Phân tích tiền gửi theo nội tệ, ngoại tệ

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn chi nhánh cần thơ (Trang 52)

Kết quả huy động vốn theo loại tiền của chi nhánh giai đoạn 2010– 2013 được thể hiện qua bảng 4.5 trang 43 cho thấy được sự biến động của hai loại nguồn vốn từtiền gửi bằng ngoại tệ cũng như từ nội tệ mà chi nhánh đã huyđ ộng được trong những năm qua.

Việc phân tích kết quả vốn huy động theo loại tiền VND và USD thể hiện được rằng trong nguồn vốn huy động, nội tệ luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với nguồn huy động ngoại tệ. Nguồn huy động bằng nội tệ chiếm ưu thế hơn hẳn so với nguồn vốn bằng ngoại tệ chiếm hơn 90% trong các năm. Cụ thể năm 2010 đạt 533.447 triệu đồng chiếm gần 95% trong tổng nguồn tiền gửi và chỉ trong 6 tháng đầu năm 2013 với số tiền bằng VNĐ mà Chi nhánh huy động được là 1.068.300 triệu đồng cũng đạt trên 95% trongcơ cấu tổng nguồn tiền gửi. Điều này cho thấy rằng lượng tiền gửi bằng Việt Nam đồng ngày càng tăng qua các năm, việc sử dụng USD trong giao dịch thanh toán ngày càng giảm bớt, người dân ưa thích sử dụng đồng nội tệ trong các giao dịch trên thị trường hơn.

Nội tệ

Trong giai đoạn từ năm2010– 2013 lượng tiền gửi bằng đồng nội tệ biến động theo hai khung bậc khác nhau: giảm trong giai đoạn 2010 – 2011 và tăng trong giai đoạn 2011–2013.

Xu hướng tăng giảm không rõ rệt này, nguyên nhân giảm là do diễn biến nóng trên thị trường ngoại hối và thị trường vàng đã thu hút người dân rút tiền gửi nội tệ để chuyển sang đầu tư vàng và ngoại tệ tại một số thời điểm giá vàng và ngoại tệ lên cao như đã trình bày ở phần phân tích trong phần tiền gửi tiết kiệm. Đến năm 2012,nhờ vào các chính sách, chủ trương giải quyết kịp thời của Chính phủ tình hình kinh tế ổn định hơn, tiền gửi bằng nội tệ tăng, cụ thể lượng tiền gửi bằng Việt Nam đồng tăng đạt hơn 607 tỷ đồng, tăng xấp xỉ 30% so năm 2011. Thời điểm 6 tháng đầu năm 2013 lượng tiền này có tốc độ tăng gần 76,97% so với cùng kỳ năm 2012 tương đương ở mức 1.068.300 triệu đồng.

Bảng 4.5 Tình hình tiền gửi theo loại tiền tại SCB Cần Thơ giai đoạn từ năm 2010 – 2012

Đvt: Triệu đồng

Nguồn: Bảng báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh SCB Cần Thơ năm 2010 - 2012

Ngoại tệ

Nhìn chung nguồn tiền gửi bằng ngoại tệ giảm dần qua các năm. Dựa vào bảng 4.5 thấy đượcnăm 2010 vốn huy động bằng ngoại tệ đạt 28.639 triệu đồng chiếm tỷ trọng 5,10% tiền gửi của khách hàng. Đến năm 2011, tiền gửi huy động bằng ngoại tệ có xu hướng sụt giảm do nhu cầu của doanh nghiệp không cao do doanh nghiệp vẫn lo ngại rủi ro về tỷ giá, về lãi suất. Thêm vào đó đầu năm 2011, thị trường ngoại hối căng thẳng trước áp lực lạm phát và lãi suất tăng cao kết hợp với NHNN phá giá tiền đồng với biên độ khá lớn là 9,3% từ 18.932 VND/USD lên 20.693 VND/USD đã khiến tỷ giá trên thị trường tự do tăng mạnh lên tới trên 22.000 VND/USD và chênh lệch khá xa so với tỷ giá chính thức.

Trước tình hình đó chính phủ áp dụng nhiều biện pháp quản lý chặt chẽ như cấm kinh doanh ngoại tệ trên thị trường tự do, cấm kinh doanh vàng miếng, yêu cầu các tập đoàn, TCTD phải bán ngoại tệ cho TCTD nhà nước, điều chỉnh tỷ lệ dự trự bắt buộc bằng ngoại tệ thêm 1% (từ6% lên 7%) trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc đối với các TCTD, lãi suất tối đa huy động bằng USD từ 1%/năm xuống còn 0,5%/năm đối với tổ chức và 3%/năm xuống còn 2%/năm đối với cá nhân. Những giải pháp có phần hành chánh trên đã khiến thị trường tự do thu hẹp, tỷ giá tự do giảm về quanh ngưỡng 20.530 đến 20.630 VND/USD. Ngoài ra trong lúc tỷ giá đang ở mức ổn định NHNN đã mua vào một lượng USD đáng kể để tăng dự trữ USD. Tính đến cuối tháng 3/2011, NHNN đã mua tổng cộng hết 1,2 tỷ USD từ các ngân hàng thương mại cho quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia. Chính những nguyên nhân này làm cho tiền gửi huy động ngoại tệ trong năm 2011 giảm so với năm 2010.

