nghiệp nhà nƣớc.
Ở nước ta vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước là xuất phát từ lợi ích của đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, là “hòn đá thử vàng” để xem xét sự đúng hướng hay chệch hướng XHCN trong tiến trình phát triển kinh tế. Kinh tế nhà nước càng phát huy vai trò chủ đạo bao nhiêu thì kinh tế- xã hội sẽ phát triển, mục tiêu “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” sẽ được thực hiện nhanh và vững chắc bấy nhiêu.
Nhận thức sâu sắc vấn đề đó, trên thực tế việc đẩy mạnh tổ chức, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước theo hướng cổ phần hóa đã đạt kết quả cao, số doanh nghiệp nhà nước giảm từ 5759 (2000) xuống 4596 (2004). Các doanh nghiệp này sau khi cổ phần hóa đều hoạt động có hiệu quả trong đó trên 90% doanh nghiệp có lãi, thu nhập người lao động tăng 12%, số lao động tăng thêm 6,6% và lợi tức cổ phần tăng trung bình 17,11% [12, tr. 14].
Tuy nhiên, về cơ bản khối doanh nghiệp nhà nước và sở hữu nhà nước vẫn còn cồng kềnh, chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế quốc dân. Đa phần các doanh nghiệp cổ phần hóa hay sát nhập, giải thể đều có quy mô nhỏ chỉ chiếm 6- 7% trong số vốn của doanh nghiệp nhà nước. Nhiều doanh nghiệp nhà nước đang thiếu vốn và sử dụng vốn không hiệu quả, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chỉ đạt 10%; nhiều doanh nghiepj làm ăn không có lãi, tình hình tài chính gặp nhiều khó khăn do nợ khó đòi, và hàng tồn kho lớn, trình độ kỹ thuật- công nghệ lạc hậu và chậm đổi mới; khoảng cách lạc hậu về công nghệ so với các nước trên thế giới là 10- 20 năm. Đặc biệt chất lượng nguồn nhân lực và công tác hoạch định chiến lược kinh doanh cũng như sản phẩm và
marketing thị trường rất yếu. Nhìn chung các doanh nghiệp nhà nước vẫn nặng trông chờ và ỷ lại sự nâng đỡ và bao cấp của nhà nước để được hưởng nhũng đặc quyền, đặc lợi về mặt bằng kinh doanh, vay vốn ,cấp vốn, khoanh nợ, giãn nợ,…
Do vậy, việc cần làm hiện nay là phải tiếp tục đổi mới doanh nghiệp nhà nước. Đã đến lúc các cấp ủy Đảng và chính quyền cần nhanh chóng vào cuộc để đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa và coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm cấp bách. Để nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước cần:
Hoàn thiện cơ chế, chính sách để các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong môi trường cạnh tranh, công khai, minh bạch, nâng cao hiệu quả. Cụ thể :
Xóa bỏ độc quyền và đặc quyền sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước.
Doanh nghiệp nhà nước cần tự chủ, tự chịu trách nhiệm trên trên thị trường và trước pháp luật.
Gắn trách nhiệm, quyền hạn và lợi ích của người quản lý doanh nghiệp với kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
Chăm lo đào tạo đội ngũ quản trị giỏi đáp ứng yêu cầu quản ký công ty theo chế độ hiện đại.
Đẩy mạnh việc sắp xếp, đổi mới và năng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là cổ phần hóa theo hướng:
Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, tập trung chủ yếu vào một số lĩnh vực kết cấu hạ tầng, sản xuất tư liệu sản xuất và dịch vụ quan trọng của nền kinh tế, và một số lĩnh vực công ích.
Đẩy mạnh và mở rộng diện tích cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, kể cả các tổng công ty nhà nước. Việc xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước
được cổ phần hóa, kể cả giá trị quyền sử dụng đất phải theo cơ chế thị trường. Đề phòng và khắc phục những lệch lạc, tiêu cực trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.
Thúc đẩy việc hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh. Các tập đoàn kinh tế cần vươn lên tầm cỡ khu vực, có sự tham gia cổ phần của nhà nước, của tư nhân trong nước và ngoài nước, các công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư,…, trong đó nhà nước giữ cổ phần chi phối.