Không ngừng nâng cao trình độ khoa học và công nghệ.

Một phần của tài liệu Sự vận dụng quan điểm toàn diện vào việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở việt nam hiện nay (Trang 65 - 69)

Khoa học và công nghệ có vai trò quyết định phát triển lực lượng sản xuất và từng bước phát triển kinh tế tri thức.

Để phát triển trình độ khoa học- công nghệ cần:

Thứ nhất, định hướng phát triển khoa học và công nghệ, chú trọng các

lĩnh vực khoa học và công nghệ trọng điểm gắn với kinh tế tri thức như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ gia công tiên tiến trong cơ khí,…

Thứ hai, chú trọng nâng cao hiệu quả của hoạt động chuyển giao công

nghệ, công tác chuyển giao cần phải được chú trọng, mục đích chuyển giao phải hướng tới trình độ hiện đại về công nghệ đạt tới tầm mức quốc tế của nền sản xuất và hướng theo sự phát triển của kinh tế tri thức.

Thứ ba, phát triển công nghệ thông tin bằng cách nâng cao chất lượng

và giảm cước chi phí dịch vụ thông tin thông qua việc tăng cường tính cạnh tranh trong việc cung cấp thông tin, tăng khả năng tiếp cận thông tin của các tầng lớp nhân dân, các doanh nghiệp trong đó có việc đầu tư xây dựng hệ thống thư viện, trung tâm thông tin tư liệu,… Đồng thời tăng cường phổ biến, hướng dẫn về tác dụng và cơ hội tiếp cận thông tin nhằm nâng cao lợi ích xã hội của hệ thống thông tin.

Thứ tư, chú trọng vấn đề sở hữu trí tuệ: cần tăng cường bảo hộ sở hữu

trí tuệ nhằm khuyến khích sáng tạo và phổ biến thông tin. Hiện nay chúng ta đã có luật sở hữu trí tuệ, tuy nhiên việc bảo vệ và xử lý vi phạm chưa được nghiêm minh.

Thứ năm, phát triển nguồn lực khoa học theo yêu cầu hiện đại hóa của

nền kinh tế, tăng cường đào tạo cán bộ và công nhân kỹ thuật có khả năng nghiên cứu và ứng dụng một cách sáng tạo các kết quả chuyển giao công nghệ, đồng thời nghiên cứu những vấn đề đặc thù cho phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Thứ sáu, tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế và khoa học công nghệ

nhằm tranh thủ, hợp tác đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong nước. Và tiếp thu những thành tựu tiến bộ về khoa học công nghệ trong khu vực và trên thế giới.

KẾT LUẬN

Phát triển kinh tế thị trường là bước đi tất yếu mà các quốc gia phải trải qua trong quá trình phát triển. Đặc biệt đối với Việt Nam đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN từ một nền kinh tế nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu lại chịu hậu quả nặng nề từ hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ. Thì phát triển kinh tế thị trường là rất cần thiết.

Thực tế đã chứng minh lựa chọn phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn. Trước Đại hội VI (12/1986), nước ta đã hiểu sai về kinh tế thị trường và đã chọn mô hình kinh tế tập trung, chỉ huy bằng mệnh lệnh hành chính làm mô hình kinh tế chủ đạo. Trong thời điểm đất nước có chiến tranh, mô hình này đã đem lại hiệu quả đáng kể. Nhưng khi nước ta hòa bình và tiến lên xây dựng CNXH thì mô hình này dần bộc lộ những hạn chế và hậu quả là nước ta lâm vào khủng hoảng kinh tế vào những năm 80, 90 của thế kỷ XX.

Đại hội VI chúng ta đã quyết định xóa bỏ mô hình kinh tế cũ và chuyển sang mô hình kinh tế hàng hóa nhiều thành phần (Đại hội VI) và hoàn thiện nhận thức với tên gọi kinh tế thị trường định hướng XHCN (Đại hội IX). Đứng trên quan điểm toàn diện để xem xét thực trạng nền kinh tế thị trường ở nước ta trải qua hơn 20 năm đổi mới, kinh tế thị trường đã đem lại những thành tựu đáng kể, đất nước thoát khỏi khủng hoảng, tăng trưởng kinh tế khá và tương đối ổn định nhưng bên cạnh đó nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta vẫn tồn tại những hạn chế khuyết điểm: nền kinh tế thị trường ở nước ta tuy tốc độ tăng trưởng cao nhưng chất lượng, hiệu quả và tính cạnh tranh còn thấp; cơ cấu ngành và thành phần kinh tế còn tồn tại nhiều bất hợp lý; chính sách văn hóa- xã hội còn nhiều vấn đề bức xúc chưa được giải quyết.

XHCN trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay; nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý của nhà nước; phát triển đồng bộ và quản lý có hiệu quả sự vận hành các loại thị trường cơ bản theo hướng cạnh tranh lành mạnh; tiếp tục thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần; phát triển giáo dục- đào tạo, khoa học- công nghệ. Bên cạnh đó chúng ta cũng cần phải biết phát huy nội lực nhất là tinh thần đoàn kết dân tộc, tranh thủ ngoại lực phấn đấu đưa nước ta đền năm 2020 trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Một phần của tài liệu Sự vận dụng quan điểm toàn diện vào việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở việt nam hiện nay (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)