Qua việc phân tích về tình hình huy động vốn tại SCB Cần Thơ có thể thấy được rằng: mặc dù nền kinh tế trong những năm qua có nhiều biến động nhưng vốn huy động của ngân hàng SCB Cần Thơ vẫn không ngừng tăng trưởng qua các năm. Ngân hàng đã cố gắng giảm bớt trong việc hạn chế việc sử dụng nguồn vốn điều chuyển, nhưng nguồn vốn này vẫn gia tăng trong năm 2011 - 2012. Vì thế Ngân hàng cần làm tốt hơn, có những biện pháp phù hợp hơn trong công tác huy động vốn và sử dụng vốn của mình, vì nguồn vốn điều chuyển này khi sử dụng càng nhiều sẽ càng làm tăng chi phí phải chịu và làm giảm đi lợi nhuận của chi nhánh. Điều này cũng đặt ra một vấn đề là Ngân hàng cần có những biện pháp tích cực nhằm gia tăng nguồn vốn huy động từ cá nhân và TCKT trên địa bàn, từ đó góp phần chủ động hơn trong việc sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi có trên địa bàn để cấp tín dụng mà không phải chịu lệ thuộc quá nhiều vào Hội sở chính.
Nhìn chung trong những năm qua các chính sách mà Ngân hàng áp dụng
trong công tác huy động đã ít nhiều phát huy tác dụng, điều này thể hiện qua lượng tiền gửi mà ngân hàng huy động được, có xu hướng tăng lên qua từng năm. Tuy nhiên những chính sách này vẫn còn có mặt hạn chế đó là chưa thật sự tiếp cận được với nhiều khách hàng, đặc biệt là tiếp cận với những khách hàng mới, những khách hàng tiềm năng của ngân hàng. Công tác tiếp thị, quảng cáo hiện tại ở ngân hàng còn chưa được thực sự quan tâm đúng mức. Đây cũng chính là mặt còn hạn chế tại SCB Cần Thơ.
Ngân hàng cần phải cân đối giữa nguồn vốn huy động và nguồn vốn cho vay, để tránh tình trạng lượng vốn huy động nhiều nhưng để sử dụng cho vay thì lại không tương xứng, như trong năm 2012 tỷ số dư nợ trên tổng vốn huy động chỉ có 0,57 lần (Ngân hàng trong 100 đồng vốn huy động chỉ sử dụng 57 đồng để cấp tín dụng) làm cho hiệu quả hoạt động ngân hàng thấp. Tuy nguồn vốn huy động thừa này có thể cho Hội sở vay lại nhưng lãi suất sẽ không cao bằng cho khách hàng vay và như vậy lợi nhuận của ngân hàng sẽ giảm.
Dựa vào kết quả hoạt động trong những năm qua của Ngân hàng có thể thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng chưa được phân bố đều ở các thành phần kinh tế, còn tập trung phần lớnở loại hình tiền gửi tiết kiệm của hộ gia đình và cá nhân, lượng tiền gửi của các doanh nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng rất thấp trong cơ cấu vốn huy động. Vì thếngân hàng cần chú trọng quan tâm sâu sát hơn nữa trong công tác huy động vốn từ phía khách hàng là doanh nghiệp trên địa bàn.
Lượng tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn huy động, qua đó cho thấy rằng những gói sản phẩm dành cho loại hình tiền gửi tiết kiệm đangngày càng thu hút khách hàng chất lượng phục vụ của ngân hàng ngày càng được cải thiện tốt. Ngân hàng cũng cần chú ý đến việc để có thể khai thác hết tiềm năng từ mục tiêu khách hàng này, và cạnh tranh được với các Ngân hàng khác, chỉ có thể chú trọng thay đổi ở chất lượng phục vụ, dịch vụ cung cấp và hình thức chiêu thị khuyến mãi, chứ không thể thay đổi về mặt bằng lãi suất huy động vì trần lãi suất đãđược NHNNấn định.