Năm Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Tiền gửi 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % Nội tệ 533.447 470.197 607.004 (63.25) (11,86) 136.81 29,10 Ngoại tệ qui đổi 28.639 23.391 22.719 (5.248) (18,32) (672) (2,87) Tổng 562.086 493.588 629.723 (68.498) (12,19) 136.14 27,58

Bảng 4.6 Tình hình tiền gửi huy động theo loại tiền tại SCB Cần Thơ giai đoạn 2012 – 2013 Đvt: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2013/2012 Tiền gửi 6T/2012 6T/2013 Số tiền % Nội tệ 603.648 1.068.300 464.652 76,97

Ngoại tệ qui đổi sang VNĐ 23.596 33.549 9.953 42,18

Tổng 627.244 1.101.849 474.605 75,66

Nguồn: Bảng báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh SCB Cần Thơ năm 2012 - 2013

Sangđếnnăm 2012 tiền gửi huy động theo loại tiền bằng ngoại tệ tiếp tục xu hướng giảm nhẹ, giảm 2,87% so với năm 2011. Nguyên nhân là do tỷ giá năm

2012 biến động không quá 2–3%, tỷ giá VND/USD được duy trìổn định ở mức

20828 VND/USD, lãi suất huy động bằng ngoại tệ vẫn giữ ở mức như ở cuối năm 2011 nên lượng tiền gửi bằng ngoại tệ cũng không có biến động gìđáng kể. Trong 6 tháng đầu năm 2013 nguồn tiền gửi ngoại tệ đã tăng lên khoảng 42,18% so với cùng kỳ, do tỷ giá và thị trường ngoại hối về cơ bảnổn định tính đến ngày 12/6/2013, tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa VND và USD ổn định ở mức

20.828 VND/USD, tỷ giá mua trung bình của các NHTM tăng khoảng 0,9% so

với đầu năm.

Số lượng khách hàng

Trong những năm qua nguồn vốn huy động của chi nhánh đều tăng qua các năm, điều này một phần cũng là do số lượng khách hàng có xu hướng tăng rõ rệt. Trong năm 2010 số lượng khách hàng là 2.100, đến năm 2011 là 2.749 tăng gần 31% so với năm 2010.

Sang năm 2012 số lượng khách là 4.200 tăng 52,78% so với năm 2011, chỉ tính riêng thời điểm 6 tháng đầu năm 2013 số lượng khách đã tăng đến 5.470 khách. Sở dĩ có sự thay đổi tăng rõ rệt như thế là do trong giai đoạn 2010 đến 2011 việc cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại về lãi suất huy động nhẳm thu hút khách hàng, đảm bảo thanh khoản, mở rộng quy mô hoạt động, cùng những áp lực từ những quy định từ NHNN đã đẩy lãi suất huy động trong giai đoạn từ 2010đến năm 2011 không ngừng tăng cao.

Trong năm 2010, lãi suất huy động ngắn hạn giao động quanh mức 11%/năm trong phần lớn thời gian của năm, trong khi lãi suất huy động trung và dài hạn chỉ ở mức 10%/năm. Hai tháng cuối năm lãi suất bắt đầu tăng lên 13%/năm đối với huy động ngắn hạn, huy động trung và dài hạn trong khoảng từ 10,5– 12,5%/năm.

Nguồn: Bảng báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh SCB Cần Thơtừ năm 2010- 2013

Hình 4.1: Số lượng khách hàng của SCB giai đoạn từ 2010– 2013 Đến năm 2011, lãi suất tiếp đà tăng trưởng cuối năm 2010 lãi suất huy động ngắn hạn dao động trong khoảng 13 – 13,9%/năm, lãi suất huy động trung

–dài hạn dao động trung bình từ11%/ – 12,7%/năm. Nguyên nhân của đợt tăng

lãi suất trong năm này là nhằm thu hút vốn nhà rỗi, hạn chế lượng tiền trong lưu thông theo chính sách kiềm chế lạm phát của Chính phủ và chỉ định của NHNN. Chính vì thế trong năm 2011 lượng khách hàng đã tăng lên với tốc độ 31% so với cùng kỳ năm trước.

