Những hạn chế của nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Sự vận dụng quan điểm toàn diện vào việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở việt nam hiện nay (Trang 39 - 47)

ở Việt Nam hiện nay

Bên cạnh những thành tựu, tiến bộ đã đạt được sau hơn 20 năm đổi mới, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nền kinh tế nước ta còn nhiều tồn tại những yếu kém, khuyết điểm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế đất nước, cụ thể:

Thứ nhất, nền kinh tế thị trường ở nước ta tuy tốc độ tăng trưởng cao

nhưng chất lượng, hiệu quả và tính cạnh tranh còn thấp.

Tăng trưởng kinh tế những năm qua chủ yếu dựa vào các nhân tố tăng trưởng theo chiều rộng với những ngành những sản phẩm truyền thống, công nghệ thấp, tiêu hao vật tư cao chưa đi mạnh vào chất lượng, còn phụ thuộc quá nhiều vào đầu tư công và bảo hộ, bao cấp dưới nhiều hình thức của nhà nước, làm giảm tính cạnh tranh. Cụ thể:

- Trong nông nghiệp: các phương thức canh tác tiên tiến chậm được áp dụng trên diện rộng, thiếu giống cây trồng vật nuôi tốt, năng suất nhiều cây trồng vật nuôi và chất lượng sản phẩm nông nghiệp còn thấp. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn còn chậm. Kết cấu hạ tầng nông thôn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

- Sản xuất công nghiệp: tuy có tốc độ tăng trưởng cao nhưng giá trị gia tăng chưa tương xứng, chất lượng và hiệu quả toàn nghành chưa được cải thiện, sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp có sức cạnh tranh thấp. Nghành công nghiệp đóng góp vào tăng trưởng của toàn nghành công nghiệp lại là những nghành có chi phí nguyên vật liệu cao như may mặc, da giầy, chế biến,…, nên giá trị gia tăng thấp.

- Lĩnh vực dịch vụ còn dư địa chưa được khai thác để phát triển. Tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ còn thấp so với khả năng; tỷ trọng của ngành dịch vụ trong tổng sản phẩm trong nước còn ở mức thấp chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường.

- Tăng trưởng kinh tế chưa đi đôi với phát triển bền vững về môi trường.

- Năng suất lao động và chất lượng lao động thấp làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm trên thương trường. Một lao động một năm bình quân chỉ làm ra khoảng 12,3 triệu đồng (khoảng 821 USD), trong khi đó ở Malaixia là 9324 USD; Philipin là 2418 USD; Thái Lan là 3576 USD; Trung Quốc 1374 USD.

- Quy mô nền kinh tế của nước ta còn bé so với một số nước trong khu vực nên nguy cơ tụt hậu về kinh tế giữa nước ta với nước khác trong khu vực vẫn còn khá lớn.

Năng lực cạnh tranh của từng sản phẩm, của doanh nghiệp và của toàn bộ nền kinh tế còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực và thế giới. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam xếp thứ 62/75 nước so sánh; năng lực cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế xếp thứ 60/75 nước so sánh về sức cạnh tranh. Theo xếp hạng về hoạt động và chiến lược kinh doanh cũng như xếp hạng về môi trường kinh doanh quốc gia, Việt Nam đứng sau các

nước khu vực như Trung Quốc, Philippin, Inđônêxia, Malaixia, Thái Lan, Hàn Quốc, Singapo,…

Bên cạnh đó còn những mặt chưa hoàn chỉnh về phương diện vĩ mô, một số cân đối cơ bản chưa vững chắc gây cản trở chủ động ứng phó với tình hình lúc khó khăn. Thể chế kinh tế chậm đổi mới, hệ thống pháp luật kinh tế vẫn chưa đầy đủ, thiếu một số luật quan trọng, nhiều văn bản pháp quy dưới luật không được ban hành kịp thời và thiếu nhất quán. Tiến trình hội nhập kinh tế còn chậm.

Cải cách hành chính diễn ra chậm, bộ máy quản lý vận hành chưa hiệu quả. Việc hoàn thiện, đổi mới thể chế kinh tế và các yếu tố thị trường tiến triển chậm.

