SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn chi nhánh cần thơ (Trang 26)

3.1.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Sài Gòn

Ngân hàng TMCP Sài Gòn với tên giao dịch tiếng Anh trên thị trường là Sai Gon Commercial Bank (viết tắt là SCB). Có trụ sở chính đặt tại số 927 Trần Hưng Đạo, Quận 5, Tp. HCM. Với số vốn điều lệ kể từ ngày 01/01/2012 là trên mười ngàn năm trăm tám mươi ba tỷ đồng (10.583.801.040.000 đồng).

Lịch sử hình thành và phát triển

Ngày 26/12/2011, Thống đốc ngân hàng Nhà nước chính thức cấp giấy phép số 238/GP-NHNN về việc thành lập và hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn trên cơ sở hợp nhất tự nguyện giữa 3 ngân hàng Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng thương mại đệ nhất (Ficombank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiabank). Dưới sự bảo trợ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), và sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng hợp nhất có tổng tài sản là 154.000 tỉ đồng, và có hơn 200 chi nhánh, phòng giao dịch. Vẫn

lấy tên là Ngân hàng TMCP Sài Gòn và chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày

01/01/2012.

Đây là bước ngoặt trong lịch sử phát triển của cả ba ngân hàng, đánh dấu sự thay đổi về quy mô tổng tài sản lớn hơn, phát triển vượt bậc về công nghệ, mạng lưới chi nhánh phát triển rộng khắp cả nước và trìnhđộ chuyên môn vượt bậc của tập thể cán bộ công nhân viên.

Trên cơ sở kế thừa những thế mạnh vốn có của ba ngân hàng, Ngân hàng TMCP Sài Gòn hợp nhất đã có lợi thế mạnh trong lĩnh vực ngân hàng và nằm trong nhóm 5 ngân hàng có cổ phần lớn nhất tại Việt Nam. Cụ thể vốn điều lệ đạt 10.584 tỷ đồng; Tổng tài sản ngân hàng đạt khoảng 154.000 tỷ đồng; Nguồn vốn huy động từ tổ chức tín dụng (TCTD) và dân cư của ngân hàng đạt hơn 110.000 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế lũy kế đạt trên 1.300 tỷ đồng.

Hiện nay hệ thống của ngân hàng tính trên tổng số lượng trụ sở chính, sở giao dịch, chi nhánh, phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm và các điểm giao dịch ước tính khoảng 230 đơn vị trên cả nước giúp cho khách hàng giao dịch một cách thuận tiện nhất.

Theo Ngân hàng Nhà nước, sau hơn 1 năm tái cơ cấu, SCB đãđược những tiến triển tích cực, cải thiệnđáng kể tình trạng hoạt động, năng lực tài chính thông qua các giải pháp tăng vốn điều lệ, kêu gọi vốn của nhà đầu tư nước ngoài, củng cố giá trị tài sản đảm bảo, đẩy mạnh xử lý nợ và huy động vốn từ nền kinh tế của SCB tăng 35,9% trong năm 2012 và tăng 7% trong 2 tháng đầu năm 2013. Nhờ vậy, SCB đã bảo đảm an toàn tài sản, chi trả bình thường các đối với các khoản tiền gửi của dân chúng và thanh toán được hầu hết các khoản nợ vay tái cấp vốn

của NHNN.

Từ những thế mạnh sẵn có như trên, với sự quyết tâm của Hội đồng Quản trị, ban điều hành và toàn thể cán bộ nhân viên, sự hỗ trợ của NHNN, Ngân hàng Đầu Tư và Phát triển (BIDV), đặc biệt là sự tin tưởng và ủng hộ từ phía khách hàng, cổ đông... Ngân hàng TMCP Sài Gòn chắc chắn sẽ phát huy được hết thế mạnh về năng lực tài chính, quy mô hoạt động và khả năng quản lý điều hành để

nhanh chóng trở thành một trong những tập đoàn tài chính Ngân hàng hàng đầu

Việt Nam và mang tầm vóc quốc tế, đủ sức mạnh cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường trong và ngoài nước. Qua đó, cung cấp giải pháp tài chính linh hoạt, chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng, cũng như nâng cao giá trị và quyền lợi cho cổ đông.

Lịch sử các Ngân hàng thành viên trước khi hợp nhất a. Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần SàiG̣n

- Tên giao dịch:NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN.

- Tên tiếng Anh: SAIGON COMMERCIAL BANK (SCB).

Tiền thân là Ngân hàng TMCP Quế Đô được thành lập năm 1992 theo Giấy phép hoạt động số 00018/NH-GP ngày 06/06/1992 của Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam và giấy phép thành lập số 308/GP-UB ngày 26/06/1992 của UBND TP.HCM cấp, đến ngày 08/04/2003 chính thức đổi tên thành Ngân hàng TMCP Sài gòn (SCB).

