Nắm vững định hƣớng XHCN trong nền kinh tế thị trƣờng ở nƣớc ta hiện nay

Một phần của tài liệu Sự vận dụng quan điểm toàn diện vào việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở việt nam hiện nay (Trang 50 - 53)

nƣớc ta hiện nay

Trước hội nghị TW 6 khóa IV (8- 1979), nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Tuy còn nhiều khiếm khuyết nhưng trong điều kiện phát triển kinh tế theo chiều rộng, tăng trưởng về số lượng là chủ yếu, cơ chế kinh tế này đã tao nên những kết quả khả quan trong quá trình công nghiệp hóa, theo hướng ưu tiên phát triển công nghiệp nặng ở nhiều nước XHCN. Tuy vậy, nhưng khi nền kinh tế thế giới chuyển sang giai đoạn phát triển theo chiều sâu dựa trên cơ sở áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, cơ chế kinh tế này đã bộc lộ những khiếm khuyết của nó, làm cho kinh tế các nước XHCN lâm vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng trong đó có nước ta.

Từ sau hội nghị TW 6 khóa IV đến trước Đại hội VI, dưới áp lực của tình thế khách quan, ở nước ta cũng có một số bước cải tiến, chủ yếu ở cấp vĩ mô, mang tính cục bộ nhưng không triệt để và thiếu đồng bộ. Bao gồm: chỉ thị 100- CT/TW của Ban bí thư khóa IV, thực hiện nghị định 25,26- CP của chính phủ, nghị quyết TW 8 khóa V về giá, lương, tiền (1985)… Là những bước đi đầu tiên đánh dấu sự chuyển biến về tư tưởng của Đảng với cơ chế thị trường.

Từ Đại hội VI (1986) đến hết nhiệm kỳ Đại hội VIII (2001) là thời kỳ đổi mới toàn diện, cả về cấu trúc lẫn cơ chế vận hàn của nền kinh tế với nội dung chính là từ bỏ cơ chế kế hoạch hóa tập trung, phát triển nền kinh tế hàng

hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, định hướng XHCN.

Tại Đại hội IX của Đảng (2001) đặt vấn đề xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là “mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội”, đề ra nhiệm vụ xây dựng đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đây là bước chuyển quan trọng từ nhận thức kinh tế thị trường như một công cụ, một cơ chế quản lý sang nhận thức mới, coi kinh tế thị trường như một chỉnh thể, là cơ sở kinh tế của sự phát triển theo định hướng XHCN.

Kế thừa tư duy của Đại hội IX, Đại hội X đã làm sáng tỏ thêm một bước nội dung cơ bản của định hướng XHCN trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta thể hiện trên 4 tiêu chí lớn:

Thứ nhất, về mục tiêu: mục tiêu của nền kinh tế thị trường định hướng

XHCN ở nước ta là nhằm:

Thực hiện “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Giải phóng mạnh mẽ và không ngừng phát triển sức sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân.

Đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo, khuyến khích mọi người vươn lên làm giàu chính đáng, giúp đỡ người khác thoát nghèo và từng bước khá giả hơn.

Mục tiêu trên đây thể hiện phát triển kinh tế vì con người, trên cơ sở giải phóng mọi tiềm năng cho sự phát triển sức sản xuất, phát triển kinh tế để làm cho mọi người đều được hưởng những thành quả phát triển. Điều đó khác hẳn với mục tiêu tất cả vì lợi nhuận phục vụ lợi ích các nhà tư sản, xây dựng cơ sở kinh tế cho chủ nghĩa tư bản, bảo vệ chế độ tư bản, phát triển chủ nghĩa tư bản.

Thứ hai, về phương hướng phát triển: phát triển các thành phần kinh

tế và khẳng định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.

Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần với nhiều hình thức sở hữu nhằm giải phóng mọi tiềm năng phát triển trong mỗi thành phần kinh tế, trong mỗi cá nhân , vùng miền,… Phát huy tối đa nội lực, tạo ra sự phát triển nhanh của nền kinh tế.

Trong nền kinh tế nhiều thành phần, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, giữ vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước là sự thể hiện định hướng XHCN của nền kinh tế. Để đảm nhiệm được vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước phải nắm được những vị trí then chốt của nền kinh tế bằng trình độ khoa học công nghệ, hiệu quả sản xuất kinh doanh, chứ không phải dựa vào sự bao cấp, cơ chế xin – cho hay đọc quyền kinh doanh. Đổi mới doanh nghiệp nhà nước theo hướng đẩy mạnh cổ phần hóa là con đường chủ yếu để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, đảm đương tốt hơn vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.

Tiến lên chủ nghĩa hội đặt yêu cầu nền kinh tế trong tương lai lâu dài phải dựa trên nền tảng của các hình thức sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất. Vì vậy, kinh tế nhà nước, phát triển chủ yếu thông qua hình thức cổ phần; kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.

Thứ ba, về định hướng xã hội và phân phối: phải thực hiện tiến bộ và

công bằng xã hội ngay trong từng bước đi và từng chính sách phát triển; tăng trưởng kinh tế phải gắn kết chặt chẽ và đồng bộ với phát triển xã hội, văn hóa, giáo dục và đào tạo,…, giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người.

Giải quyết các vấn đề xã hội vừa đảm bảo sự phát triển bền vững vừa thể hiện rõ rệt tính định hướng phát triển của nền kinh tế.

Trong lĩnh vực phân phối, định hướng xã hội chủ nghĩa được thực hiện qua chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, phúc lợi xã hội. Đồng thời, để khuyến khích sự đóng góp của các cá nhân cho sự phát triển, phân phối còn theo mức góp vốn vag các nguồn lực khác.

Thứ tư, trong lĩnh vực quản lý: phát huy vai trò làm chủ xã hội của

nhân dân, đảm bảo vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, người công nhân là người làm thuê cho chủ nghĩa tư bản. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta xác định vai trò làm chủ xã hội của nhân dân. Nhân dân, dù là người công nhân trong xí nghiệp tư nhân, vẫn là người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội.

Vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng là sự thể hiện rõ rệt định hướng xã hội chủ nghĩa, là sự khác nhau cơ bản giữa nền kinh tế tư bản chủ nghĩa và nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Một phần của tài liệu Sự vận dụng quan điểm toàn diện vào việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở việt nam hiện nay (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)