Nhất là khi chúng ta gia nhập thị trường thế giới không chỉ trên phạm vi quốc tế, tính cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường trong nước cũng thấp, một số doanh nghiệp còn giữ vị trí độc quyền, kìm hãm sự tiến bộ.

Về phương diện pháp luật, tuy nhà nước đã ban hành nhiều luật để đảm bảo sự công bằng cho mọi chủ thể nhưng chưa triệt để dẫn tới tình trạng lách luật vẫn tồn tại, tình trạng vi phạm bản quyền và thương hiệu còn tồn tại nhiều. Trong lĩnh vực quản lý nhà nước chúng ta cũng còn tồn tại không ít những hạn chế đặc biệt là trong kĩnh vực quản lý hành chính và chế độ tài chính công. Phải thừa nhận rằng bộ máy hành chính của nước ta còn rất cồng kềnh và còn quá nhiều khâu trùng lặp. Ngoài ra không ít các quy định pháp lý vẫn còn mang tính phân biệt đối xử làm ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của thị trường.

Các vùng kinh tế trọng điểm chưa phát huy được để đi nhanh hơn vào cơ cấu kinh tế hiện đại. Chính sách hỗ trợ các vùng kinh tế kém phát triển chưa đáp ứng được yêu cầu. Sự liên kết vùng chưa được quan tâm đúng mức, hiệu quả thấp.

Lĩnh vực kinh tế đối ngoại còn nhiều hạn chế, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế còn chậm. Kinh doanh xuất nhập khẩu vẫn cồn nhiều khó khăn, thị trường đang bị cạnh tranh và tranh chấp quyết liệt. Quy mô xuất khẩu còn nhỏ bé, chỉ bằng 4% Malaixia; 16% Thái Lan,… Việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có phần giảm sút trong những năm gần đây. Việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO còn nhiều bỡ ngỡ và rơi vào bị động trong nhiều cuộc đàm phán.

Các loại thị trường chưa thiết lập đồng bộ; hầu hết các loại thị trường ở nước ta còn sơ khai, chưa hình thành đồng bộ xét về trình độ, phạm vi và sự phối hợp các yếu tố thị trường trong tổng thể toàn bộ hệ thống. Các loại thị trường như thị trường hàng hóa- dịch vụ thông thường đáp ứng nhu cầu thường xuyên của người tiêu dùng như ăn uống, du lịch, khách sạn,… đã phát triển nhanh. Trong khi một số loại thị trường còn đang rất sơ khai, thông tin không đầy đủ. Có những thị trường bị biến dạng, không theo quy luật của thị trường, sự kiểm soát của nhà nước kém hiệu quả như thị trường bất động sản. Một số thị trường đang bị chi phối bởi cơ chế thị trường và tính bao cấp của cơ chế cũ như thị trường sức lao động.

Nguyên nhân thị trường nước ta phát triển ở trình độ thấp:

Bản thân nền kinh tế phát triển từ một nước nông nghiệp lạc hậu lực lượng sản xuất yếu, kết cấu hạ tầng bất cập, cơ cấu kinh tế chưa hình thành một nền kinh tế hàng hóa hiện đại của một nền kinh tế công nghiệp.

Nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nên còn nhiều vấn đề bất cập.

Hệ thống pháp luật, chính sách kinh tế thị trường mới hình thành chưa theo kịp cuộc sống thực tế.

Thứ hai, cơ cấu ngành và thành phần kinh tế còn tồn tại nhiều bất hợp

lý.

- Về chuyển dịch cơ cấu ngành.

+ Dịch vụ: mặc dù có tốc độ tăng cao trong những năm gần đây, nhưng tỷ trọng dịch vụ trong GDP còn thấp, các loại dịch vụ cao cấp, có giá trị tăng thêm lớn chưa phát triển mạnh.

+ Nông nghiệp: sản xuất chưa gắn kết chặt chẽ và có hiệu quả cao với thị trường; việc đưa tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất còn chậm.

+ Công nghiệp: ít sản phẩm có hàm lượng công nghệ và tri thức cao; công nghiệp công nghệ cao phát triển chậm; một số sản phẩm công nghiệp có sản lượng lớn còn mang tính gia công, lắp giáp, giá trị nội địa tăng chậm, công nghiệp bổ trợ kém phát triển tốc độ đổi mới công nghệ còn chậm.