SCB là một trong những Ngân hàng TMCP hoạt động có hiệu quả trong hệ thống tài chính Việt nam. Cụ thể, từ 27/12/2010 vốn điều lệ ngân hàng đạt 4.184.795.040.000 VNĐ; đến 30/09/2011 tổng tài sản của SCB đạt 77.985 tỷ đồng, tăng gần 30% so với đầu năm. Mạng lưới hoạt động gồm 132 điểm giao dịch trải suốt từ Nam ra Bắc.Với các chính sách linh hoạt và các sản phẩm dịch vụ toàn diện, đáp ứng được yêu cầu đa dạng của khách hàng là cơ sở vững chắc để SCB đạt được kết quả và hiệu quả kinh doanh ngày càng cao và luôn là người

bạn đồng hành đáng tin cậy của các khách hàng, theo đúng phương châm “Hoàn thiện vì khách hàng”.

b. Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Tín Nghĩa

- Tên giao dịch: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM

TÍN NGHĨA.

- Tên tiếng Anh: VIET NAM TIN NGHIA COMMERCIAL JOINT

STOCK BANK (VIETNAM TIN NGHIA BANK).

Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa tiền thân là Ngân hàng TMCP Tân

Việt được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0164/NH–GP ngày 22 tháng 08 năm 1992 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp. Ngày 18/01/2006, Ngân hàng TMCP Tân Việt được đổi tên thành Ngân hàng TMCP Thái Bình Dương theo Quyết định số 75/QĐ-NHNN. Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu từ năm 2008, một lần nữa vào tháng 01/2009 Ngân hàng TMCP Thái Bình Dương đã được đổi tên thành Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa theo Quyết định số 162/QĐ-NHNN nhằm cơ cấu lại tổ chức và phát triển theo kịp xu thế mới.

Tính đến cuối tháng 9/2011, ngân hàng TinNghiaBank có vốn điều lệ đạt 3.399.000.000 VNĐ; tổng tài sản đạt 58.939 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2010, vượt 7,16 % kế hoạch. Mạng lưới hoạt động gồm 83 điểm giao dịch từ Nam ra Bắc.

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Ngân hàng TMCP Việt Nam

Tín Nghĩa đã gặp không ít những khó khăn. Tuy nhiên với sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, các ngân hàng thương mại, Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát, Ban Điều hành đã nỗ lực không ngừng và cùng với tập thể cán bộ nhân viên

chung sức đoàn kết khắc phục những khó khăn và từng bước đưa Ngân hàng phát (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

triển một cách mạnh mẽ về lượng và chất trong những năm gần đây.

c. Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đệ Nhất

- Tên giao dịch:NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐỆ NHẤT.

- Tên tiếng Anh: FIRST JOINT STOCK BANK (FICOMBANK).

Ngân hàng TMCP Đệ nhất được thành lập theo Giấy phép hoạt động số

0033/NH–GP ngày 27 tháng 04 năm 1993 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp

và giấy phép thành lập số 534/GP-UB do Uỷ ban nhân dân TP. HCM cấp ngày 13

thương mại tại Việt Nam, ngày 02/8/1993 Ngân hàng TMCP Đệ Nhất đã chính thức khai trương và đi vào hoạt động.

Tính đến 30/09/2011, Ficombank có Vốn điều lệ đạt 3.000.000.000 VNĐ. Kết quả hoạt động kinh doanh đã “phá” chỉ tiêu về tổng tài sản khi đạt hơn 17.100 tỷ đồng, vượt 128% so kế hoạch. Mạng lưới hoạt động gồm 26 điểm giao dịch tại TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội và một số thành phố lớn.

Suốt quá trình hình thành và phát triển FICOMBANK trải qua nhiều khó

khăn nhưng vẫn nỗ lực phấn đấu không ngừng phát triển.

3.1.2 Sản phẩm và dịch vụ

- Đối với nhóm khách hàng là doanh nghiệp: Tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán, kinh doanh ngoại tệ - vàng, cho vay, đầu tư, phát hành GTCG, bao thanh toán, bảo lãnh, dịch vụ ngân quỹ, thanh toán quốc tế, dịch vụ tư vấn, lập hộ chứng từ xuất khẩu, dịch vụ nhờ thu séc trong nước, dịch vụ thanh toán tự động hóa đơn trong nước, giữ hộ...

