động của ngân hàng giai đoạn 2010–2013
Thu nhập lãi từ vốn huy động/ Tổng vốn huy động
Chỉ tiêu này cho ta biết trong 100 đồng vốn huy động được thì sẽ mang lại bao nhiêu thu nhập cho ngân hàng. Vì thế với chỉ tiêu này, chỉ số càng cao thì càng tốt. Trong năm 210 chỉ số Thu nhập lãi từ vốn huy động/ Tổng vốn huy động đạt gần 11,6% sang năm 2011chỉ số này là 16,17% giảm còn 12,91% trong năm 2012. Nguyên nhân dài hạn của sự tăng giảm này là do sự biến động của lãi suất cho vay trong năm. Trong 6 tháng đầu năm nay do hoạt động kinh doanh của ngân hàng đa phần làở nghiệp vụ ngắn và trung hạn nên thu nhập từ lãi còn chưa nhiều chỉ có 4,2%.
Bảng 4.8 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác sử dụng vốn huy động của ngân hàng giai đoạn 2010–2013
Đvt: Phần trăm (%) Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6T/2013 1. Thu nhập lãi từ VHĐ/VHĐ 11,57 16,17 12,91 4,20 2. Trả lãi TGKH/VHĐ 6,90 7,37 6,33 2,40
3. Chênh lệch thu chi lãi/VHĐ 2,19 4,53 4,26 0,46
Trả lãi tiền gửi khách hàng/ Tổng vốn huy động
Bất kỳ nguồn vốn nào muốn sử dụng thì cần phải có chi phí bỏ ra tương ứng, để sử dụng được vốn huy động từ các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình qua các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán... Ngân hàng cần phải trả một mức lãi suất tương ứng đã thỏa thuận được ghi trên hợp đồng. Khác với chỉ số thu nhập lãi từ vốn huy động, chỉ số trả lãi tiền gửi khách hàng/ tổng vốn huy động càng nhỏ thì càng tốt. Năm 2010 chỉ số này là 6,9%, đến năm 2011 tăng lên 7,37% năm 2012 là 6,33%, tính tới thời điểm 6 tháng đầu năm là 2,4%. Nguyên nhân của sự gia tăng trong năm 2011 là do ảnh hưởng từ sự biến động của trần lãi suất huy động trong năm có lúc đã lên tới 14%/năm (tại thời điểm 15/02/2011 lãi suất tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng SCB Cần Thơ đạt mức 13,5%/ năm với kỳ hạn từ 12 tháng trở lên).
Chênh lệch thu chi lãi/ Tổng vốn huy động
Trong quá trình kinh doanh nếu phần thu vào lớn hơn phần chi ra thì doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả và ngược lại. Đối với các NHTM cũng thế, chỉ số Chênh lệch thu chi lãi/ Tổng vốn huy động thể hiện khả năng sinh lời của vốn huy động thông qua việc xem xét khoản lợi nhuận thu được trên một đồng vốn huy động, đối với chỉ số này thì chỉ sốcàng cao thì càng tốt. Trong năm 2011 chỉ số này là 4,53% tăng gần 107% so với năm 2010 (chỉ đạt 2,19%) sang năm 2012 chỉ số này giảm xuống còn 6,33% và chỉ đạt 0,46% trong 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân của sự tăng giảm này là do chênh lệch lãi suất huy động và lãi suất cho vay trong những năm qua có nhiều biến động.
CHƯƠNG 5
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI
NHÁNH NGÂN HÀNG SCB CẦN THƠ