Đến năm 2012, 2013 lãi suất huy động biến động mạnh theo xu hướng giảm ngay từ những tháng đầu năm nhằm thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ cũng như của NHNN. Lãi suất huy động ngắn hạn trong năm 2012 giảm từ 13,9%/năm xuống còn 8,6%/năm trong những tháng cuối năm 2012. Trong khi đó, lãi suất huy động trung – dài hạn giảm từ 12,7%/ năm xuống chỉ còn 8%/ năm. Trước tình hìnhđó Ngân hàng đã mở rộng công tác huy động với nhiều gói sản phẩm tiền gửi tiết kiệm dự thưởng với các mức lãi suất khác nhau nhằm thu hút khách hàng đến gửi tiền, trong năm 2012 ngân hàng đã đưa một số chương trình như Gi tin tiết kim, Nhn quà vàng triển khai từ ngày 16/08/2012 đến 10/10/2012, Giáng sinh lung linh rinh quà đẳng cp diễn ra từ ngày 20/11/2012 đến 31/12/2012... Mặt khác cũng kể đến việc Ngân hàng đã xây dựng cơ chế lãi suất phù hợp với từng thời điểm, cũng như uy tín sẵn có của ngân hàng nên trong năm 2012, 2013 SCB Cần Thơ vẫn thu hút được một lượng lớn khách hàng.

Đvt:Triệu đồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.3 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA SCB CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2010–2013

4.3.1 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn của ngân hànggiai đoạn 2010–2013 giai đoạn 2010–2013

Vốn huy động/ Tổng nguồn vốn

Chỉ số này cho biết tỷ lệ vốn huy động chiếm bao nhiêu % trong tổng nguồn vốn. Nếu chỉ số này lớn chứng tỏ ngân hàng không lệ thuộc nhiều vào vốn điều chuyển từ Hội sở từ đó nâng cao được kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngân hàng có lượng vốn huy động lớn sẽ có thể đáp ứng được nhu cầu tín dụng nhiều hơn nữa trên địa bàn.

Bảng 4.7 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn của ngân hàng giai đoạn 2010–2013 Đvt: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu Đơn vị tính 2010 2011 2012 6T/2013 1. Vốn huy động/Tổng nguồn vốn % 97,47 94,34 92,09 100 2. Vốn điều chuyển/Tổng VHĐ % 2,58 6,04 8,58 0 3. Tiền gửi KKH/Tổng VHĐ % 1,22 0,40 0,34 0,14 4. Tiền gửi có KH/Tổng VHĐ % 68,31 55,20 61,20 99,86 5. Tiền gửi DN/Tổng VHĐ % 7,08 0,74 1,26 0,66 6.Tiền gửi tiết kiệm/Tổng VHĐ % 62,45 54,86 60,30 99,34 7. Tổng dư nợ/Tổng VHĐ Lần 0,60 0,62 0,57 0,54 8. Lượng tiền gửi/ Số lượng KH Tr. đồng 267.660 179.550 149.930 201.430 9. Tổng dư nợ Tr. đồng 486.740 546.210 580.370 600.517

Nguồn: Bảng báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh SCB Cần Thơ năm 2010 - 2013

Vốn điều chuyển/ Tổng vốn huy động

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ phụ thuộc của chi nhánh vào Hội sở chính như thế nào. Chỉ số này thường được tính bằng phần trăm, thể hiện tỷ trọng vốn điều chuyển mà nó chiếm giữ trong tổng nguồn vốn huy động. Trong quá trình hoạt động, ngân hàng không thể tránh khỏi những lúc thiếu vốn để duy trì các hoạt động kinh doanh của mình. Việc điều chuyển vốn từ hội sở sẽ giúp ngân hàng có nguồn vốn lớn trong thời gian ngắn để bù đắp những thiếu hụt tạm thời. Tuy nhiên việc điều chuyển vốn có chi phí cao sẽ ảnh hưởg đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Trong năm 3 năm qua tỷ lệ Vốn điều chuyển/ Tổng vốn huy động đều tăng, trong năm 2010 tỷ số này là 0,03 lần có nghĩa là trong 100% vốn huy động thì có 3% là vốn từ điều chuyển, sang năm 2011 tỷ lệ này là 0,06 lần, và tăng lên 0,09 lần vào năm 2012. Việc vốn điều chuyển chỉ chiểm tỷ trọng rất nhỏ điều này

cho thấy rằng khả năng tự chủ vốn của ngân hàng, không còn phụ thuộc quá nhiều vào Hội sở.