-Đối với nhóm khách hàng là cá nhân: Tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, phát hành GTCG, cho vay, chuyển tiền, giao dịch ngoại tệ - vàng, dịch vụ chứng minh năng lực tài chính, dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ thẻ, dịch vụ nhờ thu séc trong nước, dịch vụ thanh toán séc do SCB cung cấp, dịch vụ thanh toán tự động hóa đơn trong nước, giữ hộ tài sản...

Ngoài những sản phẩm và dịch vụ kể trên SCB còn cung cấp gói dịch vụ SCB E-banking hay còn được gọi là kênh dịch vụ ngân hàng hiện đại. Gói dịch vụ này sẽ giúp cho khách hàng tiết kiệm được thời gian, khách hàng không cần trực tiếp đi đến ngân hàng nhưng vẫn dễ dàng quản lý các giao dịch phát sinh trên tài khoản của mình, thực hiện các giao dịch và có thể kịp thời cập nhật các thông tin về tỷ giá, lãi suất,... thông qua tin nhắn từ điện thoại di động (SMS Banking), điện thoại cố định (Phone Banking) hoặc từ internet (Internet Banking).

3.1.3 Các danh hiệu đạt được trong những năm gần đây

Trong những năm qua dưới sự lãnhđạo của Hội đồng quản trị, Ban giám đốc cùng với sự quyết tâm nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên... Ngân hàng SCB đãđ ạt được nhiều giải thưởng, danh hiệu do các ban ngành trao tặng. Bảng 3.1 là một số danh hiệu mà Ngân hàng SCb đạt được trong những năm qua.

Bảng 3.1: Các danh hiệu đạt được của SCB trong năm 2010 – 2013

STT Hình

thức Nội dung Đơn vị cấp

1 Giải

thưởng Thương hiệu Mạnh VN 2010

Thời báo Kinh tế Việt Nam

2

Danh hiệu

Top 500 Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam Báo điện tử VietNamNet 3 Danh hiệu

Cúp 10 năm đồng hành vì người nghèo Ban vận động TP.HCM

4

Danh hiệu

Xếp vị trí thứ 5 trong Top 10 Doanh nghiệp tư nhân, xếp vị trí thứ 27 trong Top 1000 Doanh nghiệp nộp thuế thu nhập lớn nhất Việt Nam (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Báo điện tử VietNamNet 5 Danh hiệu “Sản phẩm dịch vụ tốt nhất năm 2010” cho nhóm sản phẩm Tiết kiệm do người tiêu dùng bình chọn Báo Sài Gòn Tiếp Thị 6 Giải thưởng

“Trách nhiệm Xã hội Doanh nghiệp năm 2009” (CSR Award 2009)

Phòng Thương

mại và Công nghiệp Việt Nam

Nguồn: Trang chủ ngân hàng SCB (www.scb.com.vn), 2013.

3.2 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG SCB CHI NHÁNHCẦN THƠ CẦN THƠ

3.2.1 Giới thiệu về SCB Cần Thơ

Tên giao dịch

Ngân hàng TMCP Sài Gòn chi nhánh Cần Thơ, với tên viết tắt là SCB chi

nhánh Cần Thơ. Có địa chỉ tại số 217 đường 30/4 Phường Xuân Khánh, Quận

Ninh Kiều, Thành Phố Cần Thơ. SCB chi nhánh Cần Thơ chịu trách nhiệm quản

lý về việc giao dịch trên địa bàn Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.

Ngoài ra SCB còn có hai phòng giao dịch:

- Phòng giao dịch An Cư đặt tại 36 Lý Tự Trọng, Phường An Cư, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.

- Phòng giao dịch An Hòađịa chỉ 36/42 – 36/44 Trần Việt Châu, phường An Hòa, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.

Quá trình hình thành và phát triển

SCB Cần Thơ được Sở Kế Hoạch và Đầu Tư thành phố Cần Thơ cấp giấy

chứng nhận đăng ký hoạt động kinh doanh chi nhánh số 5713000324, chính thức

đi vào hoạt động tại địa chỉ số 217 đường 30/4 Phường Xuân Khánh, Quận Ninh Kiều, Thành Phố Cần Thơ.

Với phương châm hoạt động “Hoàn thiện vì khách hàng” của mình, SCB Cần Thơ luôn tuân thủ các quy định trong hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng do Ngân hàng nhà nước quy định nhằm đem lại cho khách hàng các sản phẩm và dịch vụ tốt nhất có thể.

Hiện nay, trong tình hình cạnh tranh chung giữa các Ngân hàng trên cùng địa bàn thành Phố Cần Thơ, với sự nỗ lực cố gắng của các thành viên cùng với những chính sách, chủ trương mới hợp lý, SCB có thể cạnh tranh tốt trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh của mình, cụ thể tính đến ngày 31/12/2012 tổng tài sản của SCB Cần Thơ đạt 1.110.778 triệu đồng; dư nợ cho vay đạt 580.374 triệu đồng, lợi nhuận trước thuế trong năm 2012 là 22.621 triệu đồng.