Các thành phần kinh tế chưa phát huy được thế mạnh của mình, trong đó đáng chú ý là kinh tế nhà nước và khu vực ngoài quốc doanh. Doanh nghiệp nhà nước quy mô nhỏ lại bị dàn trải trong nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực mà chúng ta không nhất thiết phải nắm giữ. Việc sắp xếp, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước đã tiến hành một lần nhưng tốc độ còn chậm. Đặc biệt, việc thực hiện chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước do nhiều nguyên nhân chưa đạt kết quả như mong muốn. Tất cả những điều đó đã hạn chế nhiều tới vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Các thành phần kinh tế phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, chưa tạo được đầy đủ môi trường hợp tác cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế; chưa khai thác tốt các nguồn lực trong nước và của người Việt Nam ở nước ngoài để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.

Việc sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước còn chậm, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước còn thấp.

+ Điểm yếu của các DNNN hiện nay là tiềm lực kinh tế yếu, hiệu quả hoạt động còn thấp. Trong khi trình độ quản lý sản xuất, kinh doanh chưa chuyên nghiệp, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Các DNNN thường thiếu vốn để hoạt động và đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh và đầu tư chiều sâu. Hơn nữa, trình độ hạch toán, quản lý tài chính còn thấp, chưa có khả năng xây dựng phương án kinh doanh thuyết phục khi vay vốn, chủ doanh nghiệp thiếu năng lực huy động vốn và quan hệ tín dụng.

+ Về kỹ thuật và công nghệ, dưới 10% số doanh nghiệp có công nghệ, thiết bị tiên tiến, còn lại trên 90% đang sử dụng công nghệ trung bình hoặc lạc hậu, mức độ đầu tư đổi mới, công nghệ thấp, do đó sức cạnh tranh sản phẩm thấp, ảnh hưởng đến việc sử dụng tài nguyên (nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng…) và bảo vệ môi trường. Sự tham gia của các doanh nghiệp đối với các dịch vụ đào tạo về quản trị, tư vấn tài chính, kế toán, thuế, tư vấn quản lý, ứng dụng công nghệ thông tin còn rất hạn chế.

+ Chính sách phân phối tài chính còn có một số nội dung bất hợp lý, bao cấp ở một số lĩnh vực còn lớn, chưa gắn kết đầy đủ nghĩa vụ, quyền hạn và trách nhiệm trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước. Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, tình trạng dàn trải phân tán trong chi đầu tư chậm dược khắc phục, đầu tư của Nhà nước còn chiếm tỷ trọng lớn (khoảng 54% tổng số vốn đầu tư toàn xã hội), nhưng tốc độ đóng góp vào tăng trưởng và việc làm của lượng vốn đầu tư này còn thấp. Thất thoát lãng phí trong quản lý và sử dụng đất đai, quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản còn diễn ra phổ biến, chưa có biện pháp ngăn ngừa hữu hiệu.

Kinh tế tập thể kém hấp dẫn và phát triển chậm, còn nhiều lúng túng.

+ Tính ổn định trong sản xuất kinh doanh của các HTX, tổ hợp tác thấp hơn nhiều so với các loại hình kinh tế khác : từ nguồn nguyên liệu cho sản xuất kinh doanh đến năng lực sản xuất, thị trường tiêu thụ và nguồn nhân lực.

+ Phần lớn các HTX, tổ hợp tác vốn nhỏ, không đủ vốn hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng huy động vốn yếu. Hơn nữa, khả năng tích lũy để tăng vốn đầu tư tái sản xuất mở rộng so với các loại hình kinh tế khác còn quá thấp; nhiều HTX, tổ hợp tác cũng chưa ý thức được điều đó, lợi nhuận được bao nhiêu chia hết bấy nhiêu; một số HTX làm ăn thua lỗ, chi tiêu thâm hụt cả vào vốn.

+ Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của kinh tế tập thể tiếp tục giảm xuống từ các năm trước :chỉ đạt 3,11%, thấp hơn so với mức của năm 2007: 3,32%. Năm 2006 : 3,51% và của năm 2005 là 3,98%: tỷ lệ đóng góp vào GDP cũng tiếp tục đà giảm sút, diều dó thể hiện rõ nhất trong giai đoạn 2000- 2005, năm 2000 kinh tế tập thể chiếm 8,58% tổng sản phẩm trong nước; năm 2001là 8,065; năm 2002 là 7,99%; năm 2003 là 7,49%; năm 2004 là 7,09%; năm 2005 là 6,83%.[13, tr. 64].

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chưa tương xứng với tiềm năng, việc thu hút đầu tư nước ngoài còn kém so với một số nước trong khu vực. Kinh tế tư nhân chưa được tạo đủ điều kiện thuận lợi để phát triển, quy mô còn nhỏ, sức cạnh tranh còn yếu và chưa được quản lý tốt.

Kinh tế khu vực ngoài quốc doanh tuy quan điểm nhìn nhận của xã hội có nhiều tiến bộ hơn trước nhưng vẫn chưa được đánh giá cao. Đặc biệt là thành phần kinh tế tư nhân với tâm lý còn e ngại sẽ bị xóa bỏ khi xây dựng thành công CNXH. Chúng ta chưa phát huy được các năng lực còn tiềm ẩn ở khu vực này.

+ Bội chi ngân sách nhà nước còn cao 6,9% GDP, trong khi khoản bội chi này chưa tính đến các khoản thu từ trái phiếu chính phủ, các khoản chính phủ vay về cho doanh nghiệp vay lại. Năm 2008 khi lạm phát gần 20% bội chi ngân sách chỉ có 5%.

Ba là, chính sách văn hóa- xã hội còn nhiều vấn đề bức xúc chưa được

giải quyết.

Mặc dù chúng ta đã làm được một số công việc lớn, các mặt hoạt động về khoa học, công nghệ, giáo dục- đào tạo, y tế, văn hóa,… Nhưng trên thực tế chúng ta thực hiện được ít so với chủ trương đề ra.

Thành tựu xóa đói giảm nghèo chưa vững chắc, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chuẩn quốc tế và tỷ lệ hộ tái nghèo còn cao. Chất lượng dịch vụ, y tế chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của nhân dân. Công tác thông tin còn nhiều hạn chế trong việc tuyên truyền, giáo dục về nhận thức lối sống và tư cách và nếp sống văn hóa của con người trong sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước. Tình trạng tham nhũng dưới các thủ đoạn, sự thoái hóa, xuống cấp về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của không ít cán bộ và nhân dân làm xã hội hoang mang; chuẩn mực giá trị bị đảo lộn trong quan niệm và hành động của nhiều người nhất là lớp trẻ.

Chất lượng giáo dục và đào tạo nhìn chung còn thấp, chương trình giáo dục và đào tạo còn có những bất hợp lý. Năng lực thực hành của học sinh còn yếu.

Công tác quản lý về giáo dục còn nhiều thiếu sót. Quy mô đào tạo tăng không cân đối với điều kiện đảm bảo chất lượng. Cơ cấu đào tạo còn bất hợp lý chưa gắn với nhu cầu xã hội. Giáo dục ở vùng sâu vùng xa vẫn còn nhiều khó khăn.

Sự chênh lệch giàu nghèo hiện nay nói chung không lớn như các nước nhưng cần phải chuẩn bi đối phó với tình huống này khi nó xảy ra. Các mặt tiêu cực trong nước không giảm, ngược lại còn có mặt tăng lên như tệ nạn ma túy, mại dâm, HIV/AIDS, cờ bạc, mê tín,…

Chúng ta không thể chấp nhận một bước tiến về kinh tế lại kéo theo một bước lùi về văn hóa- xã hội. Do vậy trong tiến trình phát triển của đất

nước, chúng ta cần khắc phục những xuống cấp của xã hội để đảm bảo phát triển kinh tế luôn đi đôi với công bằng và tiến bộ xã hội.

Một phần của tài liệu Sự vận dụng quan điểm toàn diện vào việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở việt nam hiện nay (Trang 39 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)