Tiền gửi không kỳ hạn/ Tổng nguồn vốn huy động

Tiền gửi không kỳ hạn đây là loại tiền gửi mà phần lãi suất được trả cho tiền gửi này thấp, khách hàng gửi tiền vào ngân hàng không nhằm mục tiêu lãi suất mà chỉ nhằm mục đích an toàn và được cung cấp các dịch vụ thanh toán. Với loại tiền gửi này khách hàng có thể rút tiền ra bất cứ lúc nào, do đó khoản mục này thường không ổn định. Nhưng Ngân hàng vẫn có thể sử dụng nguồn vốn này để hoạt động trong thời gian khách hàng chưa cần sử dụng tới. Trong năm 2010 tỷ lệ Tiền gửi không kỳ hạn/ Tổng nguồn vốn huy động này là 1,22%, tới năm 2011 là 0,4% và 0,34% trong năm 2012 thời điểm 6 tháng đầu năm 2013 là 0,14%.Điều này cho thấy rằng lượng tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng, phần lớn trong cơ cấu này là loại tiền gửi có kỳ hạn. Chỉ số này thấp chứng tỏ hoạt động huy động từ phía các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế vẫn còn chưa được nhiều cần có biện pháp để cải thiện nâng cao lượng tiền gửi này lên trong những năm tới.

Tiền gửi có kỳ hạn/ Tổng nguồn vốn huy động

Tiền gửi có kỳ hạn là mục tiêu chủ yếu của các ngân hàng thương mại, vì với loại tiền gửi này ngân hàng có thể xác định được thời hạn mà người gửi rút tiền, dẫn đến ngân hàng có thể chủ động được nguồn vốn của mình vì tính ổn định của nó. Chỉ tiêu Tiền gửi có kỳ hạn/ Tổng nguồn vốn huy động phản ánh tính ổn định trong việc sử dụng được nguồn vốn của ngân hàng, tỷ số này càng cao thì nguồn vốn huy động được của ngân hàng càngổn định. Trong những năm qua lượng tiền gửi này trong tổng vốn huy động được luôn chiếm một tỷ lệ cao trên 50% và đang tăng dần qua các năm, điều này cho thấy số lượng khách hàng tiềm năng mà ngân hàng chưa khai thác còn rất lớn. Ngân hàng cần chú trọng tăng cường hơn nữa các dịch vụ, cải thiện các sản phẩm tiền gửi, quảng cáo... Nhằm thu hút người dân đến gửi tiền tại ngân hàng.

Tiền gửi doanh nghiệp/ Tổng nguồn vốn huy động

Tiền gửi tổ chức kinh tế phần lớn là từ các doanh nghiệp, công ty, các tổ chức kinh tế... trong quá trình hoạt động của mình sẽ có lúc thừa vốn để đảm bảo an toàn và vì mục tiêu sinh lời nên các tổ chức này sẽ gửi tiền vào ngân hàng với loại hình tiền gửi có kỳ hạn. Hay trong quá trình giao dịch thanh toán vì mục tiêu tiện lợi trong giao dịch khách hàng là các tổ chức kinh tế sẽ gửi tiền vào ngân hàng với loại hình tiền gửi thanh toán để được cung cấp dịch vụ thanh toán của ngân hàng. Tỷ số Tiền tổ chức kinh tế/ Tổng nguồn vốn huy động cho biết lượng tiền gửi của doanh nghiệp chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn huy động. Trong năm 2010 tỷ lệ này là 7,08%, năm 2011 giảm xuống còn 0,74%

nguyên nhân do tình hình lạm phát tăng trong năm này cao và diễn biến nóng tại thị trường ngoại hối và thị trường vàng. Sang năm 2012 tỷ lệ này tănglên 1,26% đến thời điểm 6 tháng đầu năm tỷ lệ này vẫn tiếp tục tăng so với cùng kỳ.

Tiền gửi tiết kiệm/ Tổng nguồn vốn huy động

Tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm một vị chí quan trọng trong tổng nguồn vốn vìđây là nguồn vốn có chi phí thấp tạo điều kiện cho Ngân hàng giảm chi phí và tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Phần lớn tiền gửi tiết kiệm chủ yếu là loại hình tiền gửi có kỳ hạn, tỷ trọng Tiền gửi tiết kiệm/ Tổng nguồn vốn cho biết trong cơ cấu tổng nguồn vốn lượng tiền gửi tiết kiệm chiếm bao nhiêu phần trăm, do vì loại hình tiền gửi này đa phần là tiền gửi có kỳ hạn nên chỉ số này còn thể hiện được tính ổn định của nguồn vốn mà ngân hàng có thể sử dụng trong hoạt động kinh doanh của mình. Nhìn chung tỷ lệ nguồn tiền gửi này luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn, cụ thể tỷ lệ này trong năm 2010 là 62,45% có nghĩa là trong 100% tổng nguồn vốn thì lượng tiền gửi tiết kiệm chiếm 62,45% chiếm hơn 50%, tỷ lệ này trong năm 2011 là 54,8% (do lượng khách hàng trong

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn chi nhánh cần thơ (Trang 52)