Nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý của Nhà nƣớc.

Một phần của tài liệu Sự vận dụng quan điểm toàn diện vào việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở việt nam hiện nay (Trang 53 - 55)

Lịch sử phát triển kinh tế thị trường cho đến nay đã chứng minh nhà nước là một bộ phận cấu thành hữu cơ không thể thiếu của cơ chế thị trường hiện đại. Chỉ có sự điều khiển của nhà nước là rất khác nhau trong những nền kinh tế thị trường khác nhau. Với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hoàn thiện và nâng cao vai trò của nhà nước XHCN là điều kiện tất yếu để xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Về các chức năng quản lý của nhà nước: để thực hiện tốt các chức năng quản lý của nhà nước cần:

Một là, định hướng cho sự phát triển bằng các chiến lược, quy hoạch,

kế hoạch và cơ chế, chính sách trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc của thị trường.

Hai là, tạo môi trường pháp lý và cơ chế, chính sách thuận lợi để phát

huy các nguồn lực xã hội cho phát triển môi trường pháp lý và các cơ chế, chính sách do nhà nước ban hành nhằm làm cho các chủ thể kinh doanh trong các thành phần kinh tế bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh, công khai và minh bạch, có trật tự và kỷ cương.

Ba là, hỗ trợ phát triển, chăm lo xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh

tế- xã hội quan trọng, hệ thống an sinh xã hội.

Bốn là, bảo đảm tính bền vững và tích cực của các cân đối vĩ mô, hạn chế các rủi ro và tác động tiêu cực của cơ chế thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, do tác động của các quy luật kinh tế, các cân đối vĩ mô, như cung- cầu, thu- chi, xuất- nhập khẩu,… chịu tác động của nhiều yếu tố cả trong và ngoài nước. Nhà nước, bằng các công cụ điều tiết của mình, cần bảo đảm sự bền vững của các cân đố đó, tạo ra xu hướng phát triển tích cực để khuyến khích kinh tế phát triển.

Về phương thức tác động:

Nhà nước tác động đến thị trường, chủ yếu bằng phương thức điều hành gián tiếp thông qua cơ chế, chính sách và các công cụ kinh tế. Mặt khác, khi có những biến động lớn trên thị trường trong nước, khu vực và thế giới, Nhà nước phải sử dụng kịp thời có hiệu quả một số biện pháp để ổn định thị trường.

Thực hiện quản lý nhà nước bằng hệ thống bằng hệ thống pháp luật, giảm hẳn sự can thiệp hành chính vào hoạt động của thị trường và doanh nghiệp. Đây là biểu hiện khác biệt chủ yếu của cơ chế thị trường so với kế hoạch hóa tập trung, là yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường và xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN. Để thực hiện nhiệm vụ này Đại hội xác định các định hướng:

Thứ nhất, tách chức năng quản lý hành chính của nhà nước khỏi chức

năng quản lý kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ hai, xóa bỏ “chế độ chủ quản”; tách hệ thống cơ quan hành chính

công khỏi hệ thống cơ quan sự nghiệp; phát triển mạnh các dịch vụ công cộng (giáo dục đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế, văn hóa, thể dục thể thao,…).

Tiếp tục đổi mới chính sách tài chính, tiền tệ, bảo đảm tính ổn định và sự phát triển bền vững của nền tài chính quốc gia. Bảo đảm nền tài chính quốc gia ổn định như: chính sách tiền tệ đúng đắn, bảo đảm giá trị của đồng tiền, ngăn chặn lạm phát để phát triển kinh tế.

Phân định rõ chức năng, mối quan hệ giữa quốc hội, chính phủ và các bộ, ngành, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc TW trong quản lý nhà nước về kinh tế và xã hội. Thực hiện giải pháp này để đảm bảo sự thống nhất quản lý của nhà nước, sự phân công rành mạch trong nhiệm vụ quản lý cho chính quyền các cấp, khắc phục sự chồng chéo, bỏ sót và giảm hiệu lực quản lý của bộ máy nhà nước đối với nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Sự vận dụng quan điểm toàn diện vào việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở việt nam hiện nay (Trang 53 - 55)