thị trƣờng cơ bản theo hƣớng cạnh tranh lành mạnh.
Đặc trưng cơ bản của cơ chế thị trường là mọi giao dịch về kinh tế đều dựa trên cơ sở giá cả do thị trường quyết định. Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường yêu cầu phát triển đồng bộ và quản lý tất cả các loại thị
trường đang tồn tại trong nền khinh tế nước ta. Vì vậy chúng ta cần phải phát triển một cách đồng bộ tất cả các loại thị trường trong đó nhấn mạnh năm loại thị trường cơ bản:
Một là, phát triển thị trường hàng hóa và dịch vụ:
Thị trường hàng hóa và dịch vụ là thị trường lớn nhất, với sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân. Sự phát triển của thị trường hàng hóa, dịch vụ còn là biểu hiện của tăng trưởng kinh tế.
Đối với thị trường hàng hóa: cần thu hẹp những lĩnh vực mà nhà nước độc quyền kinh doanh, xóa bỏ độc quyền doanh nghiệp, tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý giá, phát triển mạnh thương mại trong nước, tăng nhanh xuất, nhập khẩu. Đẩy mạnh tự do hóa thương mại phù hợp với các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế.
Thực hiện các biện pháp trên để mở rộng sự cạnh tranh trên thị trường của những người sản xuất hàng hóa.
Đối với thị trường dịch vụ, cần tạo bước phát triển mới, nhanh và toàn diện, nhất là những dịch vụ cao cấp, có hàm lượng trí tuệ cao, giá trị gia tăng lớn.
Hai là, phát triển vững chắc thị trường tài chính: bao gồm thị trường
vốn và thị trường tiền tệ theo hướng đồng bộ, có cơ cấu hoàn chỉnh.
Mở rộng và nâng cao chất lượng của thị trường vốn, thị trường chứng khoán. Huy động mọi nguồn vốn xã hội cho đầu tư phát triển.
Thị trường vốn của nước ta còn nhỏ bé, trong khi nhu cầu đầu tư cho phát triển rất lớn, đồng thời chúng ta chưa huy động được có hiệu quả nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư cho đầu tư phát triển. Mở rộng thị trường vốn để nhân dân tham gia, trong đó có thị trường chứng khoán, là một biện pháp huy động nguồn vốn xã hội và thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế.
Hiện đại hóa và đa dạng hóa các hoạt động của thị trường tiền tệ. Xây dựng các ngân hàng thương mại nhà nước vững mạnh về mọi mặt, mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng theo lộ trình hội nhập quốc tế.
Ba là, phát triển thị trường bất động sản: bao gồm thị trường quyền
sử dụng đất và bất động sản gắn liền với đất. Cũng như các lĩnh vực khác, trong nền kinh tế thị trường, đất đai, bao gồm quyền sử dụng đất và bất động sản trên đất, cũng là hàng hóa và cần được trao đổi trên thị trường. Vì vậy cần:
Bao gồm quyền sử dụng đất thành hàng hóa một cách thuận lợi, làm cho đất đai thành nguồn vốn cho sự phát triển, thị trường bất động sản trong nước có sức cạnh tranh so với thị trường khu vực, có sức hấp dẫn các nhà đầu tư.
Thực hiện công khai, minh bạch và tăng cường tính pháp lý, kỷ luật, kỷ cương trong quản lý đất đai.
Nhà nước cần điều tiết giá đất bằng quan hệ cung- cầu về đất đai và thông qua các chính sách về thuế có liên quan đến đất đai.
Nhà nước vừa quản lý tốt thị trường bất động sản vủa là nhà đầu tư bất động sản lớn nhất. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh doanh bất động sản.
Bốn là, phát triển thị trường sức lao động.
Khẳng định sức lao động là hàng hóa không có nghĩa là quay lại quan hệ tư bản và lao động như trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Trong nền kinh tế thị trường, sự trao đổi giữa người có sức lao động và người sử dụng lao động ở tất cả các thành phần kinh tế được thực hiện thông qua thị trường. Nhà nước XHCN thực hiện quản lý thị trường sức lao động, đảm bảo quyền của người có sức lao động và quyền lợi chính đáng của người sử dụng lao động theo pháp luật. Để làm được việc này cần:
Phát huy thị trường sức lao động trong mọi lĩnh vực kinh tế, tạo sự gắn kết cung- cầu lao động, phát huy tính tích cực của người lao động trong học nghề, tự tạo và tìm việc lam. Để đạt được chủ trương này cần:
Có chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp, thu hút nhiều lao động, nhất là khu vực nông thôn.
Hoàn thiện cơ chế, chính sách tuyển chọn và sử dụng lao động trong khu vực kinh tế nhà nước và bộ máy công quyền.
Đẩy mạnh xuất khẩu lao động, đặc biệt là xuất khẩu lao động đã qua đào tạo nghề, lao động nông nghiệp.
Đa dạng hóa các hình thức giao dịch việc làm, phát triển hệ thống thông tin về thị trường sức lao động trong nước và thế giới.
Có hình thức nhập khẩu lao động có chất lượng cao trong lĩnh vực công nghệ và quản lý ở những ngành, nghề cần ưu tiên phát triển.
Xây dựng hệ thống pháp luật về lao động và thị trường sức lao động nhằm đảm bảo quyền lựa chọn chỗ làm việc và nơi cư trú của người lao động; bảo đảm quyền lợi của người lao động và người sử dụng lao động.
Năm là, phát triển thị trường khoa học và công nghệ.
Khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Quá trình tự nghiên cứu khoa học đến giải pháp công nghệ và áp dụng vào sản xuất ngày càng được rút ngắn, tạo sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế.
Để phát triển thị trường khoa học công nghệ cần:đổi mới cơ chế, chính sách để phần lớn sản phẩm khoa học và công nghệ (trừ nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu phục vụ xây dựng đường lối, chiến lược, chính sách phát triển) trở thành hàng hóa.
Thông tin rộng rãi và tạo môi trường cạnh tranh để các sản phẩm khoa học và công nghệ được mua bán thuận lợi trên thị trường.
Chuyển các tổ chức nghiên cứu và phát triển thuộc nhiều loại hình sở hữu sang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp…