụng để cho vay, đầu tư và cung cấp dịch vụ cho khách hàng). Cơ cấu nguồn vốn SCB Cần Thơ bao gồm: Vốn huy động và vốn điều chuyển.

Tình hình nguồn vốn của SCB Cần Thơ được thể hiện ở bảng 4.1 cho thấy được, tổng nguồn vốn của ngân hàng có xu hướng tăng rõ rệt qua các năm. Cụ thể trong năm 2010 tổng nguồn vốn đạt được là 829.340 triệu đồng, đến năm 2011 tốc độ tăng trưởng của tổng nguồn vốn gần 14% đạt gần 941.356 triệu đồng. Trong năm 2012 tổng nguồn vốn tiếp tục tăng lên đạt 1.110.788 triệu đồng, tương đương tăng gần 18% so với năm 2011. Tại thời điểm 6 tháng đầu năm 2013 tổng nguồn vốn đạt mức 1.288.936 triệu đồng tăng gần 35% so với cùng kỳ trong năm 2012, nguyên

nhân của sự tăng lên này là do ngân hàng đã có những bước thay đổi trong cơ cấu

mục tiêu hoạt động của mình, hướng đến hoạt động huy động tiền gửi nhiều hơn, với nhiều gói sản phẩm huy động hơn. Ngân hàng đã có nhiều sản phẩm với nhiều mức lãi suất huy động và kỳ hạn khác nhau trong năm dành cho khách hàng lựa chọn gửi tiền. Đây là một dấu hiệu rất tốt cho thấy quy mô hoạt động huy động của ngân hàng ngày càng mở rộng, là điều kiện rất có lợi cho ngân hàng trong việc ổn định nguồn vốn và có thể đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng.

Vốn huy động: Đối với NHTM nói chung và các chi nhánh Ngân hàng nói riêng, nguồn vốn huy động tại địa phương là nguồn vốn quan trọng nhất và luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn.

Bảng số liệu 4.1 cho thấy, vốn huy động của SCB Cần Thơtừ năm 2010 đến 2013 có xu hướng tăng lên rõ rệt, cụ thể trong năm 2010 vốn huy động đạt 808.429 triệu đồng, sang đến năm 2011 tốc độ tăng trưởng của khoản vốn này tăng xấp xỉ 10% so với năm 2010 đạt gần 887.738 triệu đồng.

Bảng 4.1 Tình hình nguồn vốn tại SCB Cần Thơ giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013

Đvt: Triệu đồng

Năm Chênh l2011/2010ệch Chênh lệch

2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6T/2012 6T/2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 808.429 887.738 1.022.973 627.244 1.101.849 79.309 9,81 135.235 15,23 474.605 75,66 Vốn điều chuyển 20.911 53.618 87.815 0 0 32.707 156,41 34.197 63,78 0 – Tổng nguồn vốn 829.340 941.356 1.110.788 627.244 1.101.849 112.016 13,51 169.432 18,00 474.605 75,66

Sự tăng lên của vốn huy động trong giai đoạn 2010 – 2011 là do trong năm 2011 lãi suất huy động của ngân hàng tăng dần theo lãi suất trên thị trường. Điều này làm thu hút khá lớn lượng tiền nhàn rỗi nên lượng vốn trong giai đoạn này tăng lên khá nhanh. Thêm vào đó, ngân hàng áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt phù hợp từng giai đoạn nên đã hạn chế được tình trạng khách hàngđến rút tiền gửi sang ngân hàng khác.

Trong năm 2012 vốn huy động mà SCB Cần Thơ đạt được là 1.022.973 triệu

đồng, tương ứng tăng xấp xỉ 15% so với năm 2011 và tại thời điểm 6 tháng đầu năm 2013 đạt mức tăng trưởng cao nhất vượt hơn cả cùng kỳ năm 2012 đạt 1.101.849 triệu đồng. Đây là dấu hiệu tích cực, qua đó cho thấy được sự nỗ lực hết mình của tập thể công nhân viên, các cấp lãnhđạo trong công tác mở rộng đổi mới, nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động trong công tác huy động vốn tại chi nhánh SCB Cần Thơ. Sự tăng trưởng này là do trong năm 2012 –2013 ngân hàng đã chú trọng nhiều hơn đến công tác chăm sóc khách hàng nhằm gắn kết với khách hàng, duy trì niềm tin, sự tin tưởng của người gửi tiền,... Một trong những hoạt động ngân hàng đang làm có thể kể đến như tặng quà sinh nhật đến khách hàng và lời chúc mừng nhân ngày sinh nhật của quý khách, đó cũng đượcxem như lời tri ân khi khách hàng đã gắn bó với ngân hàng. Ngoài ra, Ngân hàng đã tích cực đa dạng hóa sản phẩm tiền gửi với nhiều kì hạn và lãi suất hấp dẫn, áp dụng các chương trình khuyến mãi hấp dẫn nhân các ngày lễ, tết, kỉ niệm… được tổ chức thường xuyên. Qua đó thu hút được một lượng lớn nguồn vốn nhàn rỗi từ trong dân cư, các tổ chức kinh tế. Tuy nhiên ngân hàng cũng cần chú ý, mỗi một khoản nguồn vốn đều có nhu cầu khác nhau về chi phí, tính thanh khoản, thời hạn hoàn trả khác nhau… Do đó cần phải xem xét, đánh giá chính xác từng loại nguồn vốn để có thể kịp thời có những chiến lược huy động vốn tốt nhất trong từng thời kỳ nhất định, nhằm hạn chế rủi ro có thể gặp phải và tối thiểu hóa chi phí đầu vào cho Ngân hàng.

Vốn điều chuyển: Đây là nguồn vốn vay từ Ngân hàng cấp trên hoặc các chi nhánh có khả năng huy động vốn lớn để bổ sung sự thiếu hụt về vốn của Ngân hàng. Những năm qua tuy nguồn vốn huy động từ dân cư, tổ chức kinh tế của SCB Cần Thơ có tăng lên nhưng vẫn không đủ đáp ứng cho nhu cầu hoạt động của Ngân hàng nên Ngân hàng phải nhận vốn điều chuyển từ Hội Sở, vốn này tuy chỉ chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong cơ cấu vốn của chi nhánh thường thấp hơn 10% trong tổng cơ cấu nguồn vốn nhưng nó đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động của ngân hàng.

triệu đồng, bước sang năm 2011 vốn điều chuyển đạt khoảng 53.618 triệu đồng tăng hơn 156% so với năm 2010. Đến cuối năm 2012 đạt 87.815 triệu đồng, tăng trưởng hơn khoảng 64% so với cùng kỳ năm 2011. Trong cả 3 năm vốn huy động và vốn điều chuyển đều tăng lên, điều này cho thấy rằng nhu cầu vốn vay trên địa bàn còn rất lớn, nếu chỉ sử dụng vốn huy động để đáp ứng nhu cầu vay vốn thì khôngđủ nên Ngân hàng buộc phải sử dụng đến vốn điều chuyển, Ngân hàng nếu sử dụng quá nhiều vốn điều chuyển để phục vụ cho hoạt động kinh doanh, khi đó ngân hàng sẽ phải chịu một mức chi phí trả lãi cao hơn so với việc chi trả lãi cho nguồn vốn huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế (chênh lệch lãi suất giữa 2 khoản vốn điều chuyển và vốn huy động thường từ 2 – 4% tùy theo từng thời kỳ) điều này dẫn đến lợi nhuậnhàng năm của chi nhánh sẽ bị giảm.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn chi nhánh cần thơ (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)