3.2.2 Lĩnh vực hoạt động

Hoạt động tín dng

Tình hình cạnh tranh trong hoạt động tín dụng giữa các tổ chức tín dụng trong những năm gần đây diễn ra vô cùng gay gắt. Ngân hàng bên cạnh việc cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng VNĐ hay bằng đồng ngoại tệ đến các đối tượng thuộc nhiều thành phần kinh tế, lĩnh vực khác nhau: sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ... Có thể thấy, đối tượng khách hàng của SCB ngày càng được mở rộng ra, đa dạng hơn với các sản phẩm cung cấp phù hợp với từng đối tượng khách hàng khác nhau.

Hoạt động huy động vn

Ngân hàng chi nhánh SCB Cần Thơ nhận mở tài khoản và nhận tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm của các tổ chức kinh tế, cá nhân bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ. Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ trên địa bàn Tp. Cần Thơ.

3.2.3 Cõ cấu tổ chức của Ngân hàng chi nhánh

Bộ máy tổ chức công nhân viên của Chi nhánh NH TMCP SCB tại TP. Cần Thơ gồm 36 cán bộ, công nhân viên (tính đến thời điểm 21/08/2013). Trong đó trìnhđ ộ cao nhất là bậc Thạc sĩ, thấp nhất là đã tốt nghiệp cấp 3.

Bảng 3.2: Cơ cấuđội ngũ Cán bộ công nhân viên tại ngân hàng SCB Cần Thơ

Trìnhđộ chuyên môn Số lượng (người) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thạc sĩ 1

Đại học 32

Cao đẳng và trung cấp 4

Khác 3

Tổng 40

Nguồn: Phòng kế toán SCB Cần Thơ, 2013

Nguồn: Phòng kế toán SCB Cần Thơ, 2013

Hình 3.1 Cơ cấu cán bộ công nhân viên tại ngân hàng SCB Cần Thơ

3.2.3 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban

Giám đốc chi nhánh: Có trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện các chức năng nhiệm vụ của chi nhánh và các đơn vị trực thuộc được phân công phụ trách và chịu trách nhiệm trước Giám đốc khu vực, Tổng Giám đốc và Hội đồng quản trị. Giám đốc chi nhánh khi thực hiện chế độ phân quyền,ủy quyền cho cán bộ trực thuộc phải có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, đánh giá kiểm tra, giám sát các nội dung đãđược phân quyền.

Phó Giám đốc chi nhánh: Có chức năng giúp giám đốc điều hành hoạt động của chi nhánh theo sự ủy quyền của Giám đốc.

Phòng kinh doanh: Nghiên cứu tình hình kinh tế, xã hội trên địa bàn hoạt động để lập kế hoạch kinh doanh, kế hoạch khai thác nguồn vốn, kế hoạch phát triển mạng lưới của Chi nhánh và tổ chức thực hiện theo kế hoạch được giao.

Ngoài ra phòng kinh doanh còn hướng dẫn và tiếp cận khách hàng lập hồ sơ đúng quy trình nghiệp vụ, tiếp nhận và giải quyết hồ sơ theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước. Lưu giữ, bảo quản hồ sơ tín dụng, ngoại hối và các báo cáo nghiệp vụ theo chế độ quy định. Thực hiện các nghiệp vụ khác do giám đốc chi nhánh giao cho.

Phòng t chc hành chánh: Có chức năng quản lý công tác hành chánh như tiếp nhận, phân phối phát hành và lưu trữ văn thư; đảm nhận công tác lễ tân, hậu cần của chi nhánh; thực hiện mua sắm, tiếp nhận, quản lý, phân phối tất cả các loại tài sản, vật phẩm liên quan đến hoạt động của chi nhánh; chịu trách nhiệm tổ chức và theo dõi kiểm tra công tác áp tải tiền, bảo vệ an ninh, phòng cháy chữa cháy, đảm bảo an toàn cơ sở vật chất cho chi nhánh.

Ngoài ra phòng tổ chức hành chánh còn có chức năng quản lý công tác nhân sự như tuyển dụng nhân sự hàng năm, chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm tra tính tuân thủ nội quy, quy chế, quy định liên quan đến nhân sự trong chi

nhánh. Bên cạnh đó, phòng hành chánh còn giám sát hệ thống; bảo dưỡng trang

thiết bị; hỗ trợ sử dụng và khai thác tài nguyên công nghệ thông tin tại chi nhánh

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn chi nhánh cần thơ (Trang 26)