Tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn chi nhánh cần thơ (Trang 45 - 47)

Vốn là nhân tố rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ thành phần kinh tế nào, vì vậy để hoạt động tốt đem lại hiệu quả kinh tế cao điều trước tiên là phải có nguồn vốn mạnh, đặc biệt là trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng. Vốn huy động của ngân hàng là nguồn vốn mà ngân hàng huy động từ các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế thông qua các hình thức như tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá, vay từ các TCTD khác hoặc vay NHNN. Nguồn vốn huy động được càng lớn sẽ giúp ngân hàng có đủ nguồn lực để hoạt động kinh doanh như: cho vay, đầu tư, cung cấp các loại dịch vụ và các nghiệp vụ ngân hàng khác nhằm tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng.

Trong những năm qua, tình hình cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn giữa các tổ chức tín dụng diễn ra vô cùng gay gắt, việc huy động được nguồn vốn của SCB Cần Thơ cũng không dễ dàng, ngân hàng phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng thương mại khác trên cùng địa bàn như Vietcombank, Agribank, Đông Á... Trong bối cảnh cạnh tranh đó, việc ngân hàng mở rộng mạng lưới và đưa ra nhiều sản phẩm huy động đa dạng, áp dụng cơ chế điều hành lãi suất linh hoạt, phong cách phục vụ được cải tiến theo hướng đem tịên ích cao nhất đến cho khách hàng, cùng với vị thế và uy tín sẵn có của mình SCB Cần Thơ đã thu hút đư ợc nguồn huy động với sự tăng trưởng khá ổn định trong bối cảnh tình hình kinh tế có nhiều biến động như hiện nay.

Như trên đã phân tích có thể thấy rằng nguồn vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu và có vai trò quan trọng trong việc tài trợ cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Đối với nguồn vốn này, Ngân hàng được toàn quyền sử dụng sau khi trích lập lại một phần dự trữ theo tỷ lệ đảm bảo do NHNN quy định được gọi là khoản dự trữ bắt buộc. Chính vì sự quan trọng của nguồn vốn này, vì vậy cần phân tích tình hình

nguồn vốn huy động của Ngân hàng để thấy được những mặt tích cực, hạn chế, cũng như những nguyên nhân dẫn đến sự biến chuyển của các khoản mục vốn huy động.

Tiền gửi khách hàng:

Tiền gửi của khách hàng (TGKH) được trình bày ở bảng 4.2 cho thấy, nguồn vốn huy động từ tiền gửi khách hàng luôn chiếm tỷ trọng khá cao trên 60% tổng vốn huy động và biến động không có xu hướng rõ rệt (giảm nhẹ vào năm 2011 và tăng dần lên trong năm 2012, 2013), đồng thời nguồn TGKH cũng là nguồn vốn quan trọng để đảm bảo cho hoạt động cho vay, đầu tư của ngân hàng.

Trong năm 2011 lượng tiền gửi từ khách hàng giảm xuống khoảng 12% so với năm 2010 nguyên nhân của sự sụt giảm là do tâm lý bất an từ phía người gửi tiền trước sự gia tăng của lạm phát trong năm 2011. Bên cạnh việc NHNN áp trần lãi suất huy động 14%/năm trong khi lạm phát ngày càng cao thì mức lãi suấtnày đã không còn hấp dẫn đối với người gửi tiền khi đồng tiền ngày càng mất giá (tỷ lệ lạm phát tính tới thời điểm ngày 31/12/2011 là 18,58%). Ngoài ra còn do cơn sốt giá vàng và những thay đổi mạnh trong giá ngoại tệ trong năm 2011 đã làm cho một lượng lớn khách hàng rút tiền gửi để chuyển sang kênh đầu tư vàng và ngoại tệ, trong năm khách hàng có xu hướng chuyển đầu tư sang các lĩnh vực khác sinh lời nhiều hơn.

Sangđến năm 2012 và 6 tháng năm 2013 tình hình kinh tế phần nào ổn định hơn do những chính sách của nhà nước bắt đầu phát huy được hiệu quả, NHNN vẫn áp trần lãi suất huy động, lãi suất cho vay giảm nên nhu cầu vay vốn trong các năm

này cũng tăng lên. Nắm bắt được tình hình đó SCB Cần Thơ tăng cường công tác

huy động vốn, cải thiện chất lượng phục vụ, có nhiều chương trình khuyến mãi và các dịch vụ tiện ích hơn cho khách hàng, vì vậy lượng vốn huy động tiền gửi khách hàng trong năm 2012 tăng thêm gần 28% so với năm 2011 và trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng gần 165,67% so với cùng kỳ năm trước.

Phát hành giấy tờ có giá:

Ngoài hình thức huy động trên thì chi nhánh còn huy động vốn thông qua hình thức phát hành giấy tờ có giá, giấy tờ có giá là công cụ nợ do ngân hàng phát hành để huy động vốn trong nền kinh tế. Nguồn vốn này cũng đóng góp một phần vào tổng vốn huy động của ngân hàng nhưng lại tăng trưởng không ổn định qua các năm. Do vì để sử dụng được loại nguồn vốn này cần phải trả chi phí cao. Nhìn chung, nguồn vốn huy động từ loại hình phát hành giấy tờ có giá này có xu hướng tăng qua 3 năm, từ năm 2010 – 2012. Nguyên nhân là do trong bối cảnh tình hình

lạm phát tăng cao, lãi suất tiền gửi biến động nhiều, tính ổn định không cao nên các

doanh nghiệp chuyển hướng đầu tư sang kênh GTCG để đảm bảo khả năng sinh lời.

Trong năm 2011 lượng phát hành đạt 394.150 triệu đồng tăng 60% so với năm 2010 chính điều này đã lý giải vì sao vốn huy động trong năm 2011 tăng lên mặc dù trong năm lượng tiền gửi của khách hàng có xu hướng giảm. Sang năm 2012 lượng phát hành có xu hướng giảm nhẹ khoảng 0,23% so với năm 2011. Riêng tại thời điểm 6 tháng đầu năm 2013 ngân hàng có đủ nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh của mình, nên tính tới thời điểm này nguồn vốn huy động đa số là từ tiền gửi của khách hàng.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn chi nhánh cần thơ (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)