Phát triển mạnh các hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp tƣ nhân

Một phần của tài liệu Sự vận dụng quan điểm toàn diện vào việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở việt nam hiện nay (Trang 62 - 63)

doanh nghiệp tƣ nhân

Điểm mới trong xác định cá thành phần kinh tế trong đại hội X là kinh tế tư nhân bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân. Bởi đây là những thãnh phần dựa trên sở hữu tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế năng động nhất, chiếm số lượng lớn doanh nghiệp và người tham gia đông nhất, còn nhiều tiềm năng phát triển.

Về bản chất, kinh tế tư nhân và thị trường là những phạm trù gần gũi, gắn bó với nhau như hình với bóng.

Mặt khác, kinh tế thị trường chính là dạng thức sinh tồn, môi trường hoạt động và phát triển của kinh tế tư nhân.

Nhìn lại lịch sử phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt từ khi thực hiện chủ trương đổi mới, kinh tế tư nhân của nước ta hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp đã phát triển nhanh chóng và thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Đặc biệt, với chính sách khoán 10 giao quyền sử dụng đất cho nông dân ổn định lâu dài, trong nông nghiệp xuất hiện hàng triệu đơn vị kinh tế hộ tự chủ. Những năm gần đây ở nông thôn đã xuất hiện mô hình kinh tế mới, kinh tế trang trại sản xuất hàng hóa trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong lĩnh vực phi nông nghiệp giai đoạn 1990- 1995 kinh tế cá thể tăng nhanh từ khoảng 800 ngàn cơ sở lên tới khoảng 2 triệu cơ sở, đạt tốc độ tăng cơ sở bình quân là 20%/năm; giai đoạn 1996- 2000 số lượng hộ kinh doanh cá thể tuy tăng chậm hơn nhưng vẫn đạt tốc độ tăng bình quân là 6%/năm [1,tr. 241].

Kết quả đạt được trên đây của khu vực kinh tế tư nhân không chỉ khẳng định đóng góp to lớn của khu vực này đối với nền kinh tế nước ta hiện nay trong giải quyết việc làm, giải phóng các tiềm năng lao động; khơi dậy và huy động có hiệu quả các nguồn vốn trong dân cư; đóng góp đáng kể vào tổng sản phẩm quốc dân,… mà còn cho thấy đây là khu vực kinh tế phù hợp với lực lượng đang lên trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có sự đổi mới kịp thời trong nhận thức và quan điểm về vai trò, vị trí của khu vực kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Do vậy để khai thác tiềm năng của khu vực này cần xác định:

Mọi công dân kể cả đảng viên đều có quyền tự do tham gia kinh doanh và được pháp luật đảm bảo quyền sở hữu của họ.

Mọi công dân có quyền bình đẳng trong đầu tư, kinh doanh trong tiếp cận các cơ hội, nguồn lực kinh doanh thông tin và nhận thông tin.

Xóa bỏ mọi rào cản, tạo tâm lý xã hội và môi trường kinh doanh thuận lợi cho các loại hình doanh nghiệp tư nhân phát triển không hạn ché quy mô trong mội ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh quan trọng của nền kinh tế mà pháp luật không cấm.

Một phần của tài liệu Sự vận dụng quan điểm toàn diện vào việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở việt nam hiện